III. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HAØNG THƯƠNG MẠ
1. Vai trò của việc thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay đối với các tổ chức kinh tế diễn ra rất đa dạng và rủi ro của nó cũng được thể hiện ở nhiều mặt với nhiều mức độ khác nhau. Sau đây là sơ đồ quy trình cho vay được áp dụng phổ biến tại các ngân hàng thương mại trên thế giới cũng như ở Việt Nam:
Hình 4: Sơ đồ quy trình cho vay tại các Ngân hàng Thương mại
Sơ đồ trên cho thấy quy trình cho vay được chia thành nhiều khâu liên kết với nhau trong một dây chuyền tín dụng, từ khâu (1) Tiếp thị sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu; (2) Đánh giá sơ bộ về doanh nghiệp đi vay (loại hình kinh doanh, cơ cấu pháp lý, số năm hoạt động, quan hệ với ngân hàng, thị trường & mức độ cạnh tranh, kế hoạch kinh doanh, v.v...) và các yếu tố cơ bản của khoản vay (số tiền, mục đích, nguồn trả nợ, thời hạn, v.v... có phù hợp với nhu cầu thực
Tiếp thị Đánh giá
sơ bộ Thẩm định tín dụng
Hoạt động
nội bộ Dịch vụ khách hàng Quản lý rủi ro
tế của khách hàng cũng như là chính sách cho vay của ngân hàng hay không); (3) Thẩm định tín dụng (phân tích tài chính, xếp hạng tín dụng, quyết định cho vay, v.v...); (4) Hoạt động nội bộ (xem xét và thẩm tra hồ sơ vay vốn, đăng ký khoản vay, giải ngân, v.v...); (5) Dịch vụ khách hàng (quản lý tài khoản, xử lý thắc mắc, v.v...); (6) Quản lý rủi ro (giám sát tình hình kinh doanh và tài chính của khách hàng, quản lý tài sản đảm bảo cho khoản vay, v.v...); cho đến (7) Bán chéo (tiếp thị và bán thêm các sản phẩm khác nhằm tăng thêm doanh thu cho ngân hàng, củng cố quan hệ với khách hàng, v.v...).
Tất cả các khâu liên kết trong quy trình tín dụng kể trên đều hàm chứa rủi ro tín dụng, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ như rủi ro tín dụng có thể phát sinh ngay trong khâu đầu tiên của quy trình cho vay là “tiếp thị” khi ngân hàng lựa chọn và tiếp thị sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chất lượng của các khoản tín dụng được đảm bảo khi quyết định cho vay là đúng đắn; mà một quyết định là đúng đắn khi các yếu tố liên quan đã được thẩm định đầy đủ rõ ràng. Vì thế khâu “thẩm định tín dụng” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là điều kiện tiên quyết không thể thiếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng.