THU NHẬP RÒNG SAU THUẾ 0.0 35,383.1 42,315

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BNP PARIBAS Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 55 - 61)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HAØNG BNPPARIBAS – CHI NHÁNH THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THU NHẬP RÒNG SAU THUẾ 0.0 35,383.1 42,315

2. Các kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định tại Chi nhánh

THU NHẬP RÒNG SAU THUẾ 0.0 35,383.1 42,315

Ta có bảng tóm tắt của Bảng kết quả hoạt động kinh doanh ở trên như sau:

Bảng 5: Bảng tóm tắt Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ABC trong 2 năm 2004 & 2005

(Đơn vị tính: ngàn USD)

2004 2005 %

Doanh thu thuần 102.878 118.699 15,4%

EBITDA 49.973 56.104 12,3%

Tỷ lệ EBITDA 48,6% 47,3%

EBIT 44.325 49.957 12,7%

Tỷ lệ EBIT 43,1% 42,1%

- Phân tích ngang cho thấy năm 2005 doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng

trưởng rất mạnh so với năm 2004. Năm 2005, doanh thu đạt 118,7 triệu USD, tăng 15,4% so với năm 2004. EBITDA là 56,1 triệu USD và EBIT là 49,9 triệu USD, đều tăng trên 12% so với năm 2004.

- Tuy nhiên, phân tích dọc cho thấy lợi nhuận từ hoạt động SXKD của năm

2005 không bằng năm 2004: tỷ trọng EBITDA trên doanh thu của năm 2005 chỉ đạt 47,3%, thấp hơn 1,3% so với mức 48,6% của năm 2004. Nhìn vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy nguyên nhân là do tỷ lệ Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp của năm 2005 (27,1%) cao hơn 1,4% so với năm 2004 (25,7%). Do tỷ lệ EBIT trên doanh thu của năm 2005 cũng giảm đi một tỷ lệ tương ứng là 1%, có thể rút ra kết luận là lợi nhuận hoạt động của năm 2005 không bằng năm 2004 chủ yếu là do sự gia tăng Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp. Qua tìm hiểu, ngân hàng biết được nguyên nhân là do năm 2005 công ty đã chi một số tiền lớn cho hoạt động khuyến mãi và hạch toán nó vào Chi phí bán hàng.

Như vậy, việc kết hợp 2 phương pháp phân tích ngang và dọc đã giúp ngân hàng có được một bức tranh thực hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2.1.1.3. Phân tích các chỉ số tài chính

Chủ yếu tập trung phân tích 4 nhóm chỉ số tài chính sau đây:

- Chỉ số thanh khoản:

̇ Chỉ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn

Chỉ số này cho biết khả năng thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn từ những nguồn có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong một kỳ kế toán.

̇ Chỉ số thanh khoản nhanh = (tài sản ngắn hạn-hàng tồn kho)/ nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh khoản tức thời = (tiền mặt + trái phiếu) / nợ ngắn hạn

Các chỉ số này là những phương pháp nghiêm ngặt hơn để đánh giá tính thanh khoản. Nó cho biết khả năng thực hiện các nghĩa vụ bất ngờ từ tiền mặt và những tài sản gần như là tiền mặt.

̇ Chỉ số bù đắp lãi vay = lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao và chi phí

phân bổ tài sản vô hình (gọi tắt là EBITDA) / chi phí lãi vay

Cho biết khả năng thanh toán lãi vay sau khi đã đáp ứng các yêu cầu hoạt động (chi phí bán hàng và các chi phí hoạt động khác) của doanh nghiệp.

̇ Chỉ số dịch vụ nợ (Debt Service ratio) = EBITDA / (chi phí lãi vay + nợ

dài hạn đến hạn trả)

Cho biết khả năng thanh toán lãi vay và nợ dài hạn sau khi đã đáp ứng các yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp.

̇ Chỉ số thanh toán lãi vay và nợ dài hạn từ dòng tiền thuần từ hoạt động

SXKD = dòng tiền thuần từ hoạt động SXKD (gọi tắt là NOCF) / (chi phí lãi vay + nợ dài hạn đến hạn trả)

Cho biết khả năng thanh toán lãi vay và nợ dài hạn từ chính luồng tiền mặt tạo ra từ hoạt động SXKD của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

̇ Chỉ số thanh toán lãi vay và nợ dài hạn từ dòng tiền thuần từ hoạt động SXKD sau khi trừ đi Chi phí bảo dưỡng tài sản tư liệu sản xuất (Non- discretionary Capex) = (NOCF - Chi phí bảo dưỡng tài sản tư liệu sản xuất) / (chi phí lãi vay + nợ dài hạn đến hạn trả)

Chỉ số này nghiêm ngặt hơn chỉ số bên trên, do đã loại trừ chi phí bảo dưỡng tư liệu sản xuất ra khỏi dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh do đây là loại chi phí bắt buộc phải chi để duy trì hoạt động SXKD bình thường của doanh nghiệp.

- Chỉ số cơ cấu vốn:

̇ Chỉ số nợ trên tổng tài sản = tổng nợ / tổng tài sản

̇ Chỉ số vốn chủ sở hữu trên tài sản = tổng vốn chủ sở hữu / tổng tài sản

̇ Chỉ số nợ trên vốn chủ sở = tổng nợ / tổng vốn chủ sở hữu

Hai chỉ số sau là phái sinh của chỉ số đầu tiên. Nó cho biết mức độ đầu tư của các chủ nợ (hay các chủ sở hữu) vào doanh nghiệp. Một chỉ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có gánh nặng nợ rất lớn. Nó cũng thể hiện ban giám đốc dễ bị các chủ nợ gây áp lực làm ngăn cản các sáng kiến và đổi mới của họ.

̇ Chỉ số nợ trên EBITDA = Tổng nợ / EBITDA

̇ Chỉ số nợ trên NOCF = Tổng nợ / NOCF

Hai chỉ số này cho biết doanh nghiệp phải mất bao nhiêu năm để hoàn trả toàn bộ số nợ vay bằng luồng tiền tạo ra từ hoạt động SXKD mỗi năm của mình. Nghiêm ngặt hơn, Chi nhánh còn sử dụng chỉ tiêu Nợ thuần (nợ thuần = nợ – tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn) thay vì Tổng nợ để tính 2 chỉ số này.

- Chỉ số lợi nhuận

̇ Chỉ số lãi gộp = lãi gộp / doanh thu thuần

Cho biết mức độ đóng góp của mỗi đồng doanh thu bán hàng cho chi phí hoạt động và chi phí cố định. Cho biết “biên độ đóng góp” của doanh thu vào chi phí cố định sau khi đã trang trải các chi phí biến đổi trực tiếp theo doanh thu.

̇ Chỉ số lãi từ hoạt động SXKD = lãi ròng từ hoạt động SXKD / doanh thu

thuần

Cho biết mức độ đóng góp từ mỗi đồng doanh thu bán hàng vào khả năng trả nợ và lợi nhuận của doanh nghiệp. Cùng với chỉ số lãi gộp, chỉ số này cũng phản ảnh khả năng quản lý chi phí hoạt động của ban giám đốc.

̇ Chỉ số lãi trên tài sản = lãi ròng trong kỳ / tổng tài sản

Cho biết khả năng sinh lãi ròng của các tài sản đã đầu tư vào doanh nghiệp. Cùng với chỉ số “lãi trên tài sản hoạt động”, chỉ số này có thể cho thấy khả năng không sinh lợi của một số tài sản.

̇ Chỉ số lãi ròng = lãi ròng trong kỳ / doanh thu thuần

Cho biết mức độ đóng góp ròng của mỗi đồng doanh thu vào vốn chủ sở hữu.

̇ Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = lãi ròng trong kỳ / vốn chủ sở hữu

Cho biết tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn đóng góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp.

- Chỉ số hiệu quả hoạt động

̇ Tần suất quay vòng tổng tài sản = doanh thu thuần / tổng tài sản

Cho biết lượng doanh thu phát sinh trên mỗi đồng đầu tư vào doanh nghiệp. Chỉ số này phản ảnh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh

nghiệp. Nó cho thấy số lần tổng vốn đầu tư được thu hồi trong tổng doanh thu

̇ Số ngày phải thu trung bình = các khoản phải thu / doanh thu trung bình

mỗi ngày

Cho biết số ngày doanh thu bán hàng vẫn chưa được thanh toán . Chỉ số này phản ảnh hiệu quả của ban giám đốc trong việc thu các khoản phải thu cũng như chính sách tín dụng mà doanh nghiệp cấp cho khách hàng của họ.

̇ Số ngày tồn kho trung bình = hàng tồn kho / giá vốn hàng bán trung bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mỗi ngày

Chỉ số này phản ảnh hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp.

̇ Số ngày phải trả nhà cung cấp trung bình = Các khoản phải trả nhà cung

cấp / giá vốn hàng bán trung bình mỗi ngày

Cho biết số ngày nợ nhà cung cấp. Chỉ số này cho biết khả năng của ban giám đốc trong việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp cũng như chính sách tín dụng mà nhà cung cấp cấp cho doanh nghiệp.

̇ Chỉ số chi phí hoạt động = chi phí hoạt động / doanh thu thuần

Cho biết tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát tài chính và năng lực của ban giám đốc trong việc quản lý và tối ưu hóa các chi phí có thể kiểm soát được.

̇ Tần suất quay vòng tài sản cố định = doanh thu ròng / tài sản cố định giá

trị còn lại

Cho biết lượng doanh thu phát sinh trên mỗi đồng đầu tư vào tài sản cố định. Chỉ số này phản ảnh hiệu quả sử dụng nhà xưởng và máy móc thiết bị.

Dưới đây là một minh họa về kỹ thuật phân tích các chỉ số tài chính của cùng công ty ABC nói trên:

Ví dụ 2:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BNP PARIBAS Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 55 - 61)