- Là một đối thủ cạnh tranh qui mô
10 Môi trường đầy rủi ro Khả năng cạnh tranh rất yếu Khả năng trả nợ giảm sút mạnh Chất lượng tài sản rất thấp Không có nguồn tài trợ tài chính nào Chất lượng quản lý và công khai tài chính không chấp nhận được Đòi hỏi sự
HAØNG BNPPARIBAS – CN TPHCM VAØ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 1.Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
1. Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
Nhìn chung, do là một chi nhánh thuộc một trong những tập đoàn ngân hàng - tài chính nổi tiếng và lâu đời hàng đầu của thế giới cho nên mọi hoạt động của Chi nhánh đều được chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn mà tập đoàn áp dụng trên toàn cầu. Quá trình quản lý rủi ro tín dụng rất chặt chẽ từ việc lựa chọn khách hàng mục tiêu đến áp dụng các kỹ thuật thẩm định tín dụng tiên tiến trên thế giới cho đến khâu xét duyệt cho vay.
Vài con số về hiệu quả quản lý tín dụng tại Chi nhánh cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2005 (các báo cáo tài chính của Chi nhánh cho năm 2006 chưa được công bố vào thời điểm này):
- Hệ số rủi ro tín dụng = 3,5% (rất thấp)
- Hệ số nợ quá hạn = 0% do không có số dư nợ quá hạn được ghi nhận.
Tuy nhiên, do Chi nhánh mới hoàn toàn khôi phục lại mọi hoạt động kinh doanh vào tháng 10/2005 cho nên các hệ số đánh giá rủi ro tín dụng trên không phản ảnh chính xác hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
Bên cạnh những mặt mạnh như đã nói trên, chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh vẫn bộc lộ một số điểm yếu sau đây:
Như đã đề cập ở phần “Quy trình thẩm định tín dụng” của Chi nhánh, mọi
quyết định xét duyệt cho vay tại Việt Nam đều phải thực hiện ở cấp độ Vùng
hoặc Hội Sơû tại nước ngoài, dẫn đến các hệ quả là:
̇ Cơ chế xét duyệt cho vay phức tạp làm giảm chất lượng hiệu quả hoạt
động của phòng tín dụng Chi nhánh do bị mất nhiều thời gian trong việc giải trình báo cáo tín dụng;
̇ Mất cơ hội kinh doanh do không chủ động được thời hạn xét duyệt cho
vay. Hơn nữa, cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn là một lực lượng năng động trong nền kinh tế và đang rất thiếu vốn cho hoạt động SXKD) vay là rất hạn chế: một mặt là do các doanh nghiệp này thường không đáp ứng được yêu cầu của Chi nhánh về chất lượng báo cáo tài chính; mặt khác các Phòng Quản lý tín dụng và Rủi ro Vùng thường e ngại cho vay những đối tượng khách hàng ít có tiếng tăm trên thị trường. Do đó, tính xã hội của hoạt động tín dụng của Chi nhánh chưa cao do cho đến nay chỉ tập trung cho vay những công ty con của các tập đoàn lớn ở nước ngoài hay những công ty trong nước đang dẫn đầu thị trường hoạt động.
̇ Tăng chi phí hoạt động của Chi nhánh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động chung của Chi nhánh. Cụ thể như phải sắp xếp cho cán bộ phòng Quản lý tín dụng & rủi ro Vùng (Singapore) định kỳ ghé thăm cơ sở sản xuất của doanh nghiệp tại Việt Nam; tốn kém chi phí liên lạc do phải thưỡng xuyên trao đổi, giải trình các báo cáo tín dụng, v.v…
- Hệ thống xếp hạng tín dụng chưa phát huy hết tính hữu hiệu vốn có:
Thứ hạng tín dụng của doanh nghiệp là một nhân tố có tính quyết định đến khả năng vay nợ tại Chi nhánh. Thông thường, khách hàng xếp hạng 6 trở lên
sẽ phải qua những quá trình xét duyệt thận trọng tại các Phòng có thẩm quyền ở nước ngoài. Trong khi đó, hệ thống xếp hạng cho doanh nghiệp lại phụ thuộc rất lớn vào thứ hạng quốc gia vốn được đánh giá thấp hơn mức mà các tổ chức xếp hạng quốc tế công nhận cho Việt Nam. Cụ thể là hiện nay hệ thống xếp hạng của Chi nhánh xếp Việt Nam trong khoảng hạng 7- đến 7+ (tương đương với B+ đến BB- của các hệ thống xếp hạng quốc tế như S&P), thấp hơn mức BB mà S&P hiện đã điều chỉnh cho Việt Nam. Cán bộ tín dụng có thể đề nghị thứ hạng tốt hơn cho doanh nghiệp (nhưng phải có giải trình thuyết phục, ví dụ như chất lượng/tính thanh khoản của tài sản đảm bảo cao), nhưng không được vượt quá 3 phân hạng so với mức xếp hạng tốt nhất của quốc gia. Do vậy, thứ hạng cao nhất của một doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ là 6+. Cách xếp hạng như vậy chưa công bằng và chưa phản ảnh chính xác chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
2. Kiến nghị
Sau đây là những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa việc quản lý rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định tín dụng của Chi nhánh: