Cặp đôi Phượng Thư và Thám Xuân

Một phần của tài liệu hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ trong tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 52 - 54)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.2.2. Cặp đôi Phượng Thư và Thám Xuân

Cặp nhân vật đối xứng thứ hai trong tác phẩm là Phượng Thư - Thám Xuân. Họ đều là những cô tiểu thư cành vàng lá ngọc của phủ Giả, đều được Giả mẫu vô cùng yêu quý, đều xinh đẹp và có tài quản lí kinh tế.

Vương Hy Phượng là vợ của Giả Liễn, con dâu của Giả Xá và Hình phu nhân. Nàng vốn là tiểu thư của Vương phủ - một trong những đại gia bậc nhất đất Kim Lăng. Nàng vô cùng xinh đẹp: “Mắt phƣợng, mày cong lá liễu, khổ ngƣời óng ả, dáng điệu phong lƣu, thật là:

Mặt phấn đầy xuân trông vẻ dịu

Làn son chƣa hé miệng nhƣ cƣời” [3, I, 54].

Thám Xuân là con gái của Giả Chính và dì Triệu (vợ lẽ). Nàng cũng là một tiểu thư xinh đẹp của phủ Giả: “Vóc dáng tròn trặn, ngƣời dong dỏng cao, mặt trái xoan, mắt sắc, lông mày dài, nhìn ngắm tình tứ, thanh tú khác thƣờng, trông nhƣ thoát hẳn trần tục” [3, I, 52].

Cả Vương Hy Phượng và Giả Thám Xuân đều có một điểm giống nhau nữa là có tài quản lí kinh tế.

Phượng Thư là người nắm giữ kinh tế họ Giả, nắm quyền sinh quyền sát trong tay, mọi công việc lớn nhỏ trong phủ Giả đều do một tay cô sắp xếp. Cô khéo léo triết chỗ này, bù chỗ kia nên mọi việc đều được cô giải quyết nhanh gọn.

Mọi bữa tiệc sinh nhật, tiệc tùng trong phủ Giả đều do Phượng Thư tự quyết định. Không chỉ trong phủ Vinh, mà ngay cả phủ Ninh cũng phải nhờ đến Phượng Thư giúp. Khi Tần Thị - vợ Giả Dung qua đời, công việc rối ren khó có thể giải quyết được, họ đã nhờ Phượng Thư trông nom và cắt đặt giúp. Trước khi thực hiện công việc, cô đã suy nghĩ và tính toán đâu vào đấy rồi mới cắt đặt công việc:

“- Hai mƣơi ngƣời này chia làm hai ban, chuyên việc cơm nƣớc, phục dịch họ hàng và những ngƣời trong nhà...

- Tám ngƣời này coi giữ đèn, nến, dầu, các đồ mã: sẽ đƣợc cấp phát trƣớc, rồi mới theo sổ phân phát đi các nơi” [3, I, 196].

Việc phân chia công việc, cấp phát đồ đạc cho từng người rõ ràng, mỗi người một công việc riêng, khiến công việc được phân chia đồng đều, đồ đạc

không bị mất mát, đám ma Tần Thị diễn ra một cách thuận lợi. Điều này làm cho mọi người an lòng và khâm phục tài năng của Phượng Thư.

Thám Xuân cũng có tài quản lí kinh tế. Khi Phượng Thư bị ốm, Vương phu nhân giao việc quản lí kinh tế cho Thám Xuân và Lý Hoàn. Lý Hoàn là người hiền lành, lại an phận thủ thường nên hầu như công việc trong gia đình do Thám Xuân quán xuyến. Khi bắt tay vào công việc, cô đã xem xét và đưa ra những quyết định vô cùng hợp lí. Cô thấy việc chi tiêu tiền học của Giả Hoàn và Giả Lan không hợp lý liền bác bỏ một cách thẳng thắn. Hay vườn Đại Quan rộng, mọi người chưa biết xử lí ra sao, cô đã chọn mấy bà già thực thà ở trong vườn, biết việc trồng trọt, cho họ đứng lên trông coi vườn. Không bắt họ nộp tô thuế, chỉ mỗi năm biếu xén ít nhiều gì đó. Làm như thế “một là trong vƣờn có ngƣời chuyên trách, sửa sang cây cối, mỗi năm một tốt hơn lên, không phải chờ đến lúc có việc mới cuống cuồng vội vã; hai là hoa màu không đến nỗi bị hủy hoại phí của; ba là bọn bà già đƣợc nhờ đấy mà kiếm ít tiền, cũng bỏ cái công vất vả trông nom vƣờn tƣợc hàng năm; bốn là bớt đƣợc những món tiền thuê ngƣời sửa hoa, sửa núi, quét dọn. Đem những chỗ thừa bù vào chỗ thiếu, nhƣ thế cũng đƣợc đấy” [3, II, 233]. Thật là một cách làm hợp lí và tuyệt vời. Bảo Thoa đã phải thốt lên rằng: “Hay thật! Nhƣ thế thì trong ba năm chẳng còn ai đói khát nữa” [3, II, 233].

Thám Xuân quản lí kinh tế thực sự sành sỏi chẳng kém gì Phượng Thư nhưng cô tiểu thư này không hám lợi, không vì quyền lợi cá nhân mà tất cả những việc cô làm, cô nghĩ đều vì phủ Giả, vì người khác (trong đó cô nghĩ cho cả a hoàn). Tuy nhiên, cô luôn bị dì Triệu đay nghiến, cay nghiệt và nhiều phen xấu hổ vì dì Triệu trước mặt mọi người.

Phượng Thư tài giỏi, tháo vát là thế nhưng cái tính hám lợi của cô đã làm cho cô trở nên ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng. Khi Giả mẫu tổ chức sinh nhật cho Phượng Thư, để lấy lòng mọi người, đặc biệt là Giả mẫu và Vương phu nhân thì Phượng Thư đã nhận đóng giúp Lý Hoàn số tiền góp sinh nhật. Thế nhưng, khi Vưu Thị - vợ Giả Trân đếm tiền thì thiếu phần của Lý Hoàn, Vưu Thị biết ngay Phượng Thư định giở trò ranh mãnh liền nói: “Mày lại định giở trò ma đấy! Sao không thấy phần chị cả mày?”, “Hôm qua mày làm bộ trƣớc mặt mọi ngƣời, bây giờ lại chối với tao, tao không nghe đâu. Tao cứ đến hỏi cụ” [3, II, 38].

Cùng có tài quản lí kinh tế nhưng cách quản lí kinh tế của hai người lại khác nhau. Phượng Thư bớt chỗ này, bù chỗ kia. Còn Thám Xuân thì cứ thẳng thắn mà làm. Có thể nói, trong việc quản lí kinh tế thì Thám Xuân không thể so bì cùng Phượng Thư, tài quản lí kinh tế của Phượng Thư đi đôi cùng sự khôn ngoan và khéo léo.

Phượng Thư và Thám Xuân còn có một điểm khác biệt lớn, đó là trong lĩnh vực nghệ thuật. Thám Xuân biết làm thơ, tuy không bằng Đại Ngọc và Bảo Thoa nhưng thơ cô cũng hay và nhiều ý vị. Còn Phượng Thư không có khả năng trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ trong tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 52 - 54)