Ưu thế lai là từ ngữ biểu thị sức sống của con lai vượt trội hơn cha mẹ, khi cha mẹ là những cá thể không có quan hệ huyết thống. Ưu thế lai không chỉ thể hiện ở sức chịu đựng mà còn bao gồm cả ưu thế về sức sống, tốc độ sinh trưởng, khả năng cho sữa, khả năng sinh sản và tỷ lệ chết (Trần Thế Thông và cộng sự, 1979 [25]).
Ưu thế lai hay sức sống con lai hoàn toàn ngược với suy hoá cận huyết và sự suy giảm sức sống do cận huyết được khắc phục trở lại khi lai giống (Falconer, 1993)[36]).
Thuật ngữ ưu thế lai đã được Shull, nhà di truyền học người Mỹ đề cập đến từ năm 1914 và được Snell thảo luận trong nhân giống (Nguyễn Hải Quân và cộng sự, 1995 [19]) như sau: Ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời con so với trung bình của đời bố mẹ. Có thể ưu thế lai là sức sống, sức miễn kháng đối với bệnh tật và tính trạng sản xuất của con lai được nâng cao, khả năng lợi dụng thức ăn tốt. Sau đó vấn đề ưu thế lai được nghiên cứu và ứng dụng khá rộng rãi ở động vật và thực vật. Theo ông, ưu thế lai là tập hợp của những hiện tượng liên quan đến sức phát triển nhanh hơn, khả năng chống chịu bệnh tốt hơn và năng suất cao hơn ở thế hệ đời con so với bố mẹ.
Theo nghiên cứu của William (1997)[29] ở lợn có 3 loại ưu thế lai: Ưu thế lai của con mẹ: Ưu thế lai của con mẹ thể hiện đối với các cá thể đời con, rõ nhất là thời kỳ lợn con phụ thuộc vào lợn mẹ như từ khi lợn mẹ chửa cho đến khi cai sữa lợn con (các tính trạng sinh sản được cải thiện như số con sơ sinh, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi, khoảng cách lứa đẻ…). Cho đến nay ưu thế lai của con mẹ là ưu thế lai quan trọng nhất bởi vì số lợn con cai sữa/ nái là một chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng.
Ưu thế lai của con con: Ưu thế lai của con con có lợi cho chính bản thân chúng vì chính chúng là những con lai. Ưu thế lai có ảnh hưởng đến sức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn sống của lợn con và sự tăng khối lượng của chúng, đặc biệt sau khi cai sữa chúng hoàn toàn tách khỏi lợn mẹ.
Ưu thế lai về đực giống được tạo thành từ bố thể hiện thông qua con đực từ kết quả giao phối. Ưu thế lai của lợn đực giống được thể hiện rất hạn chế. So sánh về năng xuất sinh sản của lợn cái lai (L x LW) phối với lợn đực thuần và lợn đực lai, kiểu gen của lợn đực giống không ảnh hưởng đến số con đẻ ra và số lượng con sống đến 21 ngày tuổi, nhưng khối lượng lợn con sơ sinh của lợn đực giống lai cao hơn lợn đực giống thuần.
* Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn
Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế chăn nuôi lợn cho thấy việc lai giống đã mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay trên thế giới trong chăn nuôi lợn có tới 90% con giống thương phẩm là con lai. Trong thực tế nhân giống lợn hiện nay đang sử dụng công thức lai “ba máu” với sơ đồ: ♀ dòng A ♂ dòng B
♀ lai ♂ F1(AB) dòng C
♀ ♂ Con lai F1 (AB)C Kiểu hình con lai F1(AB)C sẽ là:
PF1(AB)C = ¼ aA + 1/4aB + 1/4aC +BC + HM + HI + E H1: ưu thế lai của con lai
HM: ưu thế lai của mẹ (do mẹ là con lai F1)
aA, aB, aC: giá trị di truyền cộng gộp của giống A, B, C BC: ảnh hưởng ngoại cảnh của giống C
E: ảnh hưởng của môi trường
Như vậy trong lai 3 giống hay dòng, do sử dụng mẹ lai (hoặc bố lai) nên con lai F1(AB)C ngoài ưu thế lai cá thể còn có ưu thế lai của mẹ (hoặc bố)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Để lợn lai nuôi thịt có khả năng sinh trưởng cao và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp, tỉ lệ nạc cao, hiện nay hệ thống sản xuất con lai được tổ chức theo sơ đồ hình tháp nhằm thực hiện các công thức lai giữa nhiều dòng, nhiều giống khác nhau, hệ thống sản xuất con lai được tổ chức như sau:
- Đàn cụ - kỵ: nhiệm vụ nhân các dòng, giống thuần.
- Đàn ông bà (GP): lai giữa hai dòng, giống thuần với nhau tạo ra đời ông bà, nếu dùng công thức lai giữa 4 dòng giống khác nhau thì cần có 2 đàn ông bà khác nhau, một đàn ông bà tạo ra đàn bố, còn đàn kia tạo ra đàn mẹ. Nếu sử dụng công thức lai giữa 3 dòng khác nhau, thì chỉ cần một đàn ông bà, đàn này thường dùng để tạo ra đàn mẹ, còn đàn bố thường là dòng, giống thuần trong đàn cụ kỵ.
- Đàn bố - mẹ (P): lai giữa hai đàn bố mẹ tạo ra đời con là con lai giữa 3 hay 4 dòng giống khác nhau.
- Đàn thương phẩm: các con lai được tạo ra từ đàn nái bố mẹ với dòng đực cuối cùng.
Năng suất chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào công tác giống, để có năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt công tác giống phải là vấn đề then chốt, để có tổ hợp lai thì nguyên liệu chính là các con giống ở đàn hạt nhân do đó chọn giống trong đàn hạt nhân sẽ quyết định cho năng suất chăn nuôi lợn.
Trong các công thức lai thương phẩm sử dụng ở Bắc Kạn, chúng tôi sử dụng sơ đồ lai giữa lợn đực Yorkshire lai với lợn nái Địa phương và lợn nái Móng Cái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Lợn nái Địa phương (ĐP) và lợn nái Móng Cái (MC).
- Lợn lai nuôi thịt: F1(Yorkshire × nái ĐP) và F1(Yorkshire × nái MC).
2.2. Địa điểm thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Tại một số nông hộ chăn nuôi lợn tỉnh Bắc Kạn. - Thời gian: Từ tháng 6/ 2012 đến tháng 8/ 2013.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Địa phương và lợn nái Móng Cái nuôi tại tỉnh Bắc Kạn.
Nghiên cứu sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn lai thương phẩm F1 (Đực Yorkshire x nái ĐP) và F1(Đực Yorkshire x nái Móng Cái).
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái ĐP và lợn nái MC nái MC
Số lượng lợn nái theo dõi: Mỗi giống lợn chọn 20 con
Lợn nái được chọn nuôi từ lứa đẻ thứ 2 và theo dõi tại các hộ gia đình có điều kiện chăn nuôi tương đương nhau.
Áp dụng chế độ thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng giống nhau tại tất cả các hộ gia đình.
Chế độ nuôi dưỡng: Thức ăn cho lợn nái được sử dụng các loại thức ăn sẵn có của địa phương:
+ Thức ăn tinh bao gồm: cám gạo, bột ngô, thức ăn đậm đặc + Thức ăn thô xanh: thân cây chuối, các loại rau xanh.
Mức ăn cho mỗi loại lợn nái Địa phương và Móng Cái khác nhau, do khối lượng cơ thể lợn mẹ và số lợn con đẻ ra/lứa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để phối giống cho lợn nái (Tinh lợn đực Yorshire).
Phương pháp theo dõi và chăm sóc nuôi dưỡng lợn con:
Lợn con được tập ăn từ khi được 3 tuần tuổi, sau đó cho ăn lợn con ăn theo chế độ tự do. Thức ăn cho lợn con là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, trong 1 kg thức ăn có 3.200 Kcal và 19% protein tổng số. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đồng đều cho tất cả các đàn lợn con. Hàng ngày ghi chép lượng thức ăn cho lợn con để tính toán tiêu tốn và chi phí thức ăn cho lợn.
Tiến hành cân khối lượng và đếm số lượng lợn con tại các thời điểm sơ sinh, 21, 42 và 60 ngày tuổi. Cân cùng loại cân và cùng một người cân, cân vào buổi sáng trước khi cho lợn con ăn.
Tiến hành theo dõi và ghi sổ sách đầy đủ
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn thương phẩm F1(Đực Yorkshire x ĐP) và F1 (Đực Yorkshire x lợn nái MC) phẩm F1(Đực Yorkshire x ĐP) và F1 (Đực Yorkshire x lợn nái MC)
Thí nghiệm bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều các yếu tố về điều kiện chăn nuôi, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng, tẩy giun sán, vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
STT Diễn giải ĐVT Lô 1 Lô 2
1 Số lượng lợn/lần thí nghiệm Con 10 10
2 Tỷ lệ đực/cái 5/5 5/5
3 Tuổi thí nghiệm tháng 2 - 6 2-6
4 Thức ăn KPCS KPCS
5 Yếu tố thí nghiệm Lợn F1 (Y x ĐP) Lợn F1 (Y x MC)
Lợn lai nuôi thịt trong cùng một nhóm được chọn đảm bảo các nguyên tắc đồng đều về độ tuổi và tỷ lệ đực cái. Về khối lượng khi bắt đầu thí nghiệm chọn trên cơ sở khối lượng trung bình lúc 2 tháng tuổi của nhóm lợn lai đó. Thí nghiệm lặp lại 3 lần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Chế độ nuôi dưỡng: lợn thí nghiệm được ăn tự do, thức ăn có giá trị năng lượng và protein tương ứng với từng giai đoạn phát triển của lợn theo quy trình nuôi lợn thịt. Thức ăn dựa trên nền thức ăn được người dân sử dụng nhiều, gồm hai loại: Thức ăn tinh (ngô, cám gạo và đậm đặc) và thức ăn xanh gồm rau xanh, cây chuối. Thức ăn tinh được trộn theo tỷ lệ 59,6% ngô, 25,4% cám gạo và 15% đậm đặc. Các loại thức ăn thô xanh được thái nhỏ trộn với thức ăn tinh cho ăn. Do tập quán chăn nuôi địa phương, phần lớn thức ăn cho lợn nuôi thịt được nấu chín. Lợn nhỏ cho ăn ngày 3 bữa, lợn lớn cho ăn ngày 2 bữa.
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi
2.5.1. Các chỉ tiêu sinh lý, sinh sản của lợn nái
Tuổi động dục lần đầu (tháng) Thời gian động dục (ngày) Tuổi phối giống lần đầu (tháng) Tuổi đẻ lứa đầu (tháng)
Thời gian mang thai (ngày) Số con đẻ ra/lứa (con) Số con cai sữa/lứa (con) Số con sơ sinh sống/lứa (con) Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) Khối lượng sơ sinh/con (kg) Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) Khối lượng cai sữa/con (kg)
Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa (kg)
2.5.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn thịt thương phẩm
+ Khối lượng lợn qua các tháng tuổi (kg) + Sinh trưởng tương đối (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn + Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) + Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ)
+ Các chỉ tiêu về khảo sát năng suất thịt lợn: Tỉ lệ móc hàm (%); Tỉ lệ thịt xẻ (%); Tỉ lệ nạc (%); Tỷ lệ mỡ (%)…
2.6. Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu
2.6.1. Các chỉ tiêu sinh lý, sinh sản
- Số con đẻ ra/lứa (con): Đếm tổng số con đẻ ra của một lứa đẻ. Tính trung bình số con đẻ ra đối với cả lô thí nghiệm
- Số con còn sống để lại nuôi (con): Đếm số con còn sống để lại nuôi sau 24 giờ (loại trừ những con quá bé, khuyết tật).
- Số con sống đến 21, 42 và 60 ngày tuổi (con).
- Tỷ lệ nuôi sống đến 21, 42 và 60 ngày tuổi (%) được tính bằng công thức: Số con còn sống ở thời điểm xác định
Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số con còn sống để lại nuôi
- Tiêu tốn thức ăn/1kg khối lượng lợn con lúc cai sữa (kg) và từ lúc cai sữa đến 60 ngày tuổi:
Theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của cả con mẹ và đàn con của từng giai đoạn. Tiêu tốn thức ăn được tính theo công thức:
thức ăn tiêu thụ mẹ + con (kg) Tiêu tốn thức ăn/1kg lợn con CS =
KL toàn ổ lúc CS
thức ăn tiêu thụ (kg) Tiêu tốn TA/1kg tăng KL từ CS-60 ngày =
KL tăng từ CS đến 60 ngày
Ghi chú: Tổng thức ăn tiêu thụ là thức ăn cho lợn con từ cai sữa đến 60 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn đến 60 ngày tuổi (đồng): Từ lượng thức ăn tiêu thụ, đơn giá thức ăn, tính chi phí
thức ăn/ kg lợn cai sữa (kg tăng khối lượng từ cai sữa đến 60 ngày) như sau: chi phí thức ăn (đồng)
Chi phí thức ăn / 1kg P = P toàn ổ lúc kiểm tra (kg)
Ghi chú: Đối với giai đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi là khối lượng lợn con tăng của giai đoạn này.
2.6.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn thịt
Sinh trưởng tích luỹ (kg/con): Cân tại các thời điểm 2 tháng; 3 tháng; ... 6 tháng tuổi. Cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, cân cùng 1 chiếc cân và cùng người cân.
Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức: Xác định theo TCVN 2-39-77 (1997).
W1 - W0 A =
t1 - t0
Trong đó: A: Độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) t0: Thời điểm bắt đầu theo dõi
t1: Thời điểm lúc kết thúc theo dõi W0: Khối lượng ban đầu lúc theo dõi W1: Khối lượng lúc kết thúc theo dõi Sinh trưởng tương đối được xác định theo công thức: W1- W0
R(%) = x 100 W1 - W0
2
- Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng lợn:
Theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của đàn lợn thí nghiệm. Tiêu tốn thức ăn được tính theo công thức:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg) Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng KL(kg) =
Tổng KL lợn tăng trong kỳ thí nghiệm (kg) - Chi phí thức ăn/1kg tăng khối lượng lợn (đồng): Chi phí thức ăn/1 kg tăng khối lượng trong kỳ thí nghiệm được tính theo công thức:
Tổng TA tiêu thụ (kg) x giá 1kg TA(đ) Chi phí thức ăn/1kg tăng KL(đ) =
Tổng KL lợn tăng trong kỳ thí nghiệm (kg) Trong đó: Tổng chi phí thức ăn (đ) = Tổng thức ăn tiêu thụ (kg) x Đơn giá 1 kg TA (đ/kg)
- Các chỉ tiêu khảo sát thân thịt:
+ Khối lượng hơi (kg/con): Cân lợn lúc đói, khối lượng bằng mức bình quân trong lô.
+ Khối lượng móc hàm (kg/con) = Khối lượng hơi - (KL tiết + lông) - KL nội tạng
+ Khối lượng thịt xẻ được tính bằng:
Khối lượng thịt xẻ = Khối lượng móc hàm - (KL đầu + KL 4 chân). + Khối lượng thịt nạc, mỡ, xương, da: được lọc tách riêng và cân khối lượng để tính tỷ lệ các phần thịt:
+ Tỷ lệ móc hàm (%) = Khối lượng móc hàm (kg) x 100 Khối lượng hơi (sống) (kg)
+ Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng thịt xẻ x 100 Khối lượng móc hàm (kg) + Tỷ lệ thịt nạc (%) = Khối lượng thịt nạc (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg) + Tỷ lệ thịt mỡ (%) = Khối lượng thịt mỡ (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn + Tỷ lệ thịt xương (%) = Khối lượng thịt xương (kg) Khối lượng thịt xẻ (kg) x 100
+ Tỷ lệ da (%) = Khối lượng da (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg) + Tỷ lệ hao hụt (%) = KL thịt xẻ - (KL nạc+ KL mỡ +KL xương + KL da) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg) 2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập trong thí nghiệm đều được xử lý trên phần mềm thống kê STATGRAPH của Cục thống kê USA, version 4.0 và xử lý trên chương trình EXELL 2003.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái Địa phƣơng và lợn nái Móng Cái nuôi tại tỉnh Bắc Kạn
3.1.1. Sinh lý sinh dục của lợn nái ĐP và lợn nái MC
Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Địa phương và lợn nái Móng Cái nuôi tại nông hộ của tỉnh Bắc Kạn được trình bày qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái TN
STT Chỉ tiêu ĐVT Lợn nái ĐP Lợn nái MC
1 Số lượng lợn nái theo dõi Con 20 20
2 Tuổi động dục lần đầu ngày tuổi 261,30 ± 3,78 181,70 ± 4,46
3 Khối lượng động dục lần đầu kg/con 24,50 ± 0,57 40,50 ± 0,84
4 Thời gian động dục ngày 4,00 ± 0,24 4,40 ± 0,21
5 Tuổi phối giống lần đầu ngày tuổi 291,00 ± 2,06 212,80 ± 1,67
6 Tuổi đẻ lứa đầu ngày tuổi 405,60 ± 2,08 328,20 ± 2,10
7 Thời gian chửa ngày 114,60 ± 0,38 114,10 ± 0,17
Nhìn một cách tổng thể, kết quả theo dõi của 20 lợn nái Địa phương và