Hoạt tính quét gốc tự do DPPH

Một phần của tài liệu Phân lập các hợp chất chính có tác dụng chống oxi hóa trong lá chùm ngây (moringa oleifera lam.) (Trang 86 - 90)

2 hợp chất phân lập được từ phân đoạn etyl acetat của Chùm Ngây được tiến hành tái đánh giá hoạt tính quét gốc tự do DPPH theo mục 2.2.6.1. Kết quả khảo sát được trên khoảng tuyến tính giữa nồng độ chất thử và khả năng quét gốc tự do DPPH được thể hiện trong bảng 3.23, 3.24 và hình 3.22 và 3.24.

Bảng 3.23: Thông số thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH trên vitexin Vitexin Ống Nồng độ (μg/ml) OD trung bình HTCO (%) Mẫu Phản ứng Chứng 0 0 0,871 1 100 25 0,658 24,455 2 200 50 0,547 37,199

    77 3 400 100 0,355 59,242 4 800 200 0,068 92,193 5 1000 250 0,060 93,111 Hình 3.23: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của vitexin

Bảng 3.24: Thông số thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH trên isoquercitrin Isoquercitrin Ống Nồng độ (μg/ml) OD trung bình HTCO (%) Mẫu Phản ứng Chứng 0 0 0,859 1 10 2,5 0,725 15,600 2 15 3,75 0,615 28,405 3 20 5 0,550 35,972 4 25 6,25 0,478 44,354 5 30 7,5 0,345 59,837 6 35 8,75 0,268 68,801 7 40 10 0,215 74,971

   

78

Hình 3.24: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của Isoquercitrin.

Từ giá trị khảo sát được trong khoảng tuyến tính như trên của 2 chất, ta tính

được IC50 về khả năng quét gốc tự do DPPH của 2 chất, đối chiếu với kết quả IC50

của cao phân đoạn etyl acetat và vitamin C, kết quả thể hiện như bảng 3.25 và hình 3.25.

Bảng 3.25: Giá trị IC50 về khả năng quét gốc tự do của vitexin và isoquercitrin

Mẫu Giá trị IC50

(μg/ml)

Vitexin (Chất I) 85,18 Isoquercitrin (Chất II) 6,64

Cao etyl acetat 24,59

   

79

Hình 3.25: Giá trị IC50 về hoạt tính quét gốc tự do DPPH của vitexin và isoquercitrin so với Vitamin C.

Trong phản ứng của chất chống oxy hóa với DPPH, gốc tự do bền DPPH có màu tím sẽđược chuyển đổi thành α-α-diphenyl-β-picryl hydrazin không màu. Chất chống oxy hóa sẽ chuyển một H+ cho DPPH, do đó trung hòa được gốc tự do này.

Kết quả khảo sát các phân đoạn cao cho thấy, cao etyl acetat có hoạt tính quét gốc tự do cao nhất, với IC 50 là 24,59 μg/ml vì đây là phân đoạn tập trung nhiều hợp chất phenolic nhất.

Khảo sát 2 hợp chất phân lập được từ phân đoạn này là vitexin và isoquercitrin nhận nhấy:

- Cả hai chất vitexin và isoquercitrin đều thể hiện hoạt tính quét gốc tự do DPPH.

- Vitexin có IC50 là 85,18 μg/ml, và isoquercitrin có IC50 là 6,64μg/ml. Isoquercitrin có hoạt tính quét gốc tự do DPPH mạnh hơn rất nhiều so với vitexin. Điều đó thể hiện khả năng nhường H+ của isoquercitrin cao hơn vitexin. So sánh về mặt cấu tạo, isoquercitrin có nhiều nhóm OH hoạt động

   

80

hơn vitexin. Chính những nhóm OH hoạt động này quyết định hoạt tính quét gốc tự do của chúng.

- Isoquercitrin cũng thể hiện hoạt tính quét gốc tự do DPPH mạnh hơn cao phân đoạn etyl acetat. Kết quả SKLM cho thấy vết của isoquercitrin to và

đậm, thể hiện chúng chiếm một tỉ lệ khá cao trong phân đoạn này. Mặt khác, giá trị IC50 về khả năng quét gốc tự do DPPH của isoquercitrin thấp hơn cao phân đoạn etyl acetat gần 4 lần. Như vậy có thể kết luận isoquercitrin đóng vai trò chủđạo, quyết định hoạt tính chống oxy hóa của phân đoạn etyl acetat từ lá Chùm Ngây. Vitexin lại có IC50 cao hơn phân đoạn etyl acetat, thể hiện hoạt tính thấp hơn, góp một phần vai trò trong hướng đáp ứng chống oxy hóa của phân đoạn.

- Isoquercitrin cũng thể hiện hoạt tính quét gốc tự do DPPH xấp xỉ với vitamin C (IC50=7,41μg/ml), thậm chí còn có phần nổi trội hơn. Kết quả này cho thấy tiềm năng khai thác isoquercitrin từ lá Chùm Ngây phát triển thành thuốc chống oxy hóa tương tự như vitamin C.

Một phần của tài liệu Phân lập các hợp chất chính có tác dụng chống oxi hóa trong lá chùm ngây (moringa oleifera lam.) (Trang 86 - 90)