6. Cấu trúc của khóa luận
2.2. Ngoại hình
Ngoại hình là hình dáng, vẻ bề ngoài của nhân vật. Ngoại hình của nhân vật cũng góp phần bộc lộ, thể hiện những quá trình nội tâm của nhân vật.
Hầu hết các nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ trong tác phẩm Hồng lâu mộng đều có ngoại hình đẹp.
Trước hết, họ giống nhau ở chỗ đều có khuôn mặt, dáng vẻ bề ngoài đẹp, ưa nhìn. Một Lâm Đại Ngọc hiện lên với vẻ đẹp mỏng manh, yếu đuối, thướt tha: “Đôi lông mày điểm màu khói lạt, dƣờng nhƣ cau mà lại không cau, đôi con mắt chứa chan tình tứ, dƣờng nhƣ vui mà lại không vui. Má hơi lũm, có vẻ âu sầu, ngƣời hơi mệt, trông lại tha thƣớt. Lệ rớm rƣng rƣng, hơi ra nhè nhẹ. Vẻ thƣ nhàn, hoa rọi mặt hồ, dáng đi đứng, liễu nghiêng trƣớc gió” [3, I, 62]. Đại Ngọc đẹp đến nỗi một người xinh đẹp, sắc sảo như Phượng Thư cũng phải cất tiếng khen: “Trong thiên hạ lại có ngƣời đẹp nhƣ thế này! Bây giờ cháu mới đƣợc thấy” [3, I, 54].
Trong phủ Giả, một tiểu thư xinh đẹp không kém gì Đại Ngọc đó là Tiết Bảo Thoa. Nàng hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn, mập mạp, tràn đầy sức sống
“môi không tô mà đỏ, mày không kẻ vẫn xanh, mặt nhƣ mâm bạc, mắt sáng long lanh” [3, I, 131].
Đúng vậy, các cô tiểu thư đài các, cành vàng lá ngọc này đã làm cho vườn hoa họ Giả thêm rực rỡ, sáng chói.
Không chỉ nhân vật nữ mà cả nhân vật nam thuộc tầng lớp chủ cũng đẹp không kém gì những cô tiểu thư này. Tào Tuyết Cần đã vẽ lên một Giả Bảo Ngọc tuyệt đẹp, làm say đắm lòng người. Bảo Ngọc hiện lên dưới con mắt của Đạo Ngọc: “mặt phấn môi son, nhìn liếc có duyên, ăn nói tƣơi tỉnh, đầu mày cuối mắt, có một vẻ thiên nhiên, trông nhƣ tình tứ” [3, I, 61]. Tào Tuyết Cần tiếp tục miêu tả vẻ đẹp của Bảo Ngọc:“mặt nhƣ trăng rằm mùa thu, sắc nhƣ hoa xuân buổi sớm, mái tóc bằng nhƣ dao xén, lông mày rõ nhƣ mực kẻ, má nhƣ cánh hoa đào, mắt nhƣ làn sóng gợn. Lúc giận cũng nhƣ cƣời, dù trừng mắt vẫn có tình tứ. Cổ đeo khánh vàng chạm con ly và một dây ngũ sắc buộc viên ngọc” [3, I, 60].
Tào Tuyết Cần không chỉ miêu tả ngoại hình của Giả Bảo Ngọc mà còn chú ý đến Giả Dung “một chàng trai trẻ độ mƣời bảy mƣời tám, mặt mũi thanh tú, khổ ngƣời mềm mại” [3, I, 111].
Nhìn chung, các nhân vật chủ trong Hồng lâu mộng đều đẹp, một vẻ đẹp thiên bẩm, trời phú.
Họ không chỉ có khuôn mặt, dáng vẻ bề ngoài đẹp mà còn có trang phục đẹp, sang trọng, lộng lẫy. Có thể nói trang phục cũng là một trong những yếu tố tô điểm cho vẻ đẹp của những cô tiểu thư, chàng công tử phủ Giả.
Tiết Bảo Thoa hiện lên với cách ăn mặc giản dị, không cầu kì dưới con mắt của Giả Bảo Ngọc: “Bảo Ngọc vén rèm vào thấy Bảo Thoa ngồi trên giƣờng thêu kim tuyến, đầu vén, tóc đen nhánh, mặc áo lông màu gụ, cái khoác vai màu tím nhạt nền kim ngân tuyến, quần lụa bông lót màu vàng, tất cả đều rung rúc, giở cũ, giở mới, nhìn không có vẻ xa hoa mà lại thêm nhũn nhặn”[3, I, 131]. Cách ăn vận của Bảo Thoa không hề kiểu cách nhưng vẫn toát lên một vẻ đẹp hết sức trong sáng.
Trang phục của Phượng Thư cũng hết sức độc đáo, cầu kì. Dưới con mắt của Đại Ngọc lần đầu tiên đến phủ Giả, Phượng Thư hiện lên: “Chợt thấy ngƣời hầu đỡ một ngƣời từ phòng sau lại. Ngƣời này trang sức không giống những cô kia, gấm thêu lộng lẫy, trông nhƣ một vị thần tiên! Trên đầu, đỡ tóc bằng kim tuyến xâu hạt châu, cài trâm ngũ phƣợng Triệu Dƣơng, cổ đeo vòng chạm con ly, mình mặc áo vóc đai hồng chẽn thêu trăm bƣớm lƣợn hoa bằng chỉ kim tuyến, ngoài khoác áo màu xanh lót bằng lông chuột bạch viền chỉ ngũ sắc, mặc
quần lụa hoa màu cánh trả” [3, I, 54]. Trang phục của Phượng Thư lộng lẫy, cầu kì. Có thể nói, cách phối hợp quần áo, trang sức, cách trang điểm làm cho vẻ đẹp vốn có của cô thêm rực rỡ.
Dường như nhân vật nữ thuộc tầng lớp chủ được Tào Tuyết Cần miêu tả khá chi tiết về ngoại hình. Còn nhân vật nam chỉ là những nét phác họa, trừ Giả Bảo Ngọc.
Giả Bảo Ngọc là nhân vật nam duy nhất được tác giả miêu tả chi tiết về ngoại hình. Công tử họ Giả hiện lên với trang phục lộng lẫy, sang trọng, quý phái: “Xung quanh đầu, tóc ngắn tết thành búi nhỏ buộc dây tơ đỏ, tất cả vấn lên đỉnh đầu kết thành một búi to đen nhánh nhƣ sơn. Từ đỉnh đầu trở xuống cài bốn hạt châu lớn, phía dƣới lại đeo bát bảo bằng vàng dát ngọc, mình mặc áo hoa màu ngân hồng hơi cũ, cổ đeo vòng vàng, ngọc quý, khóa kỉ danh và bùa hộ thân, mặc quần lụa hoa màu lá thông, đi bít tất gấm viền đen, hài đỏ đế dày” [3, I, 60], “Đầu đội mũ kim quan dát ngọc, khăn bịt trán có đính hai con rồng bằng vàng vờn hạt châu, mặc áo chẽn màu hồng thêu trăm con bƣớm vờn hoa, thắt lƣng dây tơ ngũ sắc tết hoa, áo khoác ngoài bằng đoạn hoa màu thạch thanh, đi đôi hài bằng đoạn xanh, đế trắng” [3, I, 60].
Không chỉ Giả Bảo Ngọc được Tào Tuyết Cần chú ý miêu tả trang phục, mà bên cạnh đó ông còn chú ý đến trang phục của Giả Dung, nhưng đó chỉ là vài nét phác họa “ăn vận lịch sự, áo cừu mỏng, dát đai ngọc” [3, I, 111].
Trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi. Tác giả cũng miêu tả rất nhiều những phụ nữ quý tộc xinh đẹp mà điển hình là Natasa: “Cô bé không đẹp, nhƣng rất lanh lợi, có đôi mắt đẹp, cái miệng hơi rộng, đôi vai xinh xinh để hơi hở trật ra khỏi lồng áo vì vừa chạy nhanh” [19, I, 127]. Vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp hồn nhiên, nhí nhảnh. Trang phục của nàng khá đơn giản: “Phía dƣới chiếc quần đăng - ten, đôi chân thon thon đi giầy hở mu” [19, I, 127]. Không chỉ có Natasa, mà Elen cũng hiện lên vô cùng xinh đẹp, nhưng sắc đẹp của nàng lạnh lùng, không hồn: “Nàng đứng dậy với cái nụ cƣời không thay đổi của một giai nhân tuyệt sắc nở trên môi từ khi nàng bƣớc vào phòng khách” [19, I, 75]. Trang phục của nàng cầu kì, không kém gì Phượng Thư: “Trong tiếng sột soạt khe khẽ của chiếc áo khiêu vũ trắng tinh viền đăng - ten và nhiều bồng, rực rỡ với đôi vai trắng ngần, mớ tóc óng mƣợt và những hạt kim cƣơng lấp lánh” [19,
I, 75]. Ngoài ra, Maria, Lida cũng là những phụ nữ quý tộc vô cùng xinh đẹp. Bên cạnh việc miêu tả những phụ nữ quý tộc xinh đẹp, tác giả cũng miêu tả vẻ đẹp của những nhân vật nam thuộc tầng lớp quý tộc: Anđrây Bônkôxki hiện lên với một vẻ đẹp cao sang “là một thanh niên ngƣời tầm thƣớc, rất đẹp trai, khuôn mặt xƣơng xƣơng, với những đƣờng nét gẫy gọn” [19, I, 79]. Bôrix “là một chàng trai cao dong dỏng, tóc vàng, với những đƣờng nét thanh tú đều đặn trên một gƣơng mặt điềm đạm và thanh tú”, còn Nikôlai “là một thanh niên ngƣời tầm thƣớc, tóc quăn, nét mặt cởi mở thẳng thắn” [19, I, 129].
Trong Hồng lâu mộng, các nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ đã giàu có, lại còn có vẻ đẹp thiên phú. Trên đây là những điểm giống nhau giữa hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ. Tuy nhiên, trong sự tương đồng vẫn ẩn chứa những điểm khác biệt mặc dù rất nhỏ.
Các tiểu thư phủ Giả đều xinh đẹp, các công tử họ Giả cũng không kém, nhưng trong số những công tử họ Giả đó vẫn xuất hiện một người có ngoại hình xấu đó là Giả Hoàn. Giả Hoàn hiện lên qua cách nhìn của Giả Chính “diện mạo ƣơn hèn, đi đứng thô lỗ” [3, I, 330]. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ.