Các kỹ thuật thẩm định khác

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BNP PARIBAS Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37 - 42)

III. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HAØNG THƯƠNG MẠ

4.2.2.Các kỹ thuật thẩm định khác

4. Phân tích tín dụng Kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng quan trọng nhất trong công tác thẩm định tín dụng

4.2.2.Các kỹ thuật thẩm định khác

Trong thẩm định tín dụng, các ngân hàng thường dựa vào các tiêu chuẩn nhất định để đánh giá khách hàng trước khi cho vay. Sau đây là 2 loại tiêu chuẩn thường được các ngân hàng sử dụng:

Tiêu chuẩn 5”C”

- Character: Tính cách của người đi vay

Điều này thể hiện năng lực, trí tuệ, uy tín và đạo đức của người đi vay qua mục đích xin vay rõ ràng, ý định trả nợ nghiêm túc, trung thực trong việc cung cấp tài liệu tài chính và có trách nhiệm với khoản vay. Bất cứ một ngân hàng nào nếu muốn ổn định và phát triển đều phải chọn lựa người đi vay có uy tín cao thể hiện qua tính cách của họ trong nhiều khía cạnh.

- Capacity: Năng lực hoặc khả năng (vay và trả nợ) của người đi vay

Khả năng đi vay và trả nợ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để cấp tín dụng cho khách hàng. Bất kể người đi vay có nhu cầu vay vốn để làm gì (sản xuất kinh doanh hoặc xây dựng, mua sắm,...) đều phải chứng minh năng lực của mình trên cả 2 mặt: vay nợ và tạo ra nguồn trả nợ vay.

- Capital: Vốn

Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của người sản xuất kinh doanh. Nếu người sản xuất kinh doanh có vốn để sản xuất kinh doanh thì nó trở thành một trong những yếu tố để ngân hàng tin tưởng vào nhu cầu sử dụng vốn của đơn vị. Không một nhà sản xuất kinh doanh nào mà chỉ sản xuất kinh doanh dựa vào vốn vay ngân hàng và cũng không có một ngân hàng nào lại cấp tín dụng đến 100% nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp và vốn tín dụng phải phối hợp với nhau theo một tỷ lệ hợp lý thì sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả cao hơn.

Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp, sẽ gắn chặt trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người đi vay. Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người đi vay không trả được nợ thì tài sản đảm bảo sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn, thế chấp hay cầm cố tài sản không phải lúc nào cũng được coi là điều kiện bắt buộc phải có. Ngân hàng có thể cho vay tín chấp, tức là không cần tài sản đảm bảo tùy thuộc vào mức độ đánh giá rủi ro của khoản vay.

- Conditions: Các điều kiện khác

Đây thường là các điệu kiện kinh tế hình thành môi trường hoạt động của doanh nghiệp màø có ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của người đi vay. Người đi vay có uy tín tốt, khả năng tạo ra lợi nhuận rõ ràng và đầy đủ các tích sản chưa đủ để ngân hàng quyết định cho vay. Cán bộ tín dụng còn phải biết dự báo kinh tế. Kỳ hạn của khoản nợ càng dài thì việc dự báo kinh tế càng trở nên quan trọng vì sẽ có nhiều biến cố dẫn đến sự suy thoái kinh tế, trước khi món vay đã được hoàn trả toàn bộ. Nhiều người vay đã làm ăn phát đạt trong giai đoạn thịnh vượng hiện tại có thể thất bại trong giai đoạn suy thoái. Các yếu tố này đưa đến việc không hoàn trả được khoản vay. Vì vậy, cán bộ tín dụng phải được thông báo một cách liên tục về nhịp độ kinh tế cả nước, ngành công nghiệp hay lĩnh vực sắp cho vay. Ngân hàng cũng quan tâm đến hoạt động kinh tế mà ngành kinh doanh ấy thực hiện và tầm quan trọng của nó trong ngành kinh tế đó. Nếu doanh nghiệp xin vay không thực hiện một chức năng hoạt động cơ bản nào đó của nền kinh tế thì sẽ có rất ít khả năng được cấp tín dụng.

*** Mặc dù tất cả 5 tiêu chuẩn trên đều quan trọng trong phân tích tín dụng, nhưng hầu hết các nhà quản trị ngân hàng đều đồng ý rằng yếu tố “tài sản thế chấp, cầm cố” là ít quan trọng nhất. Khoản tín dụng được cấp với hy vọng là sẽ được hoàn trả như thỏa thuận chứ không phải là bán các tài sản đảm bảo để trả nợ. Trong khi đó, uy tín trong yếu tố “tính cách của người đi vay”thường là quan trọng nhất, không chỉ có ý nghĩa là sự sẳn lòng trả nợ mà còn phản ảnh ý muốn kiên quyết thực hiện tất cả các giao ước trong hợp đồng tín dụng.

Tiêu chuẩn 5”P”

- Purpose: Mục đích

Người đi vay vốn ngân hàng nhất định phải có mục đích sử dụng, nếu mục đích sử dụng vốn vừa hợp pháp, vừa phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì ngân hàng mới đồng ý cấp tín dụng. Chính vì vậy mà mục đích vay vốn không những cần được thể hiện rõ trong các cam kết của hợp đồng tín dụng mà còn phải được chứng minh cụ thể qua các chứng từ, hóa đơn.

- Payment: Thanh toán

Doanh nghiệp đi vay phải chứng tỏ mình có khả năng thanh toán đối với những khoản nợ đến hạn. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp đi vay phụ thuộc vào nguồn thu nhập của họ trong mối quan hệ với các khoản nợ. Nếu khả năng thanh toán đáp ứng được yêu cầu về mặt định lượng, thì các khoản nợ nói chung và nợ ngân hàng nói riêng sẽ được thanh toán đúng hẹn.

Một khoản tín dụng được cấp cho khách hàng phải được an toàn cho suốt chu kỳ luân chuyển nếu nó có được một hệ thống “bảo vệ” tốt. Hệ thống bảo vệ này không những nằm ngay trong quá trình luân chuyển sử dụng vốn (hợp pháp, đúng mục đích) mà còn được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Tính an toàn của vốn tín dụng phụ thuộc vào hệ thống bảo vệ đó. Tùy điều kiện cụ thể mà có thể chấp nhận tiêu chuẩn “bảo vệ” cho phù hợp với từng khách hàng.

- Policy: Chính sách

Chính sách phát triển của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Việc hoạch định chiến lược và sách lược trong nhiều nội dung như đổi mới công nghệ, trang thiết bị, vấn đề đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, ổn định phát triển và chiếm lĩnh thị trường, đổi mới mẫu mã chất lượng sản phẩm, … Trên một tầm nhìn có căn cứ, có định hướng thì khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mới ổn định và vững chắc.

- Pricing: Định giá

Trong cơ chế thị trường, cuộc cạnh tranh về giá cả là cuộc cạnh tranh mãnh liệt, là biểu hiện cao nhất của cạnh tranh – người ta gọi đó là cuộc chiến tranh giá cả, tất nhiên phải nằm trong giới hạn của luật pháp nhưng cạnh tranh về định giá sản phẩm rõ ràng mang tính chất quyết định.

*** Nói chung, việc lựa chọn và thực hiện các tiêu chuẩn trên có thể được tiến hành với những nội dung và yêu cầu theo những góc nhìn khác nhau, tuy nhiên có thể nói là chúng đều nhắm vào mục đích chung của thẩm định tín dụng là ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng. Trên cơ sở kết quả thẩm định mà ra quyết định tín dụng đúng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BNP PARIBAS Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37 - 42)