3.3.2.1. Hoạt động quản lý nhà nước về sản xuất rau
Sơ đồ 3.1. Quản lý nhà nước về sản xuất rau Hộp. Ý kiến củaÔng Trần Văn Thiềng Trưởng Ban giám sát sản xuất rau của HTX
Năm 2008, chúng tôi được nhà nước đầu tư đầy đủ cho hệ thống nhà lưới, hệ thống nhà sơ chế, hệ thống cung cấp nước để sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhưng đến cuối năm, vùng này gặp phải trận bão kèm theo mưa lớn đã làm hư hỏng nặng hệ thống nhà lưới, đồng thời người sản xuất bị mất trắng sản phẩm. Người dân chán nản, muốn bỏ nghề trồng raụ Mãi đến cuối năm 2009, nghề trồng rau mới được vực nên do có sự quan tâm của nhà nước hỗ trợ về vật tư, và có một số đơn vị muốn ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, rau sản xuất cũng chỉ sản xuất theo tiêu chuẩn RAT bình thường chứ chưa làm theo rau VietGAP. Đến năm 2010, chúng tôi mới sản xuất 4 loại rau theo VietGAP gồm: cải bắp, su hào, suplo, rau ngót; tháng 12/2010, chúng tôi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP và được công nhận 4 loại rau trên đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 52
Công tác tham gia, phối hợp chỉ đạo sản xuất rau được xây dựng theo kế hoạch hàng vụ và có sự phân cấp cụ thể. Ở cấp xã, thông thường các HTX làm nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trực tiếp. Năm 2002, các HTX nông nghiệp được chuyển thành HTX dịch vụ và được hoạt động dịch vụ độc lập. Tại Yên Nghĩa, HTX nông nghiệp Hòa Bình chuyển đổi thành Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Hòa Bình và được phép hoạt động dịch vụ ở nhiều mảng ngoài nội dung nông nghiệp. Đồng thời vẫn kiêm nhiệm công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp khu vực quản lý.
Theo mùa vụ, Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch sản xuất và quy trình sản xuất cho một số loại cây trồng trình giao xuống theo sự phân cấp. Các đơn vị quản lý cấp dưới, căn cứ tình hình thực tế phối hợp xây dựng kế hoạch xuống các xã, phường. Hợp tác xã Hòa Bình căn cứ kế hoạch thực hiện sản xuất của phường Yên Nghĩa, tổ chức chỉ đạo sản xuất đến từng hộ xã viên.
3.3.2.2. Công tác giám sát chất lượng, tuyên truyền và tổ chức sản xuất
UBND Thành phố Hà Nội
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND Quận Hà Đông Phòng kinh tế & PTNT
UBND Phường Yên Nghĩa HTX dịch vụ tổng hợp Hòa Bình
Nhóm sản xuất, ban giám sát
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 53
Tại Hà Nội, công tác kiểm soát chất lượng rau an toàn được Sở NN&PTNT giao cho Chi cục BVTV đảm nhận. Chi cục BVTV là đơn vị quản lý nhà nước được phép kiểm tra, theo dõi và đánh giá chất lượng và mức độ an toàn rau của Thành phố.
Ở quy mô HTX thì HTX Hòa Bình có ban giám sát thực hiện hoạt động giám sát chất lượng sản phẩm theo hình thức giám sát nội bộ (GSNB). Việc GSNB được thực hiện dựa trên các văn bản hướng dẫn của nhà nước về cách tổ chức, quản lý, sản xuất RAT theo Quyết định 379 của BNN&PTNT. Tuy nhiên, việc thực hiện giám sát này cũng chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức:
+ Trực tiếp theo dõi, tuyên truyền trên đồng ruộng và có hình thức nhắc nhở để đảm bảo các hộ sản xuất thực hiện theo quy trình sản xuất RAT.
+ Gián tiếp phối hợp cùng với Chi cục BVTV, Phòng Kinh tế quận, Phòng Khuyến nông quận hoặc các tổ chức tham gia khác thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn các kỹ thuật sản xuất RAT, IPM, ICM.
Công tác quy hoạch vùng và đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất: Do ảnh hưởng của thiên tai năm 2008, toàn bộ diện tích nhà lưới đã bị hư hỏng nặng. Để đảm bảo hoạt động sản xuất RAT trong nhà lưới, HTX Hòa Bình đã phối hợp với Công ty Cổ phần Phú Tam Nông, đứng ra vay vốn của Công ty để đầu tư phục hồi lại diện tích nhà lưới bị hỏng. Với hình thức ứng trước vốn như vậy và người sản xuất được hưởng lợi sẽ chi trả sau theo đợt định kỳ trên phần diện tích mà hộ được hưởng lợị