6. Cấu trúc của khóa luận
2.3.2. Những điểm khác nhau về tính cách giữa hệ thống nhân vật nữ và
và nam thuộc tầng lớp chủ
2.3.2.1. Sự giả dối của các nhân vật nữ thuộc tầng lớp chủ
Sự giả dối là tính cách điển hình của các nhân vật nữ thuộc tầng lớp chủ. Sống trong gia đình giàu sang phú quý, có thế lực nhất đất Kim Lăng nên tính cách của họ có phần nào đó mang tính trưởng giả. Họ giả dối, lừa gạt lẫn nhau nhằm đạt được những mục đích riêng của mình.
Có thể nói, người giả dối nhất phủ Giả chính là Vương Hy Phượng. Việc lấy lòng, làm mọi cách cho Giả mẫu và Vương phu nhân vui bằng những lời khen, lời tâng bốc, làm trò cho họ vui cười, vừa thể hiên sự khéo léo nhưng cũng ẩn chứa trong đó sự giả dối.
Muốn làm cho Giả mẫu vui, khi đánh bài, Phượng Thư và Uyên Ương đã cố tình sắp đặt trước để cho Giả mẫu thắng: “Uyên Ƣơng thấy bài của Giả mẫu đã thập thành chỉ chờ một quân “nhị bính” thôi, bèn ra hiệu cho Phƣợng Thƣ. Đến lƣợt đánh ra, Phƣợng Thƣ cố ý ngần ngừ một lúc rồi nói: “Nếu cháu không đánh thì Dì không ù đƣợc… cháu đánh nhầm rồi” [3, II, 91, 92].
Hay khi cùng xem hát, Giả mẫu bảo Phượng Thư chọn vài vở, biết Giả mẫu thích những vở vui nhộn để cười đùa thỏa thích, Phượng Thư liền chọn những bài vui nhất, làm cho Giả mẫu càng vui và càng yêu thích cô hơn.
Bảo Thoa cũng là một người giả dối. Với Bảo Thoa sự giả dối cũng nhằm lấy lòng Giả mẫu và những người trong phủ Giả. Trong lần tổ chức sinh nhật cho Bảo Thoa, Giả mẫu hỏi Bảo Thoa thích nghe vở hát gì, ăn món nào, “Bảo Thoa vốn biết Giả mẫu tuổi già thích nghe những vở hát vui nhộn, thích ăn những đồ ăn nhừ, ngọt, liền chọn các thứ Giả mẫu thƣờng thích kể ra một lƣợt. Giả mẫu lại càng vui” [3, I, 313]. Ở đây, sự khéo léo đã thành giả dối, cốt để chiều lòng Giả mẫu của Bảo Thoa.
Sự giả dối của Bảo Thoa còn thể hiện trong lần đoán câu đố của Nguyên Phi, tất cả những câu đố đó không có gì mới lạ, nhưng Bảo Thoa cố tình tỏ vẻ như nó mới mẻ và khó có thể đoán được. Bảo Thoa giả dối cốt sao để lấy lòng bề trên của phủ Giả, cố tình không đoán ra vì muốn đề cao tài năng của Nguyên
Phi. Càng làm cho họ vui lòng thì Bảo Thoa càng được yêu quý và âm mưu từ khách trở thành chủ nhà của Bảo Thoa nhanh chóng thực hiện được.
Nhân vật Tú Bà trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng là một kẻ giả dối. Bằng những lời mật ngọt, Tú Bà đã đẩy Thúy Kiều vào lầu xanh một cách không thương tiếc, khiến cuộc đời Kiều là một chuỗi những ngày tủi nhục, ê chề và đau đớn.
Đây là tính cách điển hình và tiêu biểu của các nhân vật nữ thuộc tầng lớp chủ mà dường như các nhân vật nam thuộc tầng lớp chủ không có. Chính nhờ tính cách này mà họ đã trở thành những chủ nhân thực sự của phủ Giả, nắm quyền sinh, quyền sát trong tay.
2.3.2.2. Sự dâm ô, trác táng của các nhân vật nam thuộc tầng lớp chủ
Có thể nói, sự dâm ô, trác táng là tính cách tiêu biểu của các nhân vật nam thuộc tầng lớp chủ trong phủ Giả. Nó đối lập với các nhân vật nữ thuộc tầng lớp chủ. Nhiều chi tiết sinh hoạt hàng ngày được miêu tả đã bộc lộ lối sống trụy lạc của những chủ nhân nam trong hai phủ. Một sự kiện hết sức điển hình cho sự hoang dâm vô đạo mà Tào Tuyết Cần đã tốn không ít bút mực nói tới, đó là đám ma Tần Thị. Do mối quan hệ bất chính giữa Giả Trân - bố chồng với Tần Thị - con dâu khiến cho Tần Thị ốm chết, Giả Trân bỏ ra một vạn lạng bạc làm ma cho con dâu. Tuy nhiên, sự xa hoa, hào nhoáng bên ngoài ấy làm sao che đậy được quan hệ loạn luân, dâm ô trác táng của bố con Giả Trân, Giả Dung. Hay cha con Giả Trân, Giả Dung sau khi giày vò chán chê Vưu Nhị Thư (em vợ của Giả Trân, dì Giả Dung), lại lập mưu đem gả cô ấy cho Giả Liễn. Cách mấy hôm, Giả Trân tưởng Giả Liễn đi vắng liền mò đến, hai anh em chạm trán nhau đành cười trừ một cách vô liêm sỉ. Còn Giả Liễn tranh thủ vợ bận tiếp khách nhân ngày sinh nhật đã lén lút thông dâm với vợ Bão Nhị.
Dường như trong phủ Giả không có một cậu ấm nào trong hai phủ không nhiễm phải thói hư tật xấu trên. Giả Bảo Ngọc mới mười bốn tuổi, theo lời dạy của các nàng tiên Cảnh Ảo đã thông dâm với Tập Nhân. Tần Chung vốn người yếu đuối ra ngoài thành bị sương gió, lại mấy lần gian díu với Trí Năng không biết giữ gìn, khi về bị cảm phong ho suyễn, không thiết ăn uống, người cứ rạc đi mấy hôm rồi chết. Điều đó làm cho Liễu Tương Liên nhân xét rằng: “Trong phủ Đông chỉ còn hai con sƣ tử đá là còn trong sạch” [3, I, 101].
Trong Giông tố Vũ Trọng Phụng cũng đã miêu tả sự hoang dâm vô độ của giai cấp địa chủ Việt Nam. Giông tố chủ yếu xoay quanh một gia đình loạn luân, đó là gia đình Nghị Hách. Hai mươi năm về trước, Nghị Hách đã lừa thầy, phản bạn, cướp vợ Hải Vân và gây ra nhiều tội ác. Thế rồi, hắn còn cưỡng hiếp cô Mịch hiền lành trong một đêm cô đi gánh rạ trên chính chiếc xe của hắn. Trong tác phẩm, không chỉ có Nghị Hách, mà Long - con trai của Nghị Hách cũng là kẻ hoang dâm vô độ. Khi biết Nghị Hách chính là cha và cũng chính là kẻ đã cưỡng hiếp mẹ mình, Long đau đớn tột cùng nhưng nó dần được xóa bỏ và thay thế vào đó là sự dâm ô. Long đã chung đụng loạn luân với Tuyết mặc dù biết đó là em gái cùng cha khác mẹ với mình. Hơn nữa, Long còn thông dâm với vợ lẽ của cha. Đúng là một gia đình loạn luân. Tác phẩm cho ta thấy xã hội thối nát, mục ruỗng thời bấy giờ.
Hầu hết các công tử họ Giả đều hoang dâm vô độ. Họ làm băng hoại nề nếp, gia phong của gia đình quý tộc họ Giả, làm gia đình hào môn vọng tộc đi đến chỗ suy tàn không thể cưỡng lại được. Điều này hoàn toàn trái ngược với sự thông minh, hiểu biết, khôn ngoan, khéo léo của những tiểu thư cành vàng lá ngọc phủ Giả. Sự trái ngược này càng làm cho chúng ta hiểu hơn về bản chất cũng như con người thực sự của đấng mày râu họ Giả.
Như vậy, các nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ có rất nhiều điểm tương đồng về tính cách. Họ đều khôn khéo nhưng cũng vô cùng lạnh lùng và độc ác. Bên cạnh những điểm tương đồng đó họ lại có những điểm hoàn toàn khác biệt. Các nhân vật nữ thì giả dối một cách trắng trợn, còn các nhân vật nam thì dâm ô một cách trơ trẽn, vô liêm sỉ.