- Nhóm chỉ tiêu về điều kiện sản xuất: diện tích sản xuất, lao động, … + Tuổi và trình độ học vấn của người được phỏng vấn;
+ Tình hình lao động và lao động nông nghiệp của hộ; + Số năm trồng rau của hộ;
+ Diện tích canh tác, diện tích trồng rau, diện tích RAT theo VietGAP của hộ;
+ Các tư liệu phục vụ sản xuất rau của hộ.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ áp dụng: nước tưới, phân bón, thu hoạch, sơ chế, kỹ thuật sản xuất, … theo quy trình.
+ Tình hình sử dụng nước tưới: nguồn nước, chất lượng nước; + Tình hình sử dụng phân bón: loại phân, lượng phân;
+ Tình hình sử dụng thuốc BVTV: loại thuốc, số lần phun, thời gian cách ly;
+ Việc tiến hành ghi chép nhật ký sản xuất;
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất: Năng suất, sản lượng, chủng loại raụ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 38
- Các chỉ tiêu phản ánh việc tiêu thụ của hộ: giá bán, mức tiêu thụ, hình thức tiêu thụ, đối tượng tiêu thụ, …
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 39
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế–xã hội phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nộị
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường Yên Nghĩa ở gần Quốc lộ 6 nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc. Yên Nghĩa cách trung tâm quận Hà Đông khoảng 8 km, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Bắc, có ranh giới địa lý như sau:
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp Phường Dương Nội (Quận Hà Đông) và xã Đông La (huyện Hoài Đức).
+ Phía Đông và Đông Nam giáp Phường La Khê, Phường Phú La, Phú Lãm, Quận Hà Đông.
+ Phía Nam và Tây Nam giáp: Phường Đồng Mai, phường Biên Giang (Quận Hà Đông).
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Phụng Châu (huyện Chương Mỹ) và xã Đại Thành (huyện Quốc Oai).
Bến xe khách Hà Đông được chuyển về phường Yên Nghĩa nên nơi đây trở thành một đầu mối giao thông quan trọng. Như vậy, phường Yên Nghĩa có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế, xã hội và giao thương.
3.1.1.2. Khí hậu thuỷ văn
Phường Yên Nghĩa mang các đặc điểm đặc khí hậu vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 40
- Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm saụ
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 24,30C, mùa nóng nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể tới 400C, mùa lạnh nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 2,70C.
- Lượng mưa trung bình năm 1.641,8 mm, chủ yếu tập trung vào mùa nóng ẩm, chiếm tới 78,4% lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm tương đối trung bình 78,6%, cao nhất 81-85,2%, thấp nhất 74,4-76%.
- Số giờ nắng trung bình là 1.215 giờ/năm, nắng tập trung trong 6 tháng mùa nóng ẩm (870 giờ, chiếm 65% tổng số giờ nắng cả năm)
- Phường Yên Nghĩa chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió chính là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc.
Các đặc điểm khí hậu ở phường Yên Nghĩa khá thuận lợi cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: Nông sản nhiệt đới, cận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa hè, nông sản á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa xuân, mùa thu, nông sản ôn đới có thể sản xuất vào mùa đông, mùa xuân. Tuy nhiên, do sự biến động phức tạp của thời tiết như: Nắng nóng kéo dài, bão, mưa lớn, sương giá.... gây ra những khó khăn nhất định trong sản xuất nông nghiệp
3.1.1.3. Địa hình, đất đai
Tổng diện tích tự nhiên năm 2009 của phường Yên Nghĩa là 661,57 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 320,58 ha, gồm 120,15 ha đất nông nghiệp trong đê, 191,96 ha đất nông nghiệp ngoài đê và 8,77 ha đất nuôi trồng thuỷ sản. Đất phi nông nghiệp có 333,67 ha, gồm 138,08 ha đất ở; 161,7 ha đất chuyên dùng và 5,32 ha đất chưa sử dụng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 42
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ sử dụng đất đai phường Yên Nghĩa
ĐVT: ha TT Hạng mục Năm 2005 Năm 2009 Biến động Tổng DT tự nhiên 703,26 661,57 -41,69 1 Đất nông nghiệp 506,00 320,40 -185,60
1.1 Đất SX nông nghiệp trong đê 301,36 120,11 -181,25 Đất trồng cây hàng năm 301,36 120,11 -181,25
Tr. đó: Đất lúa 301,36 120,11 -181,25
1.2 Đất Bãi SX nông nghiệp ngoài đê 193,54 191,66 -1,88
Đất lúa 49,10 49,10 0,00
Đất trồng cây ăn quả 48,86 48,45 -0,41
Đất trồng rau 95,58 94,11 -1,47
1.3 Đất NTTS (ao, hồ, đầm) 11,10 8,77 -2,33
2 Đất phi nông nghiệp 191,94 335,67 143,73
Đất ở 53,78 138,08 84,30
Đất chuyên dùng 102,57 161,70 59,13
Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,58 0,58 0,00
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 7,14 7,19 0,05
Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng 27,87 28,12 0,25
3 Đất chưa sử dụng 5,32 5,32 0,00
Tr.đó: Đất bằng chưa sử dụng 5,32 5,32 0,00
Nguồn: Số liệu thống kế phường Yên Nghĩa 2010 (Ghi chú: Đất sản xuất nông nghiệp chưa tính các diện tích xâm canh của phường Đồng Mai- 30 ha và xã Đông La – 15 ha)
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 43
Đất sản xuất nông nghiệp giảm nhanh chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở và đất chuyên dùng, điều này cho thấy quá trình đô thị hoá tác động rất mạnh đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người nông dân phường Yên Nghĩạ
Phường Yên Nghĩa thuộc vùng đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng. Đất sản xuất nông nghiệp của phường gồm 2 khu vực: đất sản xuất trong đê và đất sản xuất vùng bãi ngoài đê. Yên Nghĩa có thể phát triển sản xuất nông nghiệp đa sản phẩm và canh tác nhiều vụ trong năm.
3.1.1.4. Nguồn nước
* Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt ở phường Yên Nghĩa gồm: Nước mặt được cung cấp từ sông Hồng qua hệ thống kênh chính của công trình thuỷ lợi Đan Hoài, nước mặt sông Đáy chảy qua địa bàn phường và nước mặt tích trữ trong các ao, hồ đầm.
Yên Nghĩa chỉ có duy nhất sông Đáy chảy qua nhưng mức nước sông Đáy thường thấp, trung bình chỉ đạt 1,126 m, cao nhất thường vào các tháng 7-9 từ 1,90-2,13 m, thấp nhất là các tháng 1-4 và tháng 12 chỉ ở mức 0,32-0,57 m.
Nguồn nước mặt đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm. Qua khảo sát cho thấy chỉ còn nước ở các đầm ngoài bãi là chưa bị ô nhiễm nhiềụ Sông Đáy hiện đang phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải công nghiệp ở một số địa phương khác như: Phụng Châu, Đại Thành, Đông La, Phượng Cách, Dương Liễụ
* Nguồn nước ngầm
Phường Yên Nghĩa thuộc vùng có nước mạch nông, độ sâu 0,7-1,3 m vào mùa mưa và 3,2 m vào mùa khô. Mực nước mạch nông ổn định ở độ sâu 3,1-3,2 m. Nguồn nước ngầm khá phong phú, có ở độ sâu trên 8 m, có hàm lượng sắt trong nước khá cao cần phải xử lý khi sử dụng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 44