Đặt nhân vật trong mối quan hệ huyết thống

Một phần của tài liệu hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ trong tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 56 - 58)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.3. Đặt nhân vật trong mối quan hệ huyết thống

Trong Hồng lâu mộng, tác giả miêu tả rất nhiều nhân vật có cùng huyết thống. Mười hai cô gái đẹp trong phủ Giả đều ít nhiều liên quan đến huyết thống, nếu họ không là chị em ruột thì cũng là chị em họ, các nhân vật nam trong tác phẩm cũng thế. Ở khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến mối quan hệ huyết thống: Anh chị em ruột cùng cha, cùng mẹ.

Trong Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần miêu tả rất nhiều những cặp anh chị em ruột, cùng cha mẹ sinh ra, cùng ảnh hưởng của một nền giáo dục, một môi trường sống, môi trường văn hóa nhưng có khi họ lại khác nhau như nước với lửa. Đặt họ trong mối quan hệ huyết thống, tác giả Hồng lâu mộng đã làm nổi bật cá tính, số phận của từng nhân vật.

Giả Xá và Giả Chính là hai anh em ruột, cha họ là Vinh Quốc công và mẹ họ là Sử Thái Quân (Giả mẫu) người đứng đầu phủ Giả. “Cả hai anh em cùng làm quan trong triều đình, vợ con đề huề, cùng sống trong phủ Giả nhƣng họ lại rất khác nhau” [6, 70]. Giả Xá (con trai cả) là một kẻ xảo trá, đồi bại, tham lam và háo sắc, bị Giả mẫu ghét, gọi Giả Xá là “đồ mặt dày” và người dưới căm ghét, khinh bỉ: “Bọn Thu Đồng ngày thƣờng rất căm ghét Giả Xá già yếu, mê mẩm, tham nhiều nuốt không trôi, bỗng dƣng giữ bọn họ lại làm gì” [3, II, 442]. Trong nhà đã đầy thê thiếp, Giả Xá vẫn muốn lấy Uyên Ương làm nàng hầu khiến Giả mẫu nổi giận mắng chửi vợ chồng Giả Xá và mắng lây sang cả Vương phu nhân. Giả Chính (con trai thứ) hoàn toàn trái ngược với người anh. Giả

Chính là quan thanh liêm, là con người nghiêm khắc, cẩn trọng, luôn tìm cách giữ gìn gia phong, được Giả mẫu vô cùng yêu mến và người dưới nể trọng. Đối với công việc triều chính ông làm hết mình, không vì mục đích cá nhân mà ăn của đút. Đối với gia đình ông làm tròn đạo hiếu của một người con, luôn nghe lời và chăm sóc cho Giả mẫu. Đối với con cái ông luôn muốn đưa chúng vào khuôn phép nhưng đành bất lực.

Giả Hoàn và Thám Xuân là con gái của Giả Chính và vợ lẽ - dì Triệu. Cha là người thông minh, liêm khiết, cẩn trọng, nghiêm khắc, mẹ là một phụ nữ độc ác, thâm hiểm. Tuy cùng cha, cùng mẹ nhưng tính cách của hai người trái ngược nhau. Thám Xuân được thừa hưởng tính cách con người của cha, còn Giả Hoàn lại tiếp thu, chịu ảnh hưởng tính cách của mẹ. Vì vậy, đều là con vợ lẽ nhưng Thám Xuân xinh đẹp, biết điều, giỏi giang nên mọi người vô cùng yêu mến. Còn Giả Hoàn thì xấu xí, dốt nát, ghen ghét với người khác nên Giả mẫu và mọi người đều căm ghét, đặc biệt là Phượng Thư. Vì dì Triệu hại Phượng Thư bằng hình nhân thế mạng nên khi Giả Hoàn làm đổ ấm thuốc của Xảo Thư, Phượng Thư liền mắng: “Thật là oan gia từ đời nào để lại! Tội tình gì mà mày đến quấy rầy nhƣ thế. Trƣớc đây mẹ mày đã định làm hại tao. Tao với mày là thù hằn từ mấy đời thế” [3, III, 65].

Trong Thủy hử của Thi Nại Am, Võ Đại Lang và Võ Tòng là hai anh em ruột nhưng từ hình dáng, dung mạo đến tính cách đều khác nhau. Người anh lùn, đen, nhẫn nhục, cam chịu, còn người em thì cao lớn, đẹp trai, đầy bản lĩnh. Tiểu Nhị, Tiểu Ngũ, Tiểu Thất là ba anh em ruột thịt cùng cha cùng mẹ, sống chung một mái nhà từ nhỏ đến lớn nhưng mỗi người lại có một vẻ riêng: Tiểu Nhị già dặn, trầm tĩnh, Tiểu Ngũ lanh lợi, tinh nhanh, Tiểu Thất hấp tấp, vội vàng, nóng nẩy.

Quả thật, sự khác nhau về thành phần giai cấp, địa vị xã hội, khác nhau về sự từng trải và sự giáo dục của gia đình, của môi trường sống có thể quyết định sự khác nhau cơ bản về tính cách nhân vật. Tuy nhiên, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc không dừng lại ở đó. Với tài năng sáng tạo nghệ thuật hiếm có, Tào Tuyết Cần đã cho độc giả thấy sự khác biệt về mặt tính cách của các nhân vật là những anh em ruột thịt cùng cha mẹ sinh ra, qua đó khắc họa rõ nét cá tính nhân vật, nêu lên một quy luật của cuộc sống: Dù là anh em ruột, dù cùng được nuôi

dưỡng giáo dục như nhau, cùng hưởng một môi trường văn hóa như nhau nhưng mỗi nhân vât lại có những điểm khác nhau (bên cạnh những điểm giống nhau). Đặt nhân vật trong mối quan hệ huyết thống sẽ cá tính hóa nhân vật và làm đa dạng, phong phú tính cách nhân vật được miêu tả.

Một phần của tài liệu hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ trong tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 56 - 58)