Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái địa phương và lợn nái móng cái nuôi tại tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 35)

Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật. Để nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, người ta dùng phương pháp định kỳ cân khối lượng và đo kích thước của cơ thể vật nuôi. Từ đó tính toán ra các chỉ tiêu sinh trưởng để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Các chỉ tiêu sinh trưởng thường dùng khi nghiên cứu khả năng sinh trưởng của vật nuôi là:

+ Sinh trưởng tích luỹ: là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tích luỹ được qua thời gian khảo sát. Các thông số thu được qua các lần cân đo là biểu thị sinh trưởng tích luỹ của vật nuôi.

+ Sinh trưởng tuyệt đối (A): là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đối với lợn, đơn vị sinh trưởng tuyệt đối thường là gam/con/ngày.

+ Sinh trưởng tương đối (R): là tỷ lệ % của phần khối lượng (thể tích, kích thước) tăng lên so với trung bình khối lượng (thể tích, kích thước) của 2 thời điểm sinh trưởng sau và trước. Đơn vị sinh trưởng tương đối thường là %.

* Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt của lợn

Để đánh giá chất lượng thân thịt của lợn người ta sử dụng các chỉ tiêu về thân thịt và chất lượng thịt. Theo (Reichart và CTV, 2001)[45] đối với thân thịt, các chỉ tiêu quan trọng đó là tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài thân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn. Các chỉ tiêu chất lượng thịt bao gồm tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, mỡ dắt, pH của cơ thăn ở 45 phút và 24 giờ sau khi giết thịt. Theo Clutter và Brascamp (1998)[34], các chỉ tiêu quan trọng của khả năng nuôi vỗ béo bao gồm: tăng trọng ngày đêm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, thu nhận thức ăn/ngày và khối lượng đạt được lúc giết thịt.

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn

Các yếu tố di truyền

Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng và cho thịt khác nhau. Tiềm năng di truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thể hiện thông qua hệ số di truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05- 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo (từ 25 - 95 kg).

Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan nghịch và khá chặt chẽ đã được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: - 0,51 đến -0,56 (Nguyễn Văn Đức, 2001)[8]; - 0,715 (Nguyễn Quế Côi và cộng sự, 1996)[2].

Đối với các chỉ tiêu giết thịt như tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2

= 0,3 - 0,35). Đối với độ dày mỡ lưng, hệ số di truyền dao động ở mức độ trung bình đến cao, từ 0,3 - 0,7; nên việc chọn lọc cải thiện tính trạng này có nhiều thuận lợi. Việc chọn lọc nhằm tăng khả năng tăng khối lượng và giảm dày mỡ lưng không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu số con sơ sinh trên ổ.

Tỷ lệ nạc là một tính trạng có hệ số di truyền cao, dao động từ 0,3 - 0,8. Hệ số di truyền đối với tính trạng tỷ lệ nạc trên 8.234 lợn Landrace là 0,7 và trên 4.448 lợn Yorkshire là 0,81. Hovenier và cộng sự (1992) [37] khi nghiên cứu theo dõi trên lợn Duroc và Yorkshire cho biết hệ số di truyền về tỷ lệ nạc là 0,63.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Đối với các chỉ tiêu thân thịt thì hệ số di truyền của tỷ lệ móc hàm là thấp nhất (h2

= 0,3-0,35) và chiều dài thân thịt là cao nhất (h2 = 0,56 -0,57). Các chỉ tiêu về chất lượng thịt như tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, thành phần hoá học của cơ, pH 45 phút, pH 24 giờ sau khi giết thịt có hệ số di truyền từ 0,1-0,3 (Sellier, 1998) [47]. Bên cạnh hệ số di truyền còn có một mối tương quan giữa các tính trạng. Tương quan di truyền giữa một số cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ như tăng trọng và thu nhận thức ăn (r = 0,65), tỷ lệ nạc với diện tích cơ thăn (r = 0,65). Bên cạnh đó là các tương quan nghịch và chặt như tỷ lệ nạc với độ dày mỡ lưng (r = - 0,87) tỷ lệ mất nước với pH trong 24 giờ (r = - 0,71) và với khả năng giữ nước (r = - 0,94). Ngoài ra, hàng loạt các thông báo của nhiều nhà khoa học đã xác nhận các chỉ tiêu thân thịt như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn ở các giống khác nhau là khác nhau.

Về phương diện sinh trưởng và cho thịt ở lợn, mối quan tâm chủ yếu tới nhân tố di truyền chính là việc tạo ra ưu thế lai. Chính vì vậy mà hầu hết đàn lợn thương phẩm ở các nước là lợn lai. Con lai có ưu thế lai cao hơn bố mẹ về tăng trọng 10%.

Các yếu tố ngoại cảnh

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ và độ ẩm môi trường, ánh sáng và các yếu tố khác.

Về dinh dưỡng khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về thức ăn bao gồm cả về số lượng và chất lượng thì sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển các cơ quan trong cơ thể. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố ngoại cảnh chi phối đến sinh trưởng và sức cho thịt của lợn. Trần Văn Phùng và cs, (2004)[17] cho rằng: Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phần trong cơ thể, ví như chúng ta cho lợn ăn khẩu phần có nhiều protein thì tỷ lệ nạc sẽ cao hơn và ngược lại nếu chúng ta cho ăn khẩu phần có nhiều bột đường hoặc nhiều chất béo thì tỷ lệ mỡ trong thịt sẽ tăng lên.

Nhiệt độ và độ ẩm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp thì sẽ không đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15-180C, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10-120C, độ ẩm thích hợp 70%. Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cơ thể. Một số công trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (dưới 5,50C) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về vitamin B2 cao hơn rất nhiều khi nhiệt độ môi trường là 29,50

C.

Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp, lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 18 - 20 0C, cho lợn sinh sản không thấp hơn 180C. Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không khí thích hợp cho lợn vào khoảng 70% (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[17].

Tác giả Nguyễn Thiện và cs, (2005)[23] cho biết ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao lợn phải tăng cường quá trình toả nhiệt thông qua quá trình hô hấp (vì lợn tuyến mồ hôi không phát triển) để duy trì thăng bằng thân nhiệt. Ngoài ra khi nhiệt độ cao sẽ cho khả năng thu nhận thức ăn của lợn hàng ngày giảm. Do đó tăng trọng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn kém, dẫn đến sự sinh trưởng, phát dục của lợn bị giảm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Đặc biệt là lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, trong đó có trao đổi khoáng. Với lợn con từ sơ sinh đến 71 ngày tuổi, không đủ ánh sáng làm cho tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5-12%, tiêu tốn thức ăn tăng 8-9%.

Ảnh hưởng của tính biệt

Lợn đực có tốc độ phát triển nhanh hơn lợn cái và lợn đực có khối lượng nạc cao hơn lợn cái và đực thiến. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Một số công trình nghiên cứu khác lại cho rằng lợn đực thiến có mức độ tăng khối lượng cao hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn (Campell và cộng sự, 1985) [33].

Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại

Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi.

Tại thí nghiệm của Brumm và Miller (1996) [32] cho thấy diện tích chuồng nuôi 0,56 m2/con thì lợn ăn ít hơn và tăng khối lượng cũng chậm hơn so với lợn được nuôi với diện tích 0,78 m2/con, năng suất của lợn đực thiến đạt tối đa khi nuôi ở diện tích 0,84 - 1,0 m2. Nghiên cứu của Nielsen và cộng sự (1995) [41] cho thấy lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một bữa được nhiều hơn nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức sản xuất của lợn, đó là: điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, khẩu phần ăn không đảm bảo, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn, tiêm chủng, điều trị, thay đổi khẩu phần ... (Wood, 1986) [50].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ảnh hưởng của năm và mùa vụ

Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa vụ trong chăn nuôi cho biết chúng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của lợn. Pathiraja và cộng sự (1990) [42] cho biết sự khác nhau giữa năm và mùa ảnh hưởng đến tăng khối lượng và dày mỡ lưng là rõ rệt.

Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối lượng của lợn. Thomas (1984) [48], cho biết nếu nuôi lợn từ 20 kg đến 90 kg ở nhiệt độ từ 80C đến 220C thì khả năng tăng khối lượng tăng và nhu cầu về thức ăn cũng tăng lên. Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) [7], Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003) [10], cũng cho biết tăng khối lượng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm.

Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ

Khả năng sản xuất và chất lượng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng lúc giết thịt. Giết thịt ở độ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do sự tăng lên của các mô ở giai đoạn cuối của thời kỳ trưởng thành. Song không nên giết thịt ở tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích lũy mỡ lớn, dẫn đến tỷ lệ nạc sẽ thấp và hiệu quả kinh tế kém.

Chất lượng thịt lợn cũng thay đổi theo tuổi giết thịt là do thành phần cơ thể phát triển khác nhau ở từng giai đoạn. Mô cơ phát triển rất mạnh ngay từ khi còn nhỏ nhưng tốc độ giảm dần, còn mô mỡ tốc độ tích lũy ngày càng tăng. Tính từ khi sinh ra đến 7 tháng tuổi khối lượng lợn tăng khoảng 100 lần, trong đó mô xương chỉ tăng khoảng 30 lần, mô cơ tăng 81 lần còn mô mỡ tăng tới 675 lần (Perez, Desmoulin, 1975) [43].

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái địa phương và lợn nái móng cái nuôi tại tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 35)