6. Cấu trúc của khóa luận
3.1. Dùng nhân vật phụ để làm nổi bật nhân vật chính
Trong nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật, Tào Tuyết Cần đã dùng hệ thống nhân vật phụ để làm nổi bật hệ thống nhân vật chính. Trong tác phẩm tự sự và kịch, đặc biệt trong tiểu thuyết thường có nhiều nhân vật. Dựa vào tiêu chí kết cấu, người ta chia nhân vật thành nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Nhân vật chính “là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyên hoặc tuyến cốt truyện, đó là con ngƣời liên can đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình” [16, 282]. Ví dụ: Nhân vật chính trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là T’nú, cụ Mết; nhân vật chính trong tác phẩm
Tam quốcdiễn nghĩa của La Quán Trung là Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi… Ngoài nhân vật chính còn lại là nhân vật phụ. Nhân vật phụ xuất hiện ít
“mang các tình tiết, sự kiện có tính chất phụ trợ, bổ sung nhƣng không thể coi nhẹ nhân vật phụ” [16, 284]. Chẳng hạn, nhân vật phụ trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là Mai, bé Heng… Có loại nhân vật phụ có tính cách như Thúy Vân, Vương Quan trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, lại có nhân vật phụ thấp thoáng như thằng bán tơ, mụ quản gia, vãi Giác Duyên…
Trong Hồng lâu mộng Tào Tuyết Cần sử dụng biện pháp đòn bẩy, dùng nhân vật phụ để làm nổi bật nhân vật chính. Số lượng nhân vật chính trong tác
phẩm khá lớn: Giả mẫu, Vương phu nhân, Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa, Phượng Thư, Giả Chính, Giả Liễn, Giả Bảo Ngọc… Nhân vật phụ cũng nhiều không kể xiết: Bình Nhi, Thu Đồng, Tử Quyên, Tuyết Nhạn, Hương Lăng, Chân Bảo Ngọc, Tập Nhân, Tình Văn, Uyên Ương…
Giả Bảo Ngọc là nhân vật chính đồng thời cũng là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Số phận và tính cách của Bảo Ngọc được tác giả miêu tả không đơn giản. Đó là mâu thuẫn giữa khát vọng tự do và sự ràng buộc nặng nề của gia đình và xã hội phong kiến. Để làm nổi bật một Giả Bảo Ngọc đi ngược lại những yêu cầu của lễ giáo phong kiến, tác giả đã miêu tả một Chân Bảo Ngọc mà vẻ bề ngoài, tác phong, dung mạo, một số nét tính cách cũng giống như Giả Bảo Ngọc nhưng về quan điểm đối với chế độ khoa cử lại hoàn toàn khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Chân Bảo Ngọc là công tử họ Chân - một gia đình thân thiết với họ Giả. Cậu ta có độ tuổi, hình dáng và tính cách lúc bé giống hệt Giả Bảo Ngọc. Bảo Ngọc vui mừng khi biết người mà mình sắp gặp có nhiều chỗ giống mình từ dung mạo đến tính nết, biết đâu có thể kết thành bạn tri kỉ. Biết được tin Chân Bảo Ngọc sắp vào kinh, Giả Bảo Ngọc náo nức mong chờ được gặp Chân Bảo Ngọc. Nhưng khi được gặp mặt rồi thì Bảo Ngọc thất vọng ê chề bởi Chân Bảo Ngọc có tư tưởng khác hẳn Giả Bảo Ngọc trong cuộc sống và vấn đề thi cử, học hành đỗ đạt làm quan. Bảo Ngọc “buồn rầu đi về phòng, chẳng nói chẳng rằng, ngƣời nhƣ mất hồn, Bảo Thoa liền hỏi:
- Anh Chân Bảo Ngọc có thật giống cậu không?
- Diện mạo thì hệt nhau, nhƣng xem cách nói năng chẳng qua chỉ là “con mọt ăn lộc” mà thôi.
- Cậu lại đặt điều cho ngƣời ta rồi? Sao lại biết anh ta là con mọt ăn lộc. - Nói chuyện với anh ta chẳng có câu nào tâm đầu ý hợp cả, chỉ rặt văn chƣơng với kinh bang tế thế và trung hiếu gì đó?” [3, III, 475].
Giả Bảo Ngọc là người chống lại tư tưởng phong kiến cho rằng đàn ông phải học hành đỗ đạt làm quan, làm rạng danh gia đình. Chàng xem kẻ đọc sách là con mọt sách, mọt công danh. Bảo Ngọc rất ghét tiếp chuyện với quan lại, càng không thích mũ cao áo dài xúng xính đi thăm các nơi. Theo Bảo Ngọc, quan lại là “giặc nƣớc”, là “sâu mọt”, là “mọt ăn lộc”. Giả Bảo Ngọc là nhân
vật phản nghịch chống lại chế độ khoa cử. Xây dựng nhân vật Chân Bảo Ngọc, tác giả đã làm nổi bật tính cách của Giả Bảo Ngọc.
Để làm nổi bật nhân vật Tiết Bảo Thoa, tác giả miêu tả hai nhân vật phụ là Sử Tương Vân - cháu ngoại Giả mẫu và Tập Nhân - a hoàn của Giả Bảo Ngọc.
Sử Tương Vân là một người thẳng thắn, nhiệt tình với mọi người. Đặt Tương Vân bên cạnh Bảo Thoa, tác giả nhằm mục đích bổ sung cho nhân vật Bảo Thoa thêm sinh động, cá tính rõ nét. Nếu so về địa vị xã hội thì Bảo Thoa hơn hẳn Sử Tương Vân vì Bảo Thoa được làm chủ kinh tế, còn Tương Vân thì không có được điều đó. Bảo Thoa nhu mì, biết tùy thời thế, “lại cƣ xử khoát đạt, tùy phận theo thời” [3, I, 79]. Dù chuyện gì có đang diễn ra trước mắt, dù không vừa ý, Bảo Thoa cũng giữ kín trong lòng.
Còn Sử Tương Vân là một người thẳng thắn, không câu nệ. Khi Sử Tương Vân buột miệng bảo Lâm Đại Ngọc giống một đứa trẻ hát, Lâm Đại Ngọc vô cùng tức giận, Sử Tương Vân không xin lỗi mà một mực thu dọn quần áo ra về, mặc sự can ngăn của Bảo Ngọc, cô nói: “Những giọng văn hóa ấy đừng nói với tôi - tôi bì thế nào đƣợc cô Lâm nhà anh! Ngƣời ta nói đùa cô ấy thì đƣợc, tôi nói lại có lỗi ngay. Tôi vốn không đáng nói chuyện với cô ta, cô chủ nhà, tôi chỉ là hạng con hầu đầy tớ thôi” [3, I, 316]. Bảo Thoa vốn biết tính Đại Ngọc hay giận nên chẳng bao giờ dám nói đụng đến.
Kể cả với Bảo Ngọc, tính cách thẳng thắn đó của cô cũng bộc lộ. Khi biết Bảo Ngọc giận nhau với Đại Ngọc đã cắt nát quạt của mình, cô đã thẳng thắn nói với Tập Nhân trước mặt Bảo Ngọc như sau: “Tôi nghe nói đã có lần mang quạt của tôi ra sánh với quạt của ngƣời ta, rồi bực tức cắt tan ra. Tôi biết, chị lại còn giấu tôi à! Bây giờ chị lại bảo tôi làm. Thế ra tôi là đầy tớ cho các ngƣời nhỉ?” [3, I, 465].
Miêu tả Sử Tương Vân thẳng thắn, có gì nói đấy, đã làm nổi bật Tiết Bảo Thoa thận trọng, cẩn thận, không sống thực với bản thân mình.
Tập Nhân được đặt cạnh Bảo Thoa nhằm làm cho nhân vật Bảo Thoa thêm phần sinh động và hấp dẫn. Bảo Thoa và Tập Nhân đều là những con người nhu mì, đoan trang, quan tâm đến người khác. Nhưng trong điểm tương đồng đó vẫn tồn tại những điểm khác biệt. Sự quan tâm mọi người của Tập Nhân xuất phát từ tấm lòng lương thiện của cô. Cô đặc biệt quan tâm đến Bảo
Ngọc - chủ nhân của cô. Khi Bảo Ngọc đi học, Tập Nhân dặn dò rất kĩ lưỡng:
“Đi học là việc rất hay, nếu không thì lêu lổng suốt đời, còn làm nên trò gì đƣợc? Chỉ có một điều: Khi học thì cậu nhớ đến sách, khi nghỉ thì nghĩ đến nhà, nhất là đừng đùa nghịch với ai, ông biết đƣợc thì không phải chuyện chơi đâu”
[3, I, 144]. Những lời nói này làm cho ta thấy cô là một người chu đáo, luôn suy nghĩ cho người khác. Có thể nói, cô chăm lo đến từng bữa ăn, giấc ngủ cho Bảo Ngọc. Có lẽ, đó cũng là một phần nghĩa vụ mà cô phải làm nhưng phần nhiều nó xuất phát từ trái tim cuả một con người lương thiện. Cô luôn suy nghĩ cho người khác và cư xử một cách mềm mỏng. Khi vú Lý ăn đồ ăn của Bảo Ngọc, làm Bảo Ngọc tức giận muốn đuổi vú Lý đi. Bằng lời nói mềm mỏng của mình, cô đã làm Bảo Ngọc nguôi giận.
Bảo Thoa cũng mềm mỏng, ôn hòa, quan tâm đến người khác. Nhưng có lẽ sống ở tầng lớp trên đã làm cho Bảo Thoa biết cách cảnh giác, nhìn nhận mọi việc một cách thấu đáo. Trước cái chết của Kim Xuyến, một người có tính nô lệ như Tập Nhân cũng bất giác rơi lệ, còn Bảo Thoa lại cười nói mà rằng: “Xin dì đừng nghĩ ngợi đến việc này; nếu không đành dạ, thì cho họ mấy lạng bạc để tống táng nó, thế là trọn tình chủ nhà đối với ngƣời ở rồi” [3, I, 473]. Trước cái chết của Kim Xuyến, cô dửng dưng, vô cảm. Cô biết quan tâm tới ai nhiều, ai ít. Đối với Giả mẫu, Vương phu nhân thì cô dành sự quan tâm hơn cả, luôn tìm mọi cách để họ vui lòng. Đối với anh chị em, cô cũng dành cho họ rất nhiều sự quan tâm, chăm sóc. Đối với người ở, cô cũng biết phải quan tâm ai nhiều hơn ai. Cô biết Uyên Ương, Tập Nhân là những a hoàn thân cận bên Giả mẫu và Bảo Ngọc nên cô luôn tìm cách lấy lòng họ. Việc tặng nhẫn cho Tập Nhân là một ví dụ tiêu biểu.
Sự quan tâm tới người khác của Bảo Thoa xuất phát từ mục đích cá nhân chứ không xuất phát từ trái tim như Tập Nhân. Đặt Tập Nhân bên cạnh Bảo Thoa tác giả nhằm mục đích làm nổi bật sự khôn khéo của Bảo Thoa.
Xem xét việc sử dụng nhân vật phụ làm nổi bật nhân vật chính trong xây dựng nhân vật, khảo sát Hồng lâu mộng chúng tôi thấy tác giả còn sử dụng một số nhân vật phụ làm nổi bật nhân vật chính như: Dùng nhân vật Tử Quyên để làm nổi bật nhân vật Lâm Đại Ngọc, miêu tả Bình Nhi, Thu Đồng để làm nổi bật nhân vật Vương Hy Phượng…