III. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HAØNG THƯƠNG MẠ
4. Phân tích tín dụng Kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng quan trọng nhất trong công tác thẩm định tín dụng
NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TAØI CHÍNH
Ngân hàng thường xem xét cân nhắc 4 khía cạnh căn bản trong các báo cáo
tài chính của doanh nghiệp như sau: Chất lượng tài sản Có, bản chất các
khoản nợ, vốn tự có và khả năng tự chủ về tài chính.
̇ Chất lượng tài sản Có
Chất lượng tài sản Có thể hiện tỷ lệ phần trăm số vốn mà doanh nghiệp dành cho sản xuất kinh doanh để tạo thu nhập trong tổng tài sản Có: tỷ lệ này càng cao càng tốt. Nếu không, có thể đây là dấu hiệu doanh nghiệp không sử dụng tốt các nguồn lực của nó, và điều đó phản ánh tình trạng quản lý yếu. Ngoài ra mối quan hệ giữa tài sản Có lưu động với tài sản cố định và doanh số bán hàng cũng được xem xét về mức độ tương thích. Các định giá về tài sản phải thực tế, việc đánh giá quá cao tài sản sẽ làm lệch lạc tình hình vốn tự có của doanh nghiệp. Tính linh hoạt (tính thanh khoản) trong việc chuyển thành tiền của tài sản cũng được xem xét, thường những tài sản có tính chuyên môn cao hoặc khó thanh lý hầu như không đóng góp gì cho sức mạnh tài chính của doanh nghiệp.
̇ Bản chất các khoản nợ
Cán bộ tín dụng không chỉ xem xét tổng số khoản nợ mà còn cả mối quan hệ của nó với tổng tài sản Có và vốn tự có của doanh nghiệp. Nếu có khoản nợ lớn hơn nhiều so với vốn tự có thì có thể là dấu hiệu của sự yếu kém về mặt tài chính. Một yếu tố khác là thời hạn của các khoản nợ. Một
sự tập trung các khoản nợ ngắn hạn có thể biểu thị doanh nghiệp đó đang hay sẽ chịu áp lực nghiêm trọng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của họ.
̇ Vốn tự có
Vốn tự có là tài sản của doanh nghiệp nhằm bù đắp các rủi ro và cũng đại diện cho khoản đệm của ngân hàng khi phát sinh tình hình bất lợi. Tính đầy đủ của vốn tự có thường là yêu cầu tuyệt đối đối với sự an toàn và tính khả thi của khoản vay doanh nghiệp. Dù vậy, không phải lúc nào ngân hàng cũng yêu cầu doanh nghiệp tăng thêm vốn tự có cho đầy đủ mới tài trợ cho thương vụ kinh doanh đó. Các khoản thu nhập giữ lại ít ỏi có thể chỉ ra rằng doanh nghiệp đã không có lãi nhiều hoặc là chủ sở hữu rút ra phần lãi quá lớn.
̇ Khả năng tự chủ về tài chính
Mức độ một doanh nghiệp tài trợ vốn cho những hoạt động của nó bằng vốn đi vay biểu hiện sức mạnh hay yếu kém về tài chính của doanh nghiệp. Việc phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay sẽ dẫn đến gánh nặng về chi phí lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, một doanh nghiệp có dư nợ cao sẽ có nhiều khó khăn khi phải vay thêm vốn ngân hàng.
Năng lực hoàn trả là nhân tố quyết định tính khả thi của một khoản vay. Nó phụ thuộc vào năng lực tiền mặt để trả nợ của doanh nghiệp. Thông thường doanh nghiệp có 4 nguồn thu tiền mặt cơ bản: thu nhập từ hoạt động kinh doanh, chuyển tài sản thành tiền mặt, các chủ sở hữu cấp thêm vốn và vốn đi vay. Tuy nhiên, doanh nghiệp nào cũng có thứ tự ưu tiên nhất định đối với việc sử dụng tiền mặt, ví dụ như ưu tiên thanh toán cho
các chi phí sản xuất kinh doanh trước rồi mới đến trả nợ. Do đó, nếu muốn khoản vay được sử dụng như theo kế hoạch sẵn thì ngân hàng phải tương đối chắc chắn là tiền mặt phát sinh phải đầy đủ không chỉ để thanh toán nợ mà còn đáp ứng được việc chi trả cho các nhu cầu khác của doanh nghiệp. Thông thường, ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp trao cho mình quyền kiểm soát nhất định đối với việc chi tiêu tiền mặt để hạn chế rủi ro, ví dụ như chuyển tiền lương, cổ tức, trả tiền nhà cung cấp,...
Quá trình tạo lợi nhuận ổn định của một doanh nghiệp qua các thời kỳ là 1 yếu tố cần thiết. Nếu có sự thất bại trong việc tạo lợi nhuận qua 1 thời kỳ nào đó thì ngân hàng thường nỗ lực để xác định nguyên nhân và tư vấn cho ban quản trị để giúp doanh nghiệp sinh lời vì chẳng có doanh nghiệp nào tồn tại được nếu không có lợi nhuận. Tuy nhiên, vì khoản vay được hoàn trả không phải bằng lợi nhuận trong quá khứ mà bằng các khoản tiền phát sinh trong tương lai, nên ngân hàng phải quan tâm tới khả năng phát sinh luồng thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp trong các dự toán về thu nhập và luân chuyển tiền mặt. Các dự toán phải được đánh giá bằng cách so sánh với hoạt động trong quá khứ, và có tính đến bất kỳ một thay đổi được xếp đặt nào trong qui mô hoặc cấu trúc của doanh nghiệp. Trong trường hợp là doanh nghiệp mới, không có các thông tin tài chính trước đây thì người cho vay phải lựa chọn sắp xếp với các nguồn thông tin khác để xem xét (ví dụ như căn cứ vào tỉ lệ trung bình của ngành để kiểm tra mức độ tin cậy của dự toán).