Từ cao cồn tổng ban đầu, tiến hành lắc phân đoạn lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần: eter, cloroform, etyl acetat. Thu được các dịch lắc phân
đoạn có tính phân cực khác nhau, cô giảm áp các dịch lắc và phần dịch nước còn lại sau cùng ta thu được các cao eter, cao clorofom, cao etyl acetat, và cao nước.
Bảng 3.8: Kết quả thu cao phân đoạn bằng phương pháp chiết lỏng – lỏng Phân đoạn Khối lượng cao (g) Độẩm cao (%) Hiệu suất chiết
Cao eter 168 10,53 28%
Cao cloroform 2,63 15,62 0,44 %
Cao etyl acetat 28,40 18,25 4,7 %
Cao nước 120 19,42 20 %
Bộ phận dùng là lá Chùm Ngây tươi, nên thành phần chiếm tỷ lệ cao trong cao cồn tổng sẽ là chlorophyl. Các chlorophyl có độ phân cực thấp nên hòa tan chủ
yếu phân đoạn eter, vì vậy cao eter chiếm khối lượng cao nhất trong các cao phân
đoạn thu được.
Cao cloroform có khối lượng nhỏ nhất cho thấy các chất có độ phân cực gần với độ phân cực của cloroform chiếm hàm lượng thấp trong lá Chùm Ngây.
46
Hình 3.1: Quy trình chiết cao cồn tổngvà thu cao phân đoạn từ lá Chùm Ngây.
Việc phân lập các nhóm hợp chất có hoạt tính sinh học của một đối tượng nghiên cứu nào đó thường bắt đầu từ việc khảo sát các đặc điểm hóa học quan trọng và hoạt tính sinh học trên các phân đoạn cao thu được. Nhằm định hướng cho việc phân lập các hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa trong lá Chùm Ngây, chúng tôi tiến hành khảo sát các phân đoạn cao. Mỗi phân đoạn cao sẽ được tiến hành xác định các nhóm hợp chất chính có mặt trong phân đoạn, định lượng phenolic tổng, định tính bằng sắc ký lớp mỏng và khảo sát hoạt tính chống oxy hóa. Từ kết quả thu
được sẽ lựa chọn ra phân đoạn có tiềm năng nhất để tiến hành tách chiết các hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa trong lá Chùm Ngây.
Với EtOAc Với cloroform Với eter Lắc phân đoạn Chiết cồn 96% Tỉ lệ 6 : 1 Lá Chùm ngây tươi 10 kg Cao cồn tổng m = 600 g Cao eter m = 168 g Cao cloroform m = 2,63 g
Cao etyl acetate m = 28,40 g
Cao nước m = 120 g
47