6. Cấu trúc của khóa luận
3.3.1. Tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật
Tài năng nghệ thuật là điều chứng minh cho khả năng, sự thông minh, trí tuệ của mỗi nhân vật. Trong phủ Giả, mỗi người có một tài năng riêng.
Nói về lĩnh vực thơ ca, trong Hải Đường thi xã, thơ của Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa luôn luôn đứng đầu. Trước tiên là Lâm Đại Ngọc. Cô đích thực là một tâm hồn thi phú. Cô vốn thông minh thiên bẩm, lại đọc nhiều, hiểu rộng, cầm kì thi họa đến thông hiểu, trong đó nổi bật nhất là tài ngâm vịnh. Thơ Đại Ngọc tình tứ, đẹp đẽ:
Bên rào say giấc tiết thu trong, Trăng đấy hay mây hãy đợi cùng. Hoa bƣớm tiên nào màng Tất lại Nặng thề bạn những nhớ Đào công. Mơ màng theo nhạn đàn xao xác, Sửng sốt thƣơng sâu tiếng não nùng. Tỉnh giấc, nỗi niềm ai đã tỏ?
Cỏ khô khói lạnh ngổn ngang lòng [3, I, 562]. Tiết Bảo Thoa và Lâm Đại Ngọc thay phiên nhau đọat giải các cuộc thi
thơ, khó phân biệt thứ bậc. Thơ của Bảo Thoa lập ý tân kì, giỏi lật ý cổ nhân:
Trƣớc thềm xuân biết múa may, Gió đông cuốn rải hoa này khắp nơi Bƣớm ong nhao nhác bay hoài
Đâu theo dòng nƣớc? Đâu vùi bụi thơm? Muôn dây nghìn sợi vẹn toàn
Cũng giành khi hợp khi tan tha hồ Đừng cƣời là giống chơ vơ
Mây xanh lên vút ta chờ gió đông [3, I, 79].
Không chỉ có các cô chủ mới giỏi thơ văn mà các ông, cậu chủ cũng thế. Giả Chính được coi là người am hiểu bát cổ, chính vì tài giỏi nên rất nhiều lần ông thử tài Bảo Ngọc. Khi đề câu đối trong vườn Đại Quan, đến con đường đá trắng chồng chất như hình quỷ quái, hoặc như hình thú dữ, ngang dọc đứng chầu nhau; bên trên rêu xanh lấm tấm, cây leo chỗ thưa chỗ nhặt, để xem tài năng của Bảo Ngọc như thế nào, Giả Chính hỏi: “Các ông xem chỗ này nên đề thế nào cho hay?” [3, I, 234]. Mọi người đều biết Giả Chính có ý muốn thử tài Bảo Ngọc nên chỉ trả lời cho qua. Khi Giả Chính hỏi Bảo Ngọc, bằng sự thông minh của mình, Bảo Ngọc đã đáp lại như sau: “Cổ nhân có câu: “Mới không bằng cũ, cổ vẫn hơn kim”. Nơi này không phải là nơi chính, chẳng qua là bƣớc đầu vào vƣờn ngắm cảnh, chƣa thể đề đƣợc gì. Sao bằng dùng ngay mấy chữ cũ: “Khúc kín thông u” mới có nghĩa bao quát và hàm súc” [3, I, 234]. Nếu không am hiểu văn bát cổ, Giả Chính không thể nào thử tài Bảo Ngọc. Và ngược lại, nếu không có tài năng văn chương Bảo Ngọc cũng không thể nào đáp lại được như thế.
Trong Hải Đường thi xã, Bảo Ngọc cũng có rất nhiều bài thơ hay và hàm súc. Tuy nhiên, so với đám chị em thì còn thua xa. Chẳng hạn như bài “Phỏng cúc”:
Gặp buổi sƣơng tan hãy dạo chơi, Thôi đừng rƣợu thuốc đắm say hoài. Dƣới trăng hoa nở chừng bao giống, Bên giậu thu về đã mấy nơi?
Dép nhẹ nhàng đi tình lại đƣợm, Thơ run rẩy mãi hứng chƣa vơi. Hoa vàng ví biết thƣơng thi khách,
Hứng rƣợu hôm nay chớ phụ ngƣời. [3, I, 559].
Trong lĩnh vực hội họa các nhân vật nữ cũng có tài năng vượt trội so với các nhân vật nam. Tiết Bảo Thoa không chỉ giỏi về thơ mà nàng còn rất sành sỏi về hội họa và luôn có những kiến giải rất đặc biệt về loại hình nghệ thuật sử dụng màu sắc làm phương tiện cơ bản này. Nàng sành sỏi về nguyên liệu và dụng cụ dùng trong hội họa một cách rất nhà nghề. Điều khiến chúng ta thán phục hơn nữa là những kiến giải của nàng về bản thân hội họa là tổng kết sâu sắc về kinh nghiệm hội họa cổ đại Trung Quốc. Không chỉ bàn luận về hội họa, trên thực tế Bảo Thoa còn có cách phối màu riêng khá đặc sắc, phản ánh quan điểm thẩm mĩ của nàng.
Tích Xuân cũng là một người rất am hiểu hội họa. Cô chính là người duy nhất trong số các chị em biết vẽ. Bảo Thoa dù am hiểu về hội họa nhưng tác giả không miêu tả khả năng hội họa của nàng, mà người duy nhất có khả năng này là Tích Xuân.
Tuy nhiên, trong phủ Giả, ngoài những người có tài năng về nghệ thuật còn có rất nhiều chủ nhân nam ngu dốt, chỉ ham mê cờ bạc, rượu chè như Giả Trân, Tiết Bàn. Giả Trân vừa dốt nát, vừa ham chơi lâu nay nhà có tang, không được vui chơi thỏa thích nên tìm cách giải sầu. Hắn mượn cớ mở một lớp tập bắn nhưng thực chất bên trong đó là chốn ăn chơi, tiệc tùng, rượu chè của chúng. Trong cái chốn ăn chơi đó có cả Tiết Bàn. Hắn không chỉ cờ bạc mà còn ngu dốt, so với sức học của Tiết Bảo Thoa thì kém mười lần. Sự ngu dốt đó bộc lộ càng rõ ở hồi 28 khi Bảo Ngọc ra lệnh là “Nhi nữ”, hắn đã thi hành tửu lệnh này như sau:
- Gái này thƣơng, thân này lấy phải anh chàng “rùa đen”. - Gái này buồn, phòng thêu gấu ngựa nó luồn chạy ra. - Gái này mừng, đuốc hoa trời đã sáng trƣng còn nằm. - Gái này vui, con cu nghí ngoáy định chui ngay vào.
Rồi hắn hát:
“Một con muỗi kêu vo vo vo.
Hai con nhặng kêu vù vù vù” [3, I, 410, 411].
Tác giả miêu tả khi thi hành tửu lệnh, Tiết Bàn lúc thì “ngừng lại không nói đƣợc”, lúc thì “ho gằn mãi mới nói đƣợc một câu”, lúc lại “trợn mắt nói”
[3, I, 410, 411]. Tửu lệnh của Tiết Bàn là một tửu lệnh thô tục, hạ cấp, tầm thường, khó chịu, nó không chỉ khắc họa tính cách u mê, đần độn, thô tục, lỗ mãng của hắn ta mà còn bộc lộ bộ mặt xấu xa của con nhà xuất thân quyền quý nhưng hạ lưu, vô sỉ, thấp hèn, ngang ngược. Vì vậy, khi mọi người nghe tửu lệnh của hắn nói ra đều bảo “Đáng chết! đáng chết”. Thái độ của tác giả cũng bộc lộ ngay trong lời miêu tả.
Sự đối lập giữa những người tài hoa, nghệ sĩ, với những kẻ ngu dốt, đần độn càng làm rõ hơn tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật của những cô, cậu chủ thông minh, tử tế, đồng thời cũng làm bật lên sự dốt nát, xấu xa của những ông chủ, cậu chủ chỉ biết ăn chơi trác táng.