Kết quả nghiên cứu về sức sản xuất của lợn nái ĐP và lợn

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái địa phương và lợn nái móng cái nuôi tại tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 84)

3.1.2.1. Số lượng lợn con đẻ ra trên lứa và tỷ lệ nuôi sống

Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu về số lượng lợn con đẻ/lứa qua 35 lứa đẻ của lợn nái Địa phương và 35 lứa đẻ của lợn nái Móng Cái nuôi tại các nông hộ tỉnh Bắc Kạn được trình bày tại bảng 3.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2. Khả năng sinh sản của lợn nái TN

STT Chỉ tiêu ĐVT Lợn nái ĐP

(n=20)

Lợn nái MC

(n=20) 1 Số lượng lợn con đẻ ra/lứa con 6,20 ± 0,40 9,71 ± 0,23 2 Số lợn con còn sống sau 24

giờ/lứa con 5,91 ± 0,33 9,60 ± 0,25

3 Số lợn con sống đến 21 ngày

tuổi/lứa con 5,51 ± 0,38 9,40 ± 0,26

4 Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày tuổi % 88,94 97,63 5 Số lợn con sống đến cai sữa/lứa con 5,20 ± 0,31 9,00± 0,28 6 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 83,87 93,77 7 Số lợn con sống đến 60 ngày

tuổi/lứa con 5,10 ± 0,30 8,80 ± 0,25

8 Tỷ lệ nuôi sống đến 60 ngày tuổi % 82,49 91,39

Khi so sánh năng suất sinh sản

bảng 3.2. chúng tôi thấy rằng, lợn nái giống MC có khả năng sinh sản tốt hơn so với giống lợn ĐP, điều này hoàn toàn phù hợp với đặc tính sinh lý sinh sản của từng giống. Giống lợn MC có đặc tính đẻ sai con hơn so với lợn nái Địa phương. Cụ thể, số con sơ sinh/ổ tính trung bình đạt 9,71 con ở lợn nái MC và 6,20 con ở lợn ĐP.

Chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ trong nghiên cứu của chúng tôi ở

ấp hơn với kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng, 2008 [16] (đạt 12,44 con/lứa) và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quế Côi và Cs (2005)[3], (số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái là 10,10 con/lứa). Đã có nhiều nghiên cứu về số con đẻ/lứa của công thức lai giữa lợn đực ngoại và lợn Móng Cái nuôi tại nông hộ như Võ Trọng Hốt (1982) [11]; Nguyễn Thiện và CS (1995) [22]... Các kết quả nghiên cứu của các tác giả này cho thấy, chỉ tiêu số con đẻ/lứa của lợn nái khi được phối giống bằng lợn đực ngoại đạt từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn 10,09 - 11,30 con/lứa. Có thể nói, lợn nái Móng Cái nuôi trong nông hộ của tỉnh Bắc Kạn, mặc dù cao hơn khá nhiều so với lợn Địa phương nhưng thấp hơn so với khi nuôi trong điều kiện chăn nuôi vùng đồng bằng. Điều này cho thấy, ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đến năng suất sinh sản của lợn nái.

Khi so năng suất chăn nuôi của lợn Địa phương của tỉnh Bắc Kạn với một số giống lợn nội khác, chúng ta thấy, lợn nái ĐP của tỉnh Bắc Kạn cũng có số con đẻ ra/ lứa thấp hơn so với lợn bản địa Vân Pa nuôi ở Ba Vì và Lợn Kiềng Sắt là (7,74 - 7,94 so với 6,20 con/lứa). Nguyễn Văn Đức và Cs (2004)[9], nghiên cứu trên giống lợn Táp Ná về chỉ tiêu này là 7,91 con cũng cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Theo Trần Văn Phùng và cs, 2004[17] thì số con để ra trung bình/lứa ở lợn nái Pác Nặm là 6,53 con.Điều đó cũng cho thấy, số con đẻ ra trên lứa của lợn nái giống Địa phương nuôi tại Bắc Kạn có kết quả thấp hơn. Đây là một nhược điểm của giống lợn Địa phương.

Kết quả nghiên cứu về số lượng lợn con sống đến 21 ngày tuổi, cai sữa và 60 ngày tuổi cho thấy ở lợn Địa phương các chỉ tiêu này thường thấp hơn so với lợn nái Móng Cái (Từ 5,51 - 5,20 - 5,10 con/lứa so với 9,40 - 9,0 - 8,8 con/lứa theo thứ tự từng giống lợn). Từ đó, tỷ lệ nuôi sống lợn con của lợn nái Địa phương qua các thời kỳ (Từ 88,94 - 83,87 - 82,94%) cũng thấp hơn so với lợn nái Móng Cái (97,63 - 93,77 - 91,39%). Điều này cho thấy, chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền, sức sống của lợn con mà còn phụ thuộc rất lớn vào lợn mẹ và người chăn nuôi. Lợn nái Móng Cái là một giống lợn nội ngoài những ưu điểm như mắn đẻ, đẻ sai con còn là giống lợn có tính nuôi con rất khéo (Nguyễn Thiện 2005) [23]. Trong trường hợp nghiên cứu của chúng tôi, có thể thấy khả năng nuôi con của giống lợn Địa phương tỉnh Bắc Kạn chưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn tốt, tỷ lệ hao hụt của lợn con trong quá trình chăn nuôi cao. Đồng thời cũng cho thấy vấn đề đầu tư chăn nuôi của các hộ nông dân tại tỉnh Bắc Kạn chưa được tốt.

3.1.2.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của lợn con F1 a. Sinh trưởng tích lũy a. Sinh trưởng tích lũy

Ngoài các chỉ tiêu nghiên cứu về số lượng lợn con đẻ/lứa và tỷ lệ nuôi sống đến các thời kỳ, để đánh giá khả năng sinh sản của lợn mẹ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh trưởng của lợn con. Để có cơ sở đánh giá khách quan hơn về khả năng sản xuất của lợn nái MC và lợn nái ĐP chúng tôi đã tiến hành ghép đôi giao phối cho lợn (Y x MC) và (Y x ĐP), các kết quả về sinh trưởng của con lai F1 giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Sinh trƣởng tích lũy của lợn con TN

STT Chỉ tiêu ĐVT F1 (Y x

ĐP)

F1 (Y xMC) P

1 Số lượng lợn con theo dõi con 217 340 0,00

2 Khối lượng sơ sinh kg/con 0,50 ± 0,02 0,83 ± 0,03 0,00 3 Khối lượng 21 ngày tuổi kg/con 2,69 ± 0,10 3,25 ± 0,13 0,00 4 Khối lượng cai sữa (42 NT) kg/con 5,58 ± 0,23 7,94 ± 0,24 0,00 5 Khối lượng 60 ngày tuổi kg/con 9,26 ± 0,29 12,89 ± 0,30 0,00

7 So sánh % 71,83 100

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy:

Khối lượng sơ sinh/con liên quan đến khả năng nuôi thai của mẹ, số con đẻ ra, ảnh hưởng đến tốc độ tăng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ và tách mẹ đồng thời cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt của lợn con. Kết quả cho thấy khối lượng sơ sinh trung bình/con ở 2 công thức lai có sự chệnh lệch rõ rệt và sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Khối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn lượng sơ sinh trung bình/con của lợn F1 (Y xMC) cao hơn so với lợn F1 (Y x ĐP) (0,83 so với 0,50 kg/con). Kết quả về

ở giống lợn F1 ủ

(2010) [21] nghiên cứu trên giống lợn bản địa Vân Pa nuôi tại Ba Vì và giống lợn Kiềng Sắt nuôi tại Quảng Ngãi của tác giả Hồ Trung Thông (2010) [24] là 0,4 kg/con.

Khối lượng cai sữa/con là chỉ tiêu đánh giá mức độ ủa lợn con trong giai đoạn theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời gian cai sữa và khả năng tiết sữa của lợn mẹ, khối

lượng cai sữ ở giai đoạn giết thịt càng lớn. Do

điều kiện chăn nuôi trong nông hộ và tập quán chăn nuôi của người dân địa phương tỉnh Bắc Kạn, thời gian cai sữa lợn con thông thường là 42 ngày tuổi. Bảng 3.3 cho thấy khối lượng cai sữa/con ở công thức F1(Y x MC) là 7,94 kg cao hơn so với F1(Y x ĐP) là 5,58 kg. So sánh kết quả nghiên cứu này của chúng tôi với các nghiên cứu trên các giống lợn nội khác thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn.

Sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa từ 42-60 ngày tuổi cho thấy, lợn con lai F1 (Y x ĐP) sinh trưởng đã nhanh hơn giai đoạn trước nhưng vẫn chậm hơn so với lợn con lai F1 (Y x MC). Khối lượng lúc 60 ngày tuổi của lợn lai F1 (Y x ĐP) đạt 9,26 kg/con, trong khi con lai F1 (Y x MC) đạt 12,89 kg/con. So sánh con lai của hai giống, cho thấy lợn lai (Y x MC) cao hơn 28,17%. Sở dĩ có kết quả trên, theo chúng tôi là do lợn nái ĐP và nái MC đã được cho lai tạo với giống lợn ngoại Yorkshire do đó đã cải thiện được rất nhiều về khối lượng của lợn con so với lợn Địa phương thuần chủng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con F1

Đồ thị sinh trưởng tích lũy ở hình 3.1 cho thấy, đường sinh trưởng của lợn F1(Y x MC) luôn nằm trên và cách xa so với đường sinh trưởng của lợn F1(Y x ĐP). Điều đó cũng chứng tỏ rằng, trong cùng một điều kiện chăn nuôi nông hộ, lợn F1(Y x MC) cho kết quả sinh trưởng tốt hơn so với lợn F1(Y x ĐP). Điều đó cũng chứng minh rằng lợn nái MC cho lai với đực Yorshire tốt hơn so với lợn ĐP cho lai với đực Yorshire. Giống lợn ĐP do đặc điểm cơ thể nhỏ hơn, sinh trưởng chậm hơn so với lợn MC nên trong quá trình sinh trưởng chậm hơn.

b. Sinh trưởng tuyệt đối củ F1 (g/con/ngày)

Sinh trưởng tuyệt đối củ con thí nghiệm (Y x MC) được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con F1 (g/con/ngày)

STT Giai đoạn ( ngày tuổi) F1 (Y x ĐP) ( n=217) F1 (Y xMC) (n=340) 1 SS - 21 104,34 115,23 2 21 - cai sữa 137,80 223,33 3 42 - 60 263,14 353,57 4 Bình quân từ SS-60 156,59 215,35 5 So sánh (%) 72,71 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn ời gian nuôi thí nghiệm đánh giá cường độ sinh trưởng tuyệt đối của gia súc trong thời gian nuôi. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi cho thấy, lợn lai F1(Y x ĐP) và F1(Y x MC) có sinh trưởng tuyệt đối tăng dần theo từng giai đoạn tuổi (sơ sinh - 21 ngày tuổi; 21 - cai sữa và từ cai sữa đến 60 ngày tuổi).

Tăng trọng bình quân/ngày trong thời gian thí nghiệm từ SS - 60 ngày của con lai F1(Y x MC) đạt 215,35 g/con/ngày và 156,59 g/con/ngày ở lợn F1(Y x ĐP). Trong các giai đoạn thí nghiệm, sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai F1(Y x MC) đều có xu hướng lớn hơn so với lợn lai F1(Y x ĐP).

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai F1(Y x ĐP) và F1(Y x MC) từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi được minh hoạ trên hình 3.2:

Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con (g/con/ngày)

c. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm

Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn lai thí nghiệm được chúng tôi trình bày ở bảng 3.5.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.5. Sinh trƣởng tƣơng đối của lợn con F1 (%) STT Giai đoạn ( ngày tuổi) F1 (Y x ĐP)

(n=217) F1 (Y xMC) (n=340) 1 SS - 21 34,14 29,65 2 21 - 42 17,50 20,96 3 42 - 60 12,41 11,88 sinh t l 1 34,14; 17,5; 12,41% còn ở con

lai F1(Y x MC) kết quả về sinh trưởng tương đố ợc tương ứng là 29,65; 20,96 và 11,88.

(Y x MC) (Y x ĐP).

Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của lợn con một lần nữa được minh họa qua Hình 3.3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2.3. Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng thức ăn của chăn nuôi lợn nái sinh sản nái sinh sản

* Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa

Các chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Chi phí về thức ăn chiếm một phần lớn trong tổng các chi phí, nó chiếm 60% chi phí sản xuất lợn con và 70 - 75% trong sản xuất lợn thịt (Pfeifer, 1984) [44]. Do vậy để nâng cao khả năng tăng trọng của lợn và làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là cần thiết và hoàn toàn có ý nghĩa trong công tác giống. Chúng ta biết rằng hệ số di truyền của chỉ tiêu tăng khối lượng h2 = 0,5, tiêu tốn thức ăn h2 = 0,47 (Schmitten, 1989) [46]. Kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn/kg lợn con lúc cai sữa được trình bày tại bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con F1 đến cai sữa

STT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT F1 (Y x ĐP) F1 (Y xMC)

1 Số lợn con theo dõi con 217 340

2 Tổng khối lượng lợn con cai sữa kg 1015,60 2501,10

3 Tổng thức ăn tinh tiêu tốn cho lợn mẹ kg 6.819,50 11.035,0

4 Tổng thức ăn xanh tiêu tốn cho lợn mẹ kg 16.038 20.233

5 Tiêu tốn thức ăn tinh /kg lợn con cai sữa kg 6,71 4,4

6 So sánh % 100 65,2

7 Tiêu tốn thức ăn xanh/kg lợn con cai sữa kg 15,8 8,1

8 So sánh % 195,06 100

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: lợn thí nghiệm được nuôi bằng nguồn thức ăn tận dụng của địa phương nên chúng tôi phải theo dõi cả lượng thức ăn tinh và thức ăn xanh cho một lợn mẹ. Tiêu tốn thức ăn tinh /kg lợn con khi cai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn sữa ở 42 ngày tuổi của đàn lợn lai sinh ra từ công thức lai (♂Y x ♀ĐP) và (♂Y x ♀MC) lần lượt là 6,71 và 4,40 kg thức ăn. So sánh giữa các công thức, chúng tôi thấy ở công thức lai (♂Y x ♀ĐP) có tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa cao hơn so với lợn con sinh ra từ công thức lai (♂Y x ♀MC). Nếu lấy tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa của công thức lai(♂Y x ♀MC) là 100% thì ở công thức lai (♂Y x ♀ĐP) là 195,06% tương ứng cao hơn 95,06% .

Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả như Trần Đình Miên (1985) [14] và Nguyễn Thiện (1995) [22] cũng đã chứng minh khi cho lai kinh tế giữa lợn đực ngoại với lợn nái nội, con lai có khả năng sinh trưởng tốt, tiêu tốn thức ăn giảm từ 5,9-7,6 ĐVTA xuống còn 4,0-4,94 ĐVTA/kg tăng khối lượng. Trong trường hợp sử dụng cùng lợn đực ngoại Yorkshire, tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa giảm thấp hơn khi sử dụng lợn nái Móng Cái có thể lý giải là do ngoài tốc độ sinh trưởng của lợn con còn do số lượng lợn con lúc cai sữa cao hơn như đã đề cập ở phần trên, còn phải nói đến ảnh hưởng một phần về năng suất chăn nuôi của lợn nái Móng Cái.

Kết quả cũng tương tự như vậy đối với tiêu tốn thức ăn xanh. Lợn nái Địa phương có tiêu tốn thức ăn xanh (Chủ yếu là cây chuối, một phần rau khoa lang…) cao hơn so với lợn nái Móng Cái. Sự khác biệt này, ngoài đặc điểm về khả năng tiêu thụ thức ăn thô xanh của lợn nái Địa phương còn cho thấy quan niệm truyền thống của người dân về chăn nuôi loại lợn này.

* Chi phí thức ăn/kg lợn con F1 cai sữa

Để đánh giá hiệu quả của việc chăn nuôi lợn con cai sữa, chúng tôi tính chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa, kết quả được trình bày ở bảng 3.7.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.7. Chi phí thức ăn/kg lợn con F1 cai sữa

STT Chỉ tiêu ĐVT F1 (Y x ĐP) F1 (Y xMC)

1. Số lượng lợn con theo dõi con 217 340

2. Tổng chi phí thức ăn tinh tiêu tốn cho mẹ đ 57.624.775 93.245.750

3. Tổng chi phí thức ăn xanh tiêu tốn cho mẹ đ 16.038.000 20.233.000

4. Tổng chi phí thức ăn tinh + xanh đ 73.662.775 113.478.750

5. Tổng khối lượng lợn con cai sữa kg 1015,60 2.501,10

6. Chi phí thức ăn tinh+ xanh/kg lợn CS đ 72.531,28 45.371,54

7. So sánh 159,86 100

Ghi chú: 1 kg thức ăn tinh có 0,85 kg ngô, cám gạo x 6500 đ/kg và 0,15 kg đậm đặc x 19.500 đ/kg = 8.450 đ. Thức ăn xanh 1000 đ/kg

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: Chi phí thức ăn/ 1 kg lợn cai sữa của lợn (Y x ĐP) cao hơn so với tổ hợp lai (Y x MC) là 59,86 %. Kết quả trên cho thấy, lợn nái MC có khả năng tiết sữa và nuôi con tốt hơn so với lợn Địa phương, từ đó dẫn đến chi phí thức ăn/kg lợn cai sữa cũng như tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa của lợn (Y x ĐP) luôn cao hơn rất nhiều so với lợn (Y x MC), sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

* Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi

Hiện nay, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn con sau khi cai sữa thường được nuôi đến 60 ngày rồi mới xuất bán hoặc chuyển sang nuôi lợn thịt. Vì vậy chúng tôi tiến hành theo dõi chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái địa phương và lợn nái móng cái nuôi tại tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)