Thu hoạch và tiêu thụ rau

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật phát triển rau an toàn theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp tác xã hòa bình, phường yên nghĩa quận hà đông thành phố hà nội (Trang 80 - 84)

Tùy theo thời gian sinh trưởng của từng nhóm cây ngắn ngày hay dài ngày, từng loại cây rau ăn lá hay ăn củ, quả mà có thời gian thu hoạch khác nhaụ

3.4.10.1. Thu hoạch và bảo quản rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại các hộ điều tra

Với 4 loại rau được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP: cải bắp, su hào, suplo và rau ngót tại HTX Hòa Bình, công tác thu hoạch và sau thu hoạch của các hộ điều tra được thể hiện qua Bảng 3.15.

Bảng 3.15. Công tác thu hoạch và sau thu hoạch tại các hộ điều tra

Stt Nội dung ĐVT Số lượng

1 Thời gian thu hoạch rau

Buổi sáng sớm % 3,33

Buổi chiều tối % 10

Cần lúc nào thu lúc ấy % 86,67

2 Địa điểm để rau sau thu hoạch

Dưới đất % 3,33

Đựng vào các vật đựng % 96,67

3 Rửa rau sau thu hoạch

Có rửa % 100

Không rửa % 0

4 Bảo quản rau

Có bảo quản % 0

Không bảo quản % 100

5 Đóng gói, nhãn mác

Có % 0

Không % 100

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 63

Rau được thu hoạch rải rác trong ngày, thời điểm thu hoạch của các hộ phụ thuộc vào đối tượng tiêu thụ. Rau được thu vào buổi sáng bán một phần cho HTX Hòa Bình, một phần tiêu thụ tại các chợ đầu mốị Rau thu hoạch buổi chiều được Công ty Phú Tam Nông tiêu thụ theo lịch đã được đặt trước. Kết quả điều tra, 86,67 % số hộ thu hoạch rải rác, cần lúc nào thu lúc đó.

Các sản phẩm thu hoạch được người sản xuất để cẩn thận vào các vật đựng là các bao mở tự chế từ các vỏ bao để vận chuyển đến khu sơ chế dễ dàng, tránh dập nát, có 96,67% số hộ thực hiện tốt nội dung nàỵ

Công việc rửa rau sạch sẽ trước khi đưa ra tiêu thụ là công đoạn bắt buộc đảm bảo sạch đất cát dính bám, giảm lượng vi khuẩn Ecoli, đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm. Qua số liệu thu được, 100 % số hộ thực hiện việc rửa rau trước khi đưa ra tiêu thụ tại thị trường. Trong công đoạn bảo quản rau, 100 % số hộ được hỏi không tiến hành khâu bảo quản raụ Các sản phẩm sau khi thu hoạch về được làm sạch cơ giới và đưa luôn ra các địa điểm tiêu thụ. Trong các đối tượng tiêu thụ rau tại địa phương, chỉ Công ty Phú Tam Nông tiến hành bảo quản rau tại kho mát đặt tại điểm sơ chế, công tác bảo quản được tiến hành qua đêm và tiêu thụ vào sáng sớm ngày hôm saụ

Hoạt động sản xuất rau của các hộ tại Hòa Bình còn ở quy mô nhỏ lẻ nên việc xây dựng thương hiệu sản phẩm rau cho gia đình bằng việc đóng gói dán nhãn mác là chưa có. Công đoạn này chỉ được thực hiện bởi các đơn vị phân phối trung gian là HTX Hòa Bình và Công ty Phú Tam Nông.

3.4.10.2. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Rau là sản phẩm dễ hỏng, dễ dập nát trong quá trình bảo quản và lưu thông sản phẩm, hoạt động tiêu thụ mặt hàng rau xanh diễn ra trong khoảng thời gian nhất định để đảm bảo hình thái và chất lượng của sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Hòa Bình được thể hiện qua Bảng 3.16.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 64

Bảng 3.16. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ điều tra

Stt Nội dung ĐVT Số lượng

1 Hình thức tiêu thụ

Bán buôn % 51,67

Bán lẻ % 48,33

2 Địa điểm tiêu thụ

Tại ruộng % 40

Khác (tại chợ dân sinh địa phương, chợ

Hà Đông, …) % 60

3 Đối tượng tiêu thụ

Bán cho HTX % 10

Bán cho công ty PTN % 30

Bán cho thu gom tại địa phương % 11,67

Bán lẻ* (bán cho người bán lẻ và trực

tiếp bán cho người tiêu dùng) 48,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010

Rau an toàn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP chủ yếu được tiêu thụ dưới bình thức bán buôn (51,67%). Qua số liệu điều tra năm 2010, có 3 nhóm đối tượng mua buôn các sản phẩm rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Hòa Bình gồm Công ty Cổ phần Phú Tam Nông, Hợp tác xã Dịch vụ Tổng hợp Hòa Bình và các đối tượng buôn rau tại địa phương. Trong 3 nhóm đối tượng tiêu thụ trên thì Công ty Cổ phần Phú Tam Nông có lượng tiêu thụ lớn nhất chiếm 30% lượng rau bán buôn; HTX dịch vụ Tổng hợp Hòa Bình có mức tiêu thụ ít nhất 10% lượng raụ Các đối tượng buôn rau tại địa phương tiêu thụ 11,67 % lượng rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hoạt động bán lẻ sản phẩm được diễn ra chủ yếu tại các chợ đầu mối của Quận Hà Đông như chợ Trung tâm Hà Đông và chợ Xanh – Văn Quán;

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 65

ngoài ra một số ít không đáng kể được các hộ sản xuất bán rong trong nội thành Hà Nộị Lượng rau bán lẻ tại chiếm 48,33 % tổng lượng rau của các hộ sản xuất.

Rau bán lẻ* thường được thu hoạch vào sáng sớm, các hộ sản xuất vận chuyển lên các chợ rau chủ yếu bằng xe thồ, một số ít vận chuyển bằng xe máy và bán cho các đối tượng bán lẻ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Các đối tượng này tiêu thụ tới 90 % lượng rau các hộ sản xuất vận chuyển tớị

Sơ đồ 3.2. Các kênh tiêu thụ rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại Hòa Bình

Rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại Hòa Bình được tiêu thụ theo 5 kênh chính:

Kênh 1: Người sản xuất HTX Hòa Bình Siêu thị, cửa hàng, bếp ăn tập thể, … Người tiêu dùng.

Siêu thị, trường học, bếp ăn tập thể, cửa hàng chuyên bán

rau,….

HTX Hòa Bình Người thu gom, người bán

buôn địa phương

Chợ Người tiêu dùng Công ty Phú Tam Nông Người sản xuất 10 % 30 % 11,67% 48,33%

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 66

Kênh 2: Người sản xuất Công ty Phú Tam Nông Siêu thị, cửa hàng, bếp ăn tập thể, … Người tiêu dùng.

Kênh 3: Người sản xuất Thu gom địa phương Siêu thị, cửa hàng, bếp ăn tập thể, … Người tiêu dùng.

Kênh 4: Người sản xuất Thu gom địa phương Chợ đầu mối

Người tiêu dùng.

Kênh 5: Người sản xuất Chợ đầu mối Người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật phát triển rau an toàn theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp tác xã hòa bình, phường yên nghĩa quận hà đông thành phố hà nội (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)