Những điểm giống nhau về tính cách của hệ thống nhân vật nữ và

Một phần của tài liệu hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ trong tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 28 - 37)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.3.1.Những điểm giống nhau về tính cách của hệ thống nhân vật nữ và

có, lại còn có vẻ đẹp thiên phú. Trên đây là những điểm giống nhau giữa hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ. Tuy nhiên, trong sự tương đồng vẫn ẩn chứa những điểm khác biệt mặc dù rất nhỏ.

Các tiểu thư phủ Giả đều xinh đẹp, các công tử họ Giả cũng không kém, nhưng trong số những công tử họ Giả đó vẫn xuất hiện một người có ngoại hình xấu đó là Giả Hoàn. Giả Hoàn hiện lên qua cách nhìn của Giả Chính “diện mạo ƣơn hèn, đi đứng thô lỗ” [3, I, 330]. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ.

2.3. Tính cách

Nói đến tính cách là nói đến vấn đề thuộc về bản chất, phần bên trong của con người. Tính cách nhân vật càng phong phú, đa dạng thì nhân vật càng hiện lên sinh động, hấp dẫn và chân thực. Tào Tuyết Cần đã xây dựng hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ hết sức đa dạng và sinh động về mặt tính cách

2.3.1. Những điểm giống nhau về tính cách của hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ và nam thuộc tầng lớp chủ

2.3.1.1. Khôn khéo

Có thể khẳng định rằng, khôn ngoan và khéo léo là nét tính cách tích cực của con người. Cụm từ “khôn ngoan và khéo léo” có thể tách rời và cũng có thể gộp lại thành từ “khôn khéo”. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, khôn khéo được lí giải là: “Lời nói khôn khéo và cƣ xử khôn khéo” [15, 63]. Sự khôn khéo trước hết được thể hiện rõ nét ở các nhân vật nữ thuộc tầng lớp chủ trong phủ Giả. Là những hình mẫu của chế độ phong kiến, họ có đầy đủ tứ đức: Công - dung - ngôn - hạnh, là những người sống cho gia đình và vì gia đình.

Trong cách đối xử với mọi người, Phượng Thư hiện lên là một người vô cùng khôn ngoan và khéo léo với cả người trên lẫn người dưới. Đối với người trên phải kể đến đó là cách đối xử của Phượng Thư với Giả mẫu và Vương phu nhân.

Nơi nào Phượng Thư xuất hiện là nơi đó có tiếng cười, những tiếng cười hết sức sảng khoái và thoải mái. Đó là nghệ thuật giao tiếp của Phượng Thư. Bởi vậy, Phượng Thư đã lấy được lòng Giả mẫu và Vương phu nhân. Lấy được lòng họ cũng coi như Phượng Thư đã nắm được địa vị và quyền lực phủ Giả trong tay.

Sự khôn khéo của Hy Phượng không chỉ bằng những lời nói cho Giả mẫu vui lòng mà còn thể hiện qua hành động. Phượng Thư luôn có mặt trong từng bữa cơm của Giả mẫu, hơn nữa cô luôn rất nhiệt tình với mọi công việc của Giả mẫu. Chẳng hạn như lần đến chơi chùa Thiết Hạm, vì trời nắng ai cũng ngại đi nhưng Phương Thư vẫn theo hầu Giả mẫu, đến trước sắp xếp mọi thứ ổn thỏa và chu đáo: “Phƣợng Thƣ đến từ trƣớc, cùng mang bọn Uyên Ƣơng ra đón. Thấy Giả mẫu xuống kiệu, Phƣợng Thƣ vội chạy lại đỡ” [3, I, 420].

Sự khôn khéo còn thể hiện trong việc Phượng Thư rất hay bày trò để làm Giả mẫu vui lòng, tạo nên những trận cười tưởng như vỡ bụng. Đó là những lời nói hết sức tếu táo và vui nhộn. Trong lần sinh nhật Bảo Thoa, Phượng Thư nói Giả mẫu ki cóp cho Bảo Ngọc và nói đùa rằng chỉ có Bảo Ngọc rước Giả mẫu lên “Ngũ Đài” thôi à. Nghe những câu nói của Phượng Thư, tất cả mọi người ở đó ai cũng cười ầm lên và làm cho Giả mẫu vui lòng. Có thể nói, thiếu nhân vật Phượng Thư thì tác phẩm không thể thành công đến vậy.

Chính vì khôn khéo mà Phượng Thư luôn lấy được lòng Giả mẫu và Vương phu nhân. Trong tác phẩm không chỉ một lần mà rất nhiều lần Giả mẫu khen ngợi Phượng Thư trước mặt mọi người: “Con khỉ này, mày khéo lắm! mang tiền công ra mà lấy lòng ngƣời ta… Còn cháu Phƣợng thì mồm mép bẻo lẻo, trách nào ngƣời ta chẳng thƣơng” [3, I, 504]. Vương phu nhân cũng khen Phượng Thư là người hiếu thảo, biết chăm sóc mọi người, đặc biệt là Giả mẫu:

“Đó là canh chị Phƣợng nấu dâng cụ đấy. Chị ấy thành tâm hiếu thảo, không uổng công cụ ngày thƣờng yêu thƣơng chị ấy” [3, II, 32].

Không chỉ quan tâm, chăm sóc bề trên mà kể cả đối với các cô, cậu chủ, Phượng Thư cũng rất tận tình. Với Bảo Ngọc là vật báu trong phủ Giả, được Giả mẫu vô cùng yêu thương thì Phượng Thư hết lòng yêu thương,

chăm sóc và lo lắng cho từng việc rất nhỏ: “Chú Bảo không đƣợc uống rƣợu nguội, cẩn thận đấy kẻo lại run tay, sau không viết đƣợc chữ, không giƣơng đƣợc cung đâu” [3, I, 202].

Với Đại Ngọc là cháu ngoại Giả mẫu, Phượng Thư cũng yêu thương, chăm sóc, quan tâm. Tuy Phượng Thư không giỏi thơ văn nhưng vẫn tham gia vào Hải Đường thi xã.

Tiết Bảo Thoa cũng là người vô cùng khôn khéo. Sống nhờ trong phủ Giả, nàng mất nhiều thời gian để quan sát, tiếp xúc, nắm bắt toàn bộ gia đình họ Giả. Nàng biết rằng trong phủ Giả không thể đối xử ai cũng như ai. Cần phải phân biệt ai là người quan trọng, ai là người có thể nói đùa, ai là người không thể nói đùa. Nàng luôn thận trọng với Giả mẫu, dè dặt, cảnh giác với Vương phu nhân... Nói chung, đối với mọi người nàng luôn giữ được bộ mặt hết sức tỉnh táo, điền đạm ít lời “Có ngƣời cho là Bảo Thoa giả dại, tùy thời đối xử, tự mình chỉ biết phận mình” [22, 26]. Với cách cư xử như vậy, dần dần Bảo Thoa lấy được lòng tất thảy mọi người trong phủ Giả từ trên xuống dưới và dần nhảy lên địa vị chủ nhà.

Lối cư xử thận trọng của Bảo Thoa thể hiện sự khôn khéo trong cách đối xử với mọi người. Trước mặt Giả mẫu, Bảo Thoa cũng ra sức khen ngợi làm cho Giả mẫu vui lòng: “Tôi đến đây đã mấy năm, để ý xem xét, thì chị Hai dù khéo đến đâu cũng còn kém cụ nhiều” [3, I, 504]. Ngoài việc làm cho Giả mẫu vui, Bảo Thoa luôn “tỏ ra vẻ nhu mì, đoan trang và thanh nhã, có khả năng làm một ngƣời vợ hiền, ngƣời mẹ tốt, ngƣời con dâu đảm đang, đủ sức gánh vác trọng trách gia đình” [22, 27]. Đã nhiều lần Giả mẫu khen Bảo Thoa trước mặt người khác và đề cao nàng: “Nói đến các chị em, thì không phải trƣớc mặt dì đây ta nói lấy lòng đâu; cứ thực mà nói, trong bốn đứa cháu gái nhà này, không ai bằng cháu Bảo cả” [3, I, 506]. Chính vì Bảo Thoa khôn khéo trong lời nói và hành động, cho nên Giả mẫu đã quyết định chọn Bảo Thoa cho Bảo Ngọc mà không phải ai khác.

Bảo Thoa không chỉ quan tâm chăm sóc đến bề trên mà cô còn chu đáo với các chị em ngang vai. Cô tặng yến xào cho Đại Ngọc, giúp đỡ Sử Tương Vân trong việc mở tiệc thiết đãi mọi người ở Hải Đường thi xã.

Đối với người dưới, Bảo Thoa cũng đối xử hòa nhã, rộng rãi và gần gũi với họ. Trong buổi sinh nhật Phượng Thư, Giả Liễn lợi dụng lúc vợ tiếp khách gọi vợ Bão Nhị lên tư tình, trong cuộc nói chuyện họ có khen Bình Nhi, Phượng Thư nghe được, ghen và đánh Bình Nhi, làm cô ấm ức. Bảo Thoa đã an ủi, khuyên Bình Nhi nên thông cảm cho Phượng Thư. Lời khuyên của Bảo Thoa vừa biện minh cho hành động của Phượng Thư vừa an ủi Bình Nhi. Hay Bảo Thoa còn nhận Hương Lăng - nàng hầu của Tiết Bàn làm a hoàn của mình khi cô bị Kim Quế vu khống.

Không chỉ các nhân vật nữ trong phủ Giả mới khôn khéo mà cả các nhân vật nam thuộc tầng lớp chủ cũng thế. Bằng sự khôn khéo của mình, họ đã đem lại rất nhiều lợi ích cho bản thân. Trước tiên phải kể đến Giả Liễn. Khi Giả Liễn phát hiện ra Giả Cần gian díu với hai ni cô Thám Hương và Hạc Tiên ở am Thủy Nguyệt, Giả Chính bận việc liền giao cho Giả Liễn tự quyền xử trí. Giả Liễn một mặt muốn bênh vực cho Giả Cần nhưng mặt khác lại sợ Giả Chính nghi ngờ. Vì thế, hắn đến trình với Vương phu nhân, dầu không hợp với ý chú, mình cũng không đến nỗi chịu tội: “Hôm qua chú thấy giấy nặc danh, rồi nổi giận, đã bắt thằng Cần và bọn ni cô, đạo cô về phủ để tra xét. Hôm nay chú bận không có thì giờ tra hỏi, nên bảo cháu thƣa với thím xử trí ra sao”[3, III, 186]. Bằng việc thoái thác trách nhiệm, Giả Liễn dù có hành động như thế nào thì cũng sẽ không bị trách móc, vì mọi ý định đó đều là ý định của Vương phu nhân.

Ngoài Giả Liễn ra ta còn phải nhắc đến một kẻ khá khôn ngoan và khéo léo đó chính là Giả Vân. Tuy hắn cũng mang họ Giả nhưng gia đình Giả Vân nghèo khó. Vì thế Giả Vân luôn tìm mọi cách tiếp cận những người có máu mặt trong phủ Giả. Giả Vân biết rõ Giả Bảo Ngọc được Giả mẫu vô cùng yêu thương vì thế hắn tìm mọi cách gặp mặt và còn lễ phép xưng hô, gọi Bảo Ngọc là “chú”

xưng “cháu”, mặc dù Bảo Ngọc ít tuổi hơn Giả Vân. Rồi Giả Vân quà cáp cho Phượng Thư vì Giả Vân biết Phượng Thư là người đang quản lí kinh tế trong phủ Giả. Đến Phượng Thư khôn khéo thế cũng phải nói: “Cháu Vân, cháu lại cả gan giở trò ma mãnh trƣớc mặt ta! Té ra cháu muốn xin việc, mới đem các thứ tới biếu ta. Hôm nọ chú cháu vừa mới mắng ta, cháu muốn xin chú ấy một việc”

[3, I, 349]. Và kết quả là hắn được Phượng Thư giao cho việc trồng cây ở vườn Đại Quan.

Bá Kiến trong Chí Phèo của Nam Cao là một kẻ vô cùng khôn khéo, khi Chí Phèo đến vạch mặt ăn vạ, Bá Kiến đã đưa ra một chiến lược hết sức lợi hại. Trước tiên, hắn đuổi mấy bà vợ và dân làng về, sau đó mắng con trai và bắt đun nước mời Chí uống. Sự khéo léo của hắn được nhân lên khi hắn nhận họ hàng với Chí. Điều này làm cho Chí từ tức giận chuyển sang muốn trao đổi.

Có thể thấy rằng, các nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ đều khôn khéo. Sự khôn khéo này nhằm mục đích lấy lòng bề trên và củng cố địa vị trong phủ Giả. Vì vậy, sự khôn khéo của họ đã trở nên giả dối, không thành tâm và đó cũng là bức tường ngăn cách họ trở về với con người thực sự của mình.

2.3.1.2. Lạnh lùng

Có thể nói rằng, lạnh lùng cũng là một tính cách điển hình của các nhân vật chủ trong phủ Giả.

Vương phu nhân được đánh giá là người nhân hậu, có lòng thương người nhưng vì sống ở tầng lớp trên nên đôi khi bà có những hành động hết sức lạnh lùng và tàn nhẫn. Khi Bảo Ngọc ngỏ ý muốn Kim Xuyến về làm a hoàn cho mình, Vương phu nhân không biết đầu đuôi câu chuyện như thế nào liền tát vào mặt Kim Xuyến và mắng: “Con đĩ hèn hạ này! Các cậu nhà này đều bị chúng mày làm hƣ hỏng cả” [3, I, 441]. Bà nhẫn tâm đuổi Kim Xuyến về nhà mặc dù Kim Xuyến hết lời van xin khóc lóc, nhưng Vương phu nhân vì giận quá nhất quyết không cho ở lại. Điều này làm cho Kim Xuyến vô cùng xấu hổ, uất ức. Không biết phải làm thế nào, Kim Xuyến đã nhảy xuống giếng tự kết liễu cuộc đời mình để chứng minh sự trong sạch.

Vương phu nhân vốn là con người hiền lành nhưng lúc nào bà cũng sợ những a hoàn xinh đẹp trong phủ Giả làm cho Giả Bảo Ngọc hư hỏng. Khi nghe người khác nói Tình Văn là một a hoàn xinh đẹp nhưng lại có tính trai lơ bà vô cùng lo lắng, sợ Tình Văn dụ dỗ, quyến rũ Giả Bảo Ngọc nên Vương phu nhân đã có những lời nói hết sức cay nghiệt, lạnh lùng. Mặc dù, không biết rõ con người và tính cách Tình Văn ra sao nhưng bà đã buông những lời xúc phạm nhân phẩm và danh dự của một con người. Tình Văn đang ốm cộng với việc này đã làm cho cô a hoàn xấu số qua đời mà vẫn ngậm tủi nuốt hờn.

Sự lạnh lùng của Vương phu nhân đã dẫn tới cái chết của hai a hoàn xinh đẹp, giỏi giang. Không những thế, bà còn rất hay đay nghiến, mắng chửi a hoàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi thấy Huệ Hương có đôi chút giống Tình Văn, có đôi phần quyến rũ, xem cách đi đứng, vẻ thông minh đều lộ vẻ ra ngoài, cả từ trang sức cũng lộng lẫy hơn những đứa khác, Vương phu nhân cười nhạt mỉa mai một cách ghê gớm, mắng Huệ Hương là “hạng vô liêm sỉ”, hay đay nghiến Phương Quan là lũ

“xƣớng ca vô loài”.

Một con người cũng hết sức lạnh lùng chẳng kém gì Vương phu nhân đó chính là Tiết Bảo Thoa. Khi Kim Xuyến oan uổng nhảy xuống giếng tự tử, một người hoàn toàn có tính nô lệ như Tập Nhân cũng “bất giác rơi lệ”, chỉ Bảo Thoa lấy làm “lạ” rồi bỏ Tập Nhân lại chạy đến chỗ Vương phu nhân. Là một người lãnh đạm, vô tình nhưng Vương phu nhân cũng bị cắn rứt lương tâm, cảm thấy không yên lòng. Ngược lại, Bảo Thoa thì tươi cười an ủi, bao nhiêu tội lỗi đổ cho sự “hồ đồ” của Kim Xuyến, nàng còn khuyên: “Dì cũng chẳng nên khổ tâm lo lắng làm gì, chỉ cần có vài lạng bạc làm ma cho nó là trọn tình chủ tớ”

[3, I, 473]. Hay Bảo Thoa đã dùng kế “kim thiền thoát xác” để đổ lỗi cho Đại Ngọc mà không hề nghĩ đến hậu quả ra sao.

Như vậy, các nhân vật nữ thuộc tầng lớp chủ trong phủ Giả làm mưa, làm gió đất Kim Lăng, họ có tiếng nói hơn so với cánh mày râu. Họ vừa thông minh, vừa khéo léo nhưng lại cũng lạnh lùng. Các nhân vật nam thuộc tầng lớp chủ cũng lạnh lùng không kém. Khi Ô Tiến Hiếu cống các tặng phẩm sau một vụ mùa màng thì Giả Trân, Giả Dung cho rằng Ô Tiến Hiếu bớt xén, mặc dù Ô Tiến Hiếu đã hết lời giải thích rằng năm nay mất mùa, thiên tai xảy ra luôn, thế nhưng Giả Trân vẫn lạnh lùng nói: “Ta tƣởng ít ra chú cũng phải mang nộp 5000 lạng bạc chứ có ngần ấy thì làm đƣợc cái gì. Bây giờ chỉ có tám, chín trại thôi, năm nay có đến hai trại kêu bị hạn, bị lụt, chú lại bớt xén, định không cho ta ăn nữa hay sao” [3, II, 186]. Người nông dân lam lũ kiếm sống, phải cống nạp đủ thứ, trong khi đó lại mất mùa liên miên thế mà Giả Trân, Giả Dung không một chút đồng cảm, sẻ chia cùng những con người khốn khổ đó mà còn trách móc, cho rằng họ bớt xén và luôn đòi hỏi thứ nọ, thứ kia. Có thể nói sự lạnh lùng của cha con Giả Trân đã đẩy những người nông dân vào con đường nghèo khó, khốn khổ.

Giả Xá, người đứng đầu phủ Ninh, giàu có là vậy mà vẫn lạnh lùng cưỡng bức lấy hết số quạt dành dụm của anh chàng họ Thạch, khiến anh ta tự tử.

Đối với anh chàng họ Thạch những cây quạt đó còn quý hơn cả tính mạng của mình thế mà Giả Xá đã dùng mọi thủ đoạn để chiếm được số quạt đó.

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác giả cũng miêu tả sự lạnh lùng của Hồ Tôn Hiến khi bắt Kiều đàn hát cho hắn nghe. Vì nhẹ dạ cả tin Thúy Kiều đã mắc lừa HồTôn Hiến, khiến Từ Hải chết đứng. Kiều đau đớn trước cái chết của Từ Hải, nàng cũng muốn chấm dứt cuộc đời mình ở đây. Thế mà Hồ Tôn Hiến lạnh lùng bắt Kiều đàn hát, làm trò tiêu khiển cho chúng:

“ Trong quân mở tiệc hạ công, Xôn xao tơ trúc hội đồng quân quan.

Bắt nàng thị yến dƣới màn,

Dở say lại ép cung đàn nhặt tâu” [4, 201].

Như vậy, các nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ đều lạnh lùng và sự lạnh lùng đó đã gây ra những hậu quả đáng tiếc.

2.3.1.3. Độc ác

Sự độc ác của các nhân vật chủ trong phủ Giả gây đã gây ra bao bất hạnh,

Một phần của tài liệu hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ trong tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 28 - 37)