I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HAØNG BNPPARIBAS – CHI NHÁNH THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2. Các kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định tại Chi nhánh
CÁC CHỈ SỐ TAØI CHÍNH 2003 2004
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần n/a 64.1% 60.4%
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu n/a 34.4% 35.6%
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản n/a 38.5% 33.2%
Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu n/a 74.6% 74.5%
Tỷ lệ EBITDA trên doanh thu n/a 48.6% 47.3%
Tỷ lệ EBIT trên doanh thu n/a 43.1% 42.1%
% tăng trưởng của doanh thu n/a n/a 15.4%
% doanh thu hàng xuất khẩu n/a 0.0% 0.0%
Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý doanh n/a 25.7% 27.1% nghiệp trên doanh thu
Nợ ngắn hạn (gồm nợ dài hạn đến hạn trả) 0.0 0.0 0.0
Nợ vay dài hạn 0.0 0.0 0.0
Tổng nợ vay n/a n/a n/a
Nợ thuần n/a (30,403.6) (39,560.9)
Chỉ số thanh toán hiên hành n/a 1.8 1.3
Chỉ số thanh toán nhanh n/a 1.3 1.0
Nợ vay dài hạn trên EBITDA n/a (0.6) (0.7)
Tỷ lệ tổng nợ trên EBITDA n/a 0.0 0.0
Tỷ lệ Nợ thuần trên EBITDA n/a (0.6) (0.7)
Tỷ lệ EBITDA trên lãi vay n/a n/a n/a
Tỷ lệ dịch vụ nợ n/a n/a n/a
Tỷ lệ EBITDA trên lãi và chi phí thuê mua n/a n/a n/a (NOCF+lãi) / (lãi + nợ dài hạn đến hạn trả) n/a n/a n/a (NOCF-chi phí vốn bảo dưỡng) / dịch vụ nợ n/a n/a n/a (NOCF-chi phí vốn bảo dưỡng) / (dịch vụ nợ n/a n/a 1.2
+ cổ tức)
Tỷ số Tổng nợ trên NOCF n/a 0.0 0.0
Tỷ số lãi vay trên dư nợ vay n/a n/a n/a
Tỷ số Nợ phải trả trên vốn cổ phần ròng n/a 0.7 0.9 Tỷ số Tổng nợ trên vốn cổ phần ròng n/a 0.0 0.0 Tỷ số Nợ thuần trên vốn cổ phần ròng n/a (0.6) (0.6)
Số ngày các khoản phải trả n/a 32 158
Số ngày các khoản phải thu n/a 24 26
Số ngày hàng tồn kho n/a 221 193
Tỷ lệ vốn đầu tư lưu động trên doanh thu n/a (6.2%) (20.0%)
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định n/a 3.0 3.6
Tỷ lệ trích khấu hao trong kỳ n/a 13.5% 231.0%
Tình hình tài chính của công ty ABC rất tốt, thể hiện qua:
- Tính thanh khoản cao:
̇ Chỉ số thanh toán hiện hành và chỉ số thanh toán nhanh vào ngày
31/12/2005 lần lượt ở mức an toàn là 1,3 lần và 1,0 lần; chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng thực hiện các nghĩa vụ bất ngờ từ tiền mặt và những tài sản gần như là bằng tiền mặt.
̇ Do công ty có thể tự trang trải cho các nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD
bằng nguồn vốn tự có và nguồn tiền dồi dào thu được từ hoạt động kinh doanh nên không hề có vay nợ ngân hàng trong 2 năm qua. Vì vậy Bảng các chỉ số tài chính trên không có thể hiện các chỉ số về thanh toán lãi vay và nợ ngân hàng như Chỉ số bù đắp lãi vay (EBITDA / chi phí lãi vay) hay các Chỉ số dịch vụ nợ [EBITDA / (chi phí lãi vay + nợ dài hạn đến hạn trả)], v.v…
- Cơ cấu vốn mạnh thể hiện qua tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản luôn
duy trì ở mức cao và ổn định nhờ vào sự gia tăng liên tục của nguồn vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại. Chỉ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản vào ngày 31/12/2005 là 55%. Hơn nữa, công ty không hề có số dư nợ ngân hàng trong 2 năm qua.
- Khả năng sinh lời cao và ổn định:
Như đã đề cập ở ví dụ minh họa của phần “Phân tích dọc”, năm 2005 khả
năng sinh lời từ hoạt động SXKD của công ty có giảm đi chút ít so với năm
2004, nhưng các chỉ số lợi nhuận vẫn rất ở mức rất cao: tỷ lệ lãi gộp là 74.5%; tỷ lệ EBITDA / doanh thu là 47.3% và tỷ lệ EBIT / doanh thu là 42.1%. Điều đáng chú ý là mặc dù lợi nhuận từ hoạt động SXKD của công ty năm 2005 có giảm đi nhưng tỷ lệ lợi nhuận ròng sau thuế của năm 2005 lại đạt 35.6%, cao hơn mức 34.4% của năm 2004. Điều này chứng tỏ công ty đã quản lý các chi
phí khác rất hiệu quả và bù đắp được phần Chi phí bán hàng tăng lên của năm 2005 so với 2004.
- Hiệu quả hoạt động tốt:
̇ Theo phương trình Du-pont, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) =
lợi nhuần ròng/vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ròng/doanh thu x Doanh thu/tổng tài sản x Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu. Từ đó ta có:
ROE (2004) = 34.4% x 111.9% x 166.4% = 64.1%
ROE (2005) = 35.6% (tăng) x 93.2% (giảm) x 181.8% (tăng) = 60.4% Từ đó, ta biết được nguyên nhân ROE của năm 2005 giảm đi so với năm 2004 là do tần suất quay vòng của tổng tài sản năm 2005 giảm so với 2004. Bảng cân đối kế toán của công ty cũng cho thấy năm 2005, tổng tài sản của công ty tăng lên đáng kể chủ yếu là do việc đầu tư vào mở rộng dây chuyền sản xuất, thể hiện ở khoản mục “Đầu tư dài hạn khác” và một phần trong “Tài sản cố định”. Như vậy, việc ROE giảm đi chủ yếu là do công ty tăng đầu tư tài sản để mở rộng SXKD là điều chấp nhận được; hơn nữa, ROE của năm 2005 vẫn ở mức cao là 60.4%, chứng tỏ công ty vẫn đang sử dụng vốn một cách hiệu quả.
̇ Số ngày phải thu trung bình năm 2005 là 26 ngày, tăng 2 ngày so với năm
2004, tuy nhiên vẫn nằm trong phạm vi thời hạn tín dụng công ty cấp cho khách hàng là 30 ngày nên chấp nhận được.
̇ Số ngày tồn kho trung bình năm 2005 là 193 ngày, giảm 28 ngày so với
năm 2004, cho thấy hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp.
̇ Số ngày phải trả nhà cung cấp năm 2005 là 158 ngày, tăng đáng kể so với
32 ngày của năm 2004. Bảng cân đối kế toán cho thấy “Các khoản phải trả” của năm 2005 đột ngột tăng 4,7 lần so với năm 2004. Nguyên nhân là do công ty đã hạch toán phần phải trả cho nhà cung cấp máy móc, thiết bị
đầu tư mở rộng SXKD vào “các khoản phải trả” chứ không phải do nhà cung cấp tăng thời hạn tín dụng cho công ty.