3.4.6.1. Thông tin vật tư đầu vào tại HTX Hòa Bình
Vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng được hiểu gồm: giống cây trồng, các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phục vụ hoạt động sản xuất.
Một số vật tư người dân sử dụng cho hoạt động sản xuất:
- Về giống: giống người dân sử dụng là nguồn giống có tên thương mại, được đăng ký tên hàng hóa và có nguồn gốc rõ ràng như:
+ Giống cải bắp: KK cross, NS cross.
+ Giống đậu trạch: TL1, đậu trạch Đài loan, Đậu vàng Hưng Nông. + Giống cải ngọt: CX1, Hai mũi tên đỏ, Green boy, …
+ Ngoài ra có một số nguồn giống do người dân tự để như rau ngót. - Về phân bón: được chia thành 2 nhóm chính.
+ Phân vô cơ: gồm Đạm Ure Phú Mỹ, Đạm Trung Quốc, lân supe Lâm Thao, lân Văn Điển, Kali clorua, Kali sulfat, NPK Lâm Thao (5:10:3).
+ Phân hữu cơ: Phân vi sinh Biogro, phân chuồng (ít sử dụng).
+ Ngoài các loại phân hữu cơ, phân vô cơ các hộ còn sử dụng vôi bột, tro bếp, trấu hun, rơm rạ trong quá trình sản xuất.
- Về thuốc BVTV: hiện nay người sản xuất vẫn sử dụng đồng thời 2 nhóm là nhóm thuốc có nguồn gốc hóa học (thường sử dụng vào giai đoạn đầu) và nhóm có nguồn gốc sinh học (sử dụng vào giai đoạn thu hoạch).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 61
Bảng 3.9. Nguồn gốc vật tư phục vụ sản xuất của các hộ điều tra
Stt Nội dung HTX (%) Công ty CP PTN (%) Khác (%) 1 Giống 8,33 88,34 3,33 2 Phân bón 0 96,67 3,33 3 Thuốc BVTV 96,67 0 3,33
Nguồn: Tổng hợp điều tra năm 2010
Nguồn cung ứng vật tư cho các hộ tham gia sản xuất rau VietGAP tại HTX Hòa Bình gồm 2 nguồn chính: Hợp tác xã Dịch vụ Tổng hợp Hòa Bình và Công ty Cổ phần Phú Tam Nông. Theo hợp đồng của Công ty Cổ phần Phú Tam Nông với các hộ sản xuất: Công ty cung ứng 100 % vật tư giống, phân bón dưới hình thức ứng trước không thu lãi, theo giá thị trường và sẽ thu hồi vào thời điểm người dân thu hoạch và bán sản phẩm cho Công tỵ Qua điều tra, 83,34 % số hộ sử dụng nguồn giống do Công ty cung ứng, đây là nguồn giống được nhập từ Công ty giống rau quả Trung ương; một phần còn lại do HTX Hòa Bình cung ứng (8,33%), người dân tự để giống (chủ yếu là rau ngót); 100% số hộ không sử dụng các loại phân tươi chưa qua ủ, phân bón các hộ sử dụng do Công ty Cổ Phần Phú Tam Nông cung ứng gồm phân hóa học, phân vi sinh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng chiếm tỷ lệ 96,67%; 3,33% số hộ sử dụng phân bón do gia đình kinh doanh.
3.4.6.2. Tình hình sử dụng phân bón tại các hộ điều tra
Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng rau là hàm lượng Nitrat tồn đọng vượt mức cho phép trên cây trồng trong giai đoạn thu hoạch. Điều này là hệ quả tất yếu của việc sử dụng phân hóa học trong đó có việc lạm dụng quá nhiều đạm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của câỵ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 62
Bảng 3.10. Tình hình sử dụng phân bón của các hộ điều tra
ĐVT: sào (360 m2)
Theo quy trình Thực hiện của người dân Cây trồng Đạm Ure (kg) Lân supe (kg) Kali clor ua (kg) NPK (kg) Phân vi sinh (kg) Đạm Ure (kg) Lân supe (kg) Kali clor ua (kg) NPK (kg) Phân vi sinh (kg) Bắp cải 6 12 5 12 40 6,32 13,25 4,16 15,82 30,23 Đậu trạch 4 12 4 8 60 11,74 12,18 - 10,35 30,34 Cải ngọt 3 - - 24 50 10,37 10,12 - 16,18 40,72 Rau ngót 8 16 10 - 40 5,31 18,56 3,93 18,43 -
Nguồn: tổng hợp điều tra năm 2010
Qua nguồn số liệu thu thập được cho thấy: các hộ được hỏi đều không sử dụng phân chuồng mà thay vào đó là phân vi sinh. Việc sử dụng phân hóa học đối với người dân còn khá phổ biến, đặc biệt là việc lạm dụng phân đạm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên các loại cây trồng đang được gieo trồng tại HTX Hòa Bình thì lượng phân đạm người dân sử dụng trên một đơn vị diện tích đều cao hơn so với quy trình đã đề rạ Đáng lưu ý nhất là việc sử dụng phân đạm trên cây rau có thời gian sinh trưởng ngắn như cây cải ngọt (TGST từ 22-30 ngày), các hộ sử dụng phân đạm gấp 3-4 lần so với quy trình, điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm do tồn đọng hàm lượng Nitrat vượt mức cho phép.
3.4.6.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các hộ điều tra
Sử dụng thuốc BVTV không hợp lý, đặc biệt việc sử dụng thuốc BVTV không nằm trong danh mục cho phép sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản phẩm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Đối với các vùng chuyên canh cây rau thì việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh là điều tất yếụ Với xu thế hiện nay, thuốc BVTV có
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 63
nguồn gốc sinh học dần được thay thế các thuốc có nguồn gốc hóa học bởi đặc tính ưu việt: thời gian cách ly ngắn, hiệu quả tương đương với việc sử dụng thuốc hóa học, an toàn cho người và gia súc. Qua kết quả khảo sát các hộ sản xuất tại HTX Hòa Bình cho thấy thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học đã được người sản xuất quan tâm và dần thay thế các loại thuốc có nguồn gốc hóa học. Đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học cho các đối tượng có thời gian sinh trưởng ngắn như cây họ cải (Dipel 3,2WP, Aztron 700 DMBU, Xentary 35 WDG; Vertimex 1,8EC, …) , và thời gian thu hoạch dài như cây họ đậu đỗ (Ammate 150 SC, Vertimex 1,8EC, Kuraba 3,6 EC, ...)
Mức độ sử dụng thuốc BVTV được thể hiện qua số lần phun thuốc/lứạ Trong các đối tượng nghiên cứu thì mức độ sử dụng thuốc BVTV cao nhất đối với đậu trạch (trung bình 4,3 lần/lứa), cải ngọt (2,2 lần/lứa), thấp nhất là bắp cải (1,8 lần/lứa).
Việc sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học trong thời gian thu hoạch đã làm ngắn thời gian cách ly đối với từng loại raụ Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian cách lý trung bình 3,9 ngày đối với bắp cải, 2,4 ngày đối với đậu trạch, 3,1 ngày đối với cải ngọt. Thời gian cách ly còn chưa thực sự đảm bảo, đặc biệt còn xuất hiện hiện tượng cách ly 1 ngày đối với cây đậu trạch, 2 ngày đối với cải ngọt và bắp cảị Đây là ngưỡng cách ly còn chưa thực sự an toàn cho người sử dụng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 58
Bảng 3.11. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các hộ điều tra
Nguồn: Tổng hợp điều tra năm 2010
Bệnh hại Sâu hại Số lần phun
(lần)
Thời gian cách ly
(ngày)
Cây
trồng Tên
bệnh Loại thuốc BVTV sử dụng Tên sâu Loại thuốc BVTV sử dụng TB Min Max TB Min Max
Bắp cải
Thối nhũn
- Thuốc hóa học: Timan 80 WP, Staner 20WP, Poner 40T - Thuốc sinh học:
Bọ nhảy, sâu tơ
- Thuốc hóa học: Sherpa 20EC, Regent 800 WG, Vertimex 1,8EC
- Thuốc sinh học: Dipel 3,2WP, Aztron 700 DMBU, Xentary 35 WDG 1,8 0 3 3,9 2 7 Đậu trạch Bệnh gỉ sắt
- Thuốc hóa học: Score 250 ND, New Kasuran 16,6 WP - Thuốc sinh học:
Sâu đục quả, sâu vẽ bùa
- Thuốc sinh học: Kuraba 3,6 EC
- Thuốc hóa học; Match 50 EC, Ammate 150 SC, Vertimex 1,8EC 4,3 2 6 2,4 1 5 Cải ngọt Bệnh thối nhũn
- Thuốc hóa học: Rhidomil MZ72 WP, Score 250 ND. - Thuốc sinh học:
Bọ nhảy, sâu tơ
- Thuốc hóa học: Sokupi 0,36 AS, Match
50 EC, Pegasus 500SC, Vertimex 1,8 ND,
Succes 25SC, Actara 25 WG
- Thuốc sinh học: Forvin 85WP,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 59