Các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái địa phương và lợn nái móng cái nuôi tại tỉnh bắc kạn (Trang 36 - 37)

Giá trị kiểu hình (P) của bất kỳ tính trạng nào cũng có thể phân chia thành giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). Giá trị kiểu hình được biểu thị như sau: P = G + E

Trong đó:

P: Giá trị kiểu hình (Phenotyp value) G: Giá trị kiểu gen (Genotyp value) E: Sai lệch môi trường

Giá trị kiểu gen

Giá trị kiểu gen của từng tính trạng số lượng do nhiều cặp gen quy định. Tuỳ theo tác động khác nhau của các gen bao gồm các thành phần khác nhau: giá trị di truyền cộng gộp hay giá trị giống, sai lệch trội D và sai lệch tương tác gen I

G = A + D + I

Giá trị cộng gộp (A): bố mẹ chỉ truyền cho con cái các gen của chúng chứ không phải truyền đạt kiểu gen cho thế hệ sau.

Sai lệch trội (D): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các cặp alen trong cùng một locus (đặc biệt là cặp gen dị hợp tử). Sai lệch trội cũng là một phần thuộc tính của quần thể, sai lệch trội của bố mẹ không được truyền sang con cái.

Sai lệch tương tác gen (I): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các locus khác nhau. Sai lệch tương tác gen không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Sai lệch môi trường (E): sai lệch môi trường được thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung và sai lệch môi trường riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Sai lệch môi trường chung Eg: là sai lệch do loại môi trường tác động lên toàn bộ con vật trong suốt cuộc đời của nó

Sai lệch môi trường riêng Es: là sai lệch do loại môi trường chỉ tác động lên một số con vật trong một giai đoạn nào đó trong đời cuả chúng.

Như vậy, kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locus trở lên có giá trị kiểu hình chi tiết như sau:

P = A + D + I + Eg + Es

Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng, chúng ta có thể thấy muốn nâng cao năng suất của vật nuôi cần phải:

Tác động về mặt di truyền (G), bao gồm:

Tác động vào hiệu ứng cộng gộp A bằng cách chọn lọc

Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và tương tác gen (I) bằng cách phối giống và tạp giao. Tác động về mặt môi trường bằng cách cải tiến các điều kiện chăn nuôi thức ăn, thú y, chuồng trại, quản lý…

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái địa phương và lợn nái móng cái nuôi tại tỉnh bắc kạn (Trang 36 - 37)