III. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HAØNG THƯƠNG MẠ
3. Quy trình và nội dung của thẩm định tín dụng
Công tác thẩm định tín dụng được thực hiện theo một quy trình bao gồm 5 bước như sau:
Giảm thiểu rủi ro tín dụng Định ra các điều kiện & giá cả phù hợp Cơ hội bán các sản phẩm ngân hàng Khách hàng có khả năng trả nợ không?
Mối bận tâm chính của ngân hàng cho vay
Khách hàng có trả nợ đúng hạn không?
Phát hiện và chú trọng rủi ro
Phân tích khả năng sinh lợi
Hiểu biết về doanh nghiệp
Hình 6: Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng tại các NHTM
ì Bước 1: Cán bộ tín dụng ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng,
bao gồm: các giấy tờ pháp lý (giấy phép thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, điều lệ hoạt động, ...); các báo cáo tài chính (bảng tổng kết tài sản, báo cáo lãi lỗ, bảng lưu chuyển tiền tệ); phương án kinh doanh hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật; v.v...
ì Bước 2: Cán bộ tín dụng tiến hành xử lý, thẩm định hồ sơ do khách hàng
cung cấp. Đây là bước rất quan trọng, các khoản vay có được hoàn trả hay không phụ thuộc chủ yếu vào bước này. Nội dung thẩm định thường bao gồm:
- Thẩm định điều kiện pháp lý của doanh nghiệp.
- Thẩm định điều kiện kinh tế tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là thẩm
định kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phương án sử dụng vốn của khách hàng cũng như sức mạnh tài chính của doanh nghiệp.
- Thẩm định các yếu tố khác như trình độ và năng lực điều hành của đội
ngũ quản lý doanh nghiệp, uy tín trong quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác, v.v...
ì Bước 3: Khi nhận được tờ trình thẩm định từ cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín
dụng phải tiến hành xét duyệt, thẩm tra những nội dung trong tờ trình. Trưởng phòng tín dụng có thể kết hợp cùng cán bộ tín dụng khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. Nếu đồng ý với đề nghị cho vay của cán bộ tín
CBTD tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng
CBTD thẩm định hồ sơ vay & đề xuất ý kiến
Trưởng phòng tín dụng GĐ chi nhánh đề nghị Tổng GĐ ra quyết định (1) (2) (3) (4) (5)
dụng, trưởng phòng tín dụng sẽ tiến hành đệ trình hồ sơ và tờ trình cùng với ý kiến của mình lên cho Giám đốc xét duyệt.
ì Bước 4: Trường hợp món vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của Giám đốc chi
nhánh thì quy trình thẩm định tín dụng sẽ dừng lại ở bước này do Giám đốc chi nhánh sẽ ra quyết định cho vay. Trong trường hợp món vay vượt quá mức thẩm quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh, thì Giám đốc chi nhánh phải gửi hồ sơ và tờ trình cùng với ý kiến của mình lên Tổng Giám đốc để xin ý kiến.
ì Bước 5: Tổng Giám đốc tiến hành xem xét hồ sơ và tờ trình của Giám đốc chi
nhánh và ra quyết định cho vay.