Quy trình xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BNP PARIBAS Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75 - 77)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HAØNG BNPPARIBAS – CHI NHÁNH THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2. Các kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định tại Chi nhánh

2.2.2 Quy trình xếp hạng tín dụng

Qui trình xếp hạng tín dụng của Chi nhánh theo thứ tự như sau:

Hình 9: Quy trình xếp hạng tín dụng của Chi nhánh

- Bước 1: Xếp hạng theo giá trị nội tại của doanh nghiệp (intrinsic rating)

Bước xếp hạng này dựa trên 5 tiêu chí như sau: Xếp hạng theo giá

trị nội tại của doanh nghiệp

(intrinsic rating)

Xếp hạng theo tiêu chuẩn kỹ thuật BIRD

(BIRD benchmark rating)

Các yếu tố hỗ trợ khác: tài sản đảm bảo; bảo lãnh của

bên thứ 3.

Xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp

(counterparty rating)

(4)

̇ Môi trường và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: để đánh giá tiêu chí này, cán bộ tín dụng phải dựa vào những phân tích về (1) môi trường hoạt động của công ty bao gồm các lĩnh vực chính trị, xã hội và kinh tế; và (2) lĩnh vực hoạt động bao gồm thị trường tiêu thụ, chu kỳ kinh doanh, công nghệ, vốn, mức độ cạnh tranh và triển vọng phát triển.

̇ Vị thế của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh: tiêu chí này được

đánh giá dựa vào phần mô tả các hoạt động SXKD và của doanh nghiệp (quy mô hoạt động, nhà cung cấp, mạng lưới phân phối, khả năng cạnh tranh, v.v…) và những phân tích SWOT.

̇ Khả năng trả nợ của doanh nghiệp: căn cứ để đánh giá tiêu chí này là các

chỉ số về khả năng sinh lợi (profitability ratios) của doanh nghiệp trong 1 chu kỳ kinh doanh; các chỉ số dịch vụ nợ (Debt service ratios); Cơ cấu tài chính (Balance-sheet structure) và chất lượng/tính thanh khoản của tài sản.

̇ Khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ vốn bên ngoài: tiêu chí này dựa vào

khả năng vay vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính hay huy động vốn từ thị trường vốn của doanh nghiệp.

̇ Năng lực quản lý của ban điều hành doanh nghiệp: tiêu chí này được đánh

giá chủ yếu dựa vào (1) trình độ, kinh nghiệm và hiệu quả quản lý của Ban điều hành doanh nghiệp; (2) mức độ hoàn thành kế hoạch, mục tiêu, chiến lược đã đề ra; (3) sự thay thế của các nhân viên chủ chốt (key staff turnover); và (4) chất lượng của các báo cáo tài chính.

- Bước 2: Xếp hạng theo tiêu chuẩn kỹ thuật BIRD (BIRD benchmark rating)

Đây là bước xếp hạng tự động hóa, cũng dựa trên những một số tiêu chí tương tự như bước 1 để xếp hạng doanh nghiệp. Hệ thống xếp hạng kỳ thuật này do ngân hàng thiết kế như là một chuẩn mực để cán bộ tín dụng tham khảo với kết quả xếp hạng của mình ở bước 1. Mặt khác, kết quả xếp hạng

BIRD cũng là căn cứ để các cấp xét duyệt tín dụng làm căn cứ so sánh với kết quả xếp hạng của cán bộ tín dụng ở bước 1. Do đó, nếu kết quả của bước 1 khác với kết quả của bươc 2, cán bộ tín dụng phải có phần diễn giải rõ ràng kèm theo.

- Bước 3: Xem xét các yếu tố hỗ trợ khác (tài sản đảm bảo, bảo lãnh của bên

thứ 3). Nếu một khoản vay được đảm bảo bằng tài sản cầm cố/ thế chấp hay một bảo lãnh trả nợ của bên thứ 3, thì tùy vào chất lượng của các yếu tố hỗ trợ này (ví dụ như chất lượng của một thư bảo lãnh từ công ty mẹ ở nước ngoài còn phụ thuộc vào mức độ uy tín và sức mạnh tài chính của công ty mẹ đó) mà cán bộ tín dụng có thể xem xét đề nghị nâng thứ hạng tín dụng cho doanh nghiệp đó, nhưng tối đa không được vượt quá 3 phân hạng (notch) trên thứ hạng đã xếp theo giá trị nội tại của doanh nghiệp.

- Bước 4: Xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp (counterparty rating)

Dựa vào các bước xếp hạng trước, cán bộ tín dụng sẽ đề nghị thứ hạng tín dụng cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BNP PARIBAS Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)