Rau là ngành hàng sản xuất đa chủng loại có địa bàn phân bố trên hầu hết khắp lãnh thổ của cả nước với đa dạng các giống rau có khả năng thích nghi với điều kiện nóng, ẩm của mùa hè hoặc lạnh, khô của mùa đông hoặc những giống rau trái vụ, rau nhập nội có nguồn gốc ôn đớị
Nước ta được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, miền Bắc có 4 mùa rõ rệt, miền Nam có 2 mùa, chính vì thế Việt Nam có khả năng sản xuất đủ rau cho tiêu dùng và xuất khẩu, giá thành rau tại ruộng rẻ. Các vùng trồng rau hàng hoá và rau chuyên canh ở nước ta gồm vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, vùng rau Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận, vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chủng loại rau đang có tại đồng ruộng và thị trường rau Việt Nam gồm hơn 60 loại, trong đó các giống rau nhập nội và lai tạo có trên 10 loạị Rau vụ đông có chủng loại và năng suất cao hơn rau vụ hè, rau vụ đông là thế mạnh so với các nước trong khu vực. Phân nhóm theo cách sử dụng thì rau ăn thân và ăn lá chiếm từ 55-56%, rau ăn củ quả chiếm 30- 35%, rau thơm và rau gia vị chiếm từ 2-3%.
Sản phẩm chế biến rau quả của nước ta cũng có những sản phẩm được chấp nhận về chất lượng nhưng nhìn chung các sản phẩm chế biến có chất lượng thấp, mẫu mã đơn giản, không hấp dẫn, kể cả phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩụ
Hiện nay nước ta có 780.100 ha rau, sản lượng 12.934.060 tấn/năm [9]. Tổng sản lượng rau bình quân giai đoạn 2005–2010, trung bình 5,09%/năm, từ khoảng 9,6 triệu tấn năm 2007 tăng lên xấp xỉ 13 triệu tấn năm 2010. Đồng thời diện tích rau qua các năm tăng trung bình 3,72%/năm.
Theo kết quả thống kê, cả nước hiện nay có 7 vùng sản xuất rau chính. Trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích sản xuất rau lớn nhất
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 23
cả nước là 221,8 nghìn ha, chiếm 28,43% diện tích trồng rau cả nước. Vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích trồng rau đạt 166,2 nghìn ha đứng thứ 2 cả nước, diện tích trồng rau thấp nhất là khu vực Đông Nam Bộ 61,1 nghìn hạ Tây Nguyên là khu vực được đánh giá là khu vực tiềm năng, với diện tích trồng rau đứng thứ 5 (78,3 nghìn ha năm 2010) nhưng với năng suất cao nhất cả nước (220,4 tạ/ha) đã trở thành khu vực có sản lượng rau đứng thứ 3 cả nước, chỉ sau Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) Stt Vùng 2005 2010 2005 2010 2005 2010 1 Cả nước 635,1 780,1 151,8 165,8 9.640,82 12.934,06 2 ĐBSH 158,6 166,2 179,8 203,2 2.851,63 3.377,18 3 TDMNBB 91,1 103,6 110,6 124,2 1.007,57 1.286,71 4 DHBTB 68,5 84,0 97,8 107,7 669,93 904,68 5 DHNTB 44,0 65,1 140,1 136,2 616,44 886,66 6 Tây Nguyên 49,0 78,3 201,7 220,4 988,33 1.725,73 7 Đông Nam Bộ 59,6 61,1 129,5 152,5 771,82 931,78 8 ĐBSCL 164,3 221,8 166,3 172,3 2.732,31 3.821,61 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2005-2010
Bình quân lượng rau trên đầu người của nước ta hiện nay đạt 115 kg/đầu người/năm, tăng gần gấp 2 lần năm 2005 (65,4 kg/người/năm), tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì mức này còn thấp.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 24
Lượng rau xuất khẩu rau của Việt Nam còn chưa cao, những năm 80 nước ta xuất khẩu 32 nghìn tấn/năm mặt hàng rau quả tươi, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Đông Âụ Năm 1999, xuất khẩu 10 nghìn tấn, năm 2000 trên 16 nghìn tấn quả hộp và quả đông lạnh. Việc xuất khẩu rau còn nhiều tồn tại như: Rau quả của nước ta tuy đa dạng, phong phú và có diện tích lớn nhưng phát triển chưa theo yêu cầu của thị trường, quy trình canh tác lạc hậu và phần lớn giống rau quả chưa được tuyển chọn, một số giống bị thoái hoá dẫn đến chất lượng kém, năng suất thấp, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp[12].
Hiện nay, ở Việt Nam việc sản xuất rau an toàn đang được khuyến cáo nhằm phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới bằng một số mô hình công nghệ khác nhau như thuỷ canh cách ly, nhà lưới cách ly, canh tác hữu cơ. Công nghệ nhà kính kết hợp với canh tác hữu cơ cho phép cách ly một phần với sâu bệnh bên ngoài, giảm lượng phân bón và sử dụng các chế phẩm sinh học tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tốt. Thị trường tiêu thụ nói chung và thị trường rau an toàn nói riêng vẫn tập trung ở những thành phố lớn và khu công nghiệp. Tiềm năng của thị trường trong nước còn rất lớn nhưng mức tiêu thụ hiện nay vẫn còn rất hạn chế, khả năng thu mua thấp, việc buôn bán rau an toàn trong cửa hàng và siêu thị chưa phát triển [7].