Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho các đực giống và cái giống thuộc hai quần thế khác nhau phối giống với nhau, hai quần thể này có thể là hai dòng, hai giống, hay hai loài khác nhau. Do đó đời con của chúng mang đặc điểm di truyền của bố mẹ nó. Lai giống có tác dụng mang lại ưu thế lai ở đời con một số tính trạng nhất định. Hiệu ứng cộng gộp của gen đực và cái là nguyên nhân tạo nên ưu thế lai.
XP1P2 = XP1 + XP2 2
Trong đó Xp1p2 là trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ nhất Xp1 và trung bình giá trị kiểu hình quần thể thứ hai Xp2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 1 ( ) ( ) 2 2 (%) 1 ( ) 2 BA AB AA BB H BA AB
Trong đó H là ưu thế lai (tính theo %)
AB: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố A, mẹ B BA: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố B, mẹ A AA: giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) A BB: giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) B
Như vậy không có ưu thế lai khi năng suất của con lai chỉ bằng năng suất của chính bố mẹ chúng. Nếu như giao phối cận huyết làm tăng mức độ đồng hợp tử và giảm mức độ dị hợp tử của các kiểu gen thì ngược lại lai giống làm tăng mức độ dị hợp tử, giảm mức độ đồng hợp tử các kiểu gen. Vì thế ưu thế lai gắn liền với tác động của các thể dị hợp tử của các locus.
Bản chất của hịên tượng ưu thế lai được Nguyễn Thiện (1995)[22] giải thích bởi ba giả thuyết đó là thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết át gen.
- Thuyết trội: các gen có lợi phần lớn là gen trội, con lai tập hợp được nhiều gen trội hơn bố mẹ, các tính trạng về năng suất sinh sản, sinh trưởng và cho thịt là những tính trạng số lượng do nhiều kiểu gen điều khiển vì vậy ít khi có đồng hợp tử, thế hệ con lai tạo ra giữa hai cá thể được biểu hiện do các gen trội của bố và mẹ.
- Thuyết siêu trội: hiệu quả của một alen trạng thái dị hợp tử sẽ khác với hiệu quả từng alen ở trạng thái đồng hợp tử và các alen dị hợp tử có tác động lớn hơn các cặp alen đồng hợp tử Aa> AA>aa.
- Thuyết át gen: cho rằng lai giống đã hình thành nên các tổ hợp gen mới trong đó có tác động tương hỗ giữa các alen không cùng locus là nguyên nhân tạo ra ưu thế lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn