2.2. Địa điểm thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Tại một số nông hộ chăn nuôi lợn tỉnh Bắc Kạn. - Thời gian: Từ tháng 6/ 2012 đến tháng 8/ 2013.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Địa phương và lợn nái Móng Cái nuôi tại tỉnh Bắc Kạn.
Nghiên cứu sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn lai thương phẩm F1 (Đực Yorkshire x nái ĐP) và F1(Đực Yorkshire x nái Móng Cái).
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái ĐP và lợn nái MC nái MC
Số lượng lợn nái theo dõi: Mỗi giống lợn chọn 20 con
Lợn nái được chọn nuôi từ lứa đẻ thứ 2 và theo dõi tại các hộ gia đình có điều kiện chăn nuôi tương đương nhau.
Áp dụng chế độ thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng giống nhau tại tất cả các hộ gia đình.
Chế độ nuôi dưỡng: Thức ăn cho lợn nái được sử dụng các loại thức ăn sẵn có của địa phương:
+ Thức ăn tinh bao gồm: cám gạo, bột ngô, thức ăn đậm đặc + Thức ăn thô xanh: thân cây chuối, các loại rau xanh.
Mức ăn cho mỗi loại lợn nái Địa phương và Móng Cái khác nhau, do khối lượng cơ thể lợn mẹ và số lợn con đẻ ra/lứa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để phối giống cho lợn nái (Tinh lợn đực Yorshire).
Phương pháp theo dõi và chăm sóc nuôi dưỡng lợn con:
Lợn con được tập ăn từ khi được 3 tuần tuổi, sau đó cho ăn lợn con ăn theo chế độ tự do. Thức ăn cho lợn con là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, trong 1 kg thức ăn có 3.200 Kcal và 19% protein tổng số. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đồng đều cho tất cả các đàn lợn con. Hàng ngày ghi chép lượng thức ăn cho lợn con để tính toán tiêu tốn và chi phí thức ăn cho lợn.
Tiến hành cân khối lượng và đếm số lượng lợn con tại các thời điểm sơ sinh, 21, 42 và 60 ngày tuổi. Cân cùng loại cân và cùng một người cân, cân vào buổi sáng trước khi cho lợn con ăn.
Tiến hành theo dõi và ghi sổ sách đầy đủ
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn thương phẩm F1(Đực Yorkshire x ĐP) và F1 (Đực Yorkshire x lợn nái MC)