Hiệu quả sản xuất là yếu tố chính quyết định đến mức độ tái đầu tư của người sản xuất. Để đánh giá hiệu quả kinh tế cần xác định được chi phí đầu tư cho sản xuất (chi phí cố định và chi phí biến đổi), lợi nhuận thu được từ các mô hình sản xuất đó.
+ Chi phí cố định bao gồm chi phí về xây dựng hệ thống cung cấp nước, hệ thống đường điện, hệ thống nhà lưới, hệ thống dẫn nước, ...
+ Chi phí biến đổi: Công lao động, giống, phân bón, thuốc BVTV, ... Tỷ suất lợi nhuận được tính bằng tỷ số giữa thu nhập và chi phí, là căn cứ để đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất. Khi tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì tính hiệu quả của mô hình càng caọ
Bảng 3.17. Lợi nhuận thu được từ mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP và Rau thường tính trên 1 sào
ĐVT: 1000 đ
Rau VietGAP Rau thường
Loại cây Chi phí* Thu nhập Lợi nhuận TSLN (%) Chi phí Thu nhập Lợi nhuận TSLN (%) Bắp cải 1.035 5.375 4.340 5,19 1.853 5.100 3.247 2,75 Súp lơ 1.125 8.720 7.595 7,75 2.294 8.408 6.114 3,67
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 67
Su hào 1.142 5.094 3.952 4,46 2.085 5.118 3.033 2,45
Rau ngót 830 8.075 7.245 9,73 882 8.740 7.858 9,91
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010
Qua bảng 3.17. Thu nhập từ mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và rau thường đối với từng loại cây trồng không có sự chênh lệch nhiều, trung bình mỗi mô hình chênh lệch từ 200 – 300 ngàn đồng/sàọ Tuy nhiên, lợi nhuận mang lại từ mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn so với mô hình rau thường khoảng 1 triệu đồng/sàọ
0.000 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000
Bắp cải Súp lơ Su hào
Chủng loại rau
So sánh lợi nhuận giữa 2 mô hình rau VietGAP và rau thường
Lợi nhuận mô hình VietGAP Lợi nhuận mô hình RT
Hình 3.2. So sánh lợi nhuận giữa 2 mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP và mô hình rau thường
Lợi nhuận mang lại từ mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn so với mô hình sản xuất rau thường vì các chi phí đầu vào của mô hình rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP thấp hơn so với mô hình rau thường. Kết quả điều tra năm 2010 từ ban chủ nhiệm Hợp tác xã Hòa Bình cho thấy:
Các chi phí cố định như: hệ thống nhà lưới, hệ thống điện, hệ thống nước tưới tại mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP được nhà nước đầu tư đầy đủ dưới hình thức hỗ trợ người sản xuất từ năm 2008. Hệ thống đường ống dẫn nước được lắp đặt tại đầu các vùng thửa của các hộ đã tiết kiệm được một khoản chi không nhỏ dùng cho việc trang bị máy bơm nước.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 68
Chính các yếu tố đó đã làm giảm đáng kể các chi phí, trong đó đáng kể là công lao động của người sản xuất. Trên lý thuyết, hiệu quả của mô hình sản