Thu thập và phân tích các thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BNP PARIBAS Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 35)

III. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HAØNG THƯƠNG MẠ

4. Phân tích tín dụng Kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng quan trọng nhất trong công tác thẩm định tín dụng

4.2.1. Thu thập và phân tích các thông tin tín dụng

Cán bộ tín dụng có thể thu thập được thông tin từ nhiều nguồn bao gồm những cuộc phỏng vấn với người xin vay, sổ sách của ngân hàng, các nguồn thông tin được điều tra ngoài địa điểm kinh doanh của người xin vay và các báo cáo tài chính vốn là những yếu tố quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng

- Phỏng vấn người đại diện doanh nghiệp xin vay

Qua phỏng vấn người đại diện doanh nghiệp xin vay, cán bộ tín dụng sẽ biết được lý do vay và các yêu cầu xin vay có phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng hay không. Ngoài ra, việc phỏng vấn sẽ giúp cán bộ tín dụng có thêm ý niệm về tính thật thà và khả năng của người đại diện doanh nghiệp xin vay. Các thông tin quan trọng như lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp cũng như của ngành kinh doanh; thông tin về sản phẩm và thị trường; nguồn nguyên liệu; đối thủ cạnh tranh; đội ngũ quản lý chủ chốt; các kế hoạch phát triển trong tương lai; ... có thể có được sau phỏng vấn. Dựa vào các thông tin có được trong cuộc phỏng vấn, cán bộ tín dụng có thể dễ dàng hơn trong việc yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thêm các thông tin tài chính hay các tài liệu nhằm xác minh hoặc làm rõ hơn những thông tin đã cung cấp trong phỏng vấn.

- Hồ sơ của ngân hàng

Một ngân hàng có thể lưu trữ hồ sơ tập trung của doanh nghiệp xin vay, từ đó có thể có được thông tin tín dụng hữu ích. Ví dụ, sổ sách lưu trữ các hoạt động chi trả cho nhà cung cấp hay cho những khoản vay trước đây, số dư tài khoản tiền gửi cho biết liệu người xin vay có thói quen rút quá số dư tài khoản của họ không, v.v... Thậm chí, ngay cả khi doanh nghiệp xin vay chưa từng là khách hàng của ngân hàng, thì ngân hàng vẫn có thể có được một số thông tin mà qua đó đánh giá được quy mô giao dịch mua bán cũng như uy tín của doanh nghiệp xin vay thông qua hồ sơ lưu trữ của những nhà cung cấp hay khách hàng có tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xin vay tại ngân hàng.

- Các nguồn thông tin bên ngoài về tín dụng

Ngân hàng có thể thu thập thông tin tín dụng bên ngoài bằng cách mua thông tin từ các tổ chức chuyên thu thập thông tin về doanh nghiệp ở trong nước và nước ngoài (ví dụ như CIC – trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) hay từ các hiệp hội ngành nghề, cơ quan quản lý tài sản đảm bảo, v.v...

- Điều tra nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của người xin vay

Các doanh nghiệp xin vay phải cho phép cán bộ tín dụng đến tham quan nơi sản xuất kinh doanh của họ. Cán bộ tín dụng nào có kinh nghiệm sẽ biết được một cách tương đối chính xác về mức độ phát triển của một doanh nghiệp và trình độ quản lý thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra tại cơ sở của doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng nên chú ý cách tổ chức quản lý nhân sự có hữu hiệu không, tất cả dây chuyền sản xuất có đang hoạt động không, hàng tồn kho có quá mức không, chất lượng sản phẩm như thế nào, … Thông thường, vẻ gọn gàng và trật tự thường là một dấu hiệu lành mạnh về một doanh nghiệp đang ở giai đoạn hoạt động ổn định và hiệu quả. Nếu doanh nghiệp là một công ty bán lẻ, thì hoạt động nhộn nhịp tại cơ sở kinh doanh có thể nói lên được sức mạnh kinh doanh của nó cũng như khả năng của đội ngũ bán hàng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nên đặc biệt chú ý đến trang thiết bị và sơ đồ sản xuất. Trang thiết bị phải được bảo quản tốt và nếu không hiện đại thì ít nhất, cũng đủ hữu hiệu để tránh tạo ra những đình trệ trong sản xuất.

Các báo cáo tài chính là một trong những công cụ quan trọng, là nguyên liệu dành cho cán bộ tín dụng để phân tích sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp trước khi ra quyết định cho vay. Các báo cáo tài chính cần cho việc phân tích tín dụng gồm có Bảng cân đối kế toán (tên gọi khác là Bảng tổng kết tài sản); Báo cáo thu nhập doanh nghiệp (tên gọi khác là Báo cáo lãi lỗ); và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 3 năm hoạt động gần nhất. Ngoài ra, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các báo cáo tài chính sơ bộ của năm hiện tại, tức là những báo cáo hàng quý trong trường hợp năm tài chính chưa kết thúc cộng với những báo cáo tài chính dự toán. Các báo cáo này không chỉ đem lại cơ sở tốt để đánh giá tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp xin vay, mà còn đánh giá được khả năng của họ trong việc kiếm được dòng lưu kim dành cho các mục đích hoạt động và hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, tính hữu ích của các báo cáo tài chính trong những năm trước trong việc thực hiện các quyết định về tín dụng còn tùy thuộc vào tính thời sự và chất lượng của các báo cáo tài chính; còn các báo cáo dự toán để đánh giá các đề nghị xin vay tùy thuộc vào các yếu tố như qui mô, mục đích, thời hạn tín dụng và giá trị vật đảm bảo cho khoản vay.

Các cán bộ tín dụng phải tránh lệ thuộc quá nặng vào các thông tin trong các báo cáo tài chính của những năm hoạt động trước đó vì các số liệu trong quá khứ chưa hẳn là cơ sở đáng tin cậy cho các dự báo trong tương lai vì tình hình tài chính của một doanh nghiệp có thể thay đổi. Đây không phải là sự phủ nhận tầm quan trọng của việc đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ cũng như kiểm tra mức độ và chiều hướng của các số liệu kế toán trong quá khứ, nhưng cán bộ tín dụng cần đánh giá được tình hình tài chính, khả năng sinh lợi và các nhu cầu vốn của doanh nghiệp xin vay trong tương lai. Ví dụ, nếu

tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của doanh nghiệp trung bình là 5% trong những năm gần đây và không bao giờ vượt quá 6% thì một dự báo về mức 8% trong năm kế hoạch là điều đáng nghi vấn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BNP PARIBAS Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)