Giải pháp về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động

Một phần của tài liệu sử dụng nguồn lao động tỉnh bắc ninh giai đoạn 2001-2011 (Trang 118 - 124)

7. Cấu trúc đề tài

3.3.2. Giải pháp về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động

3.3.2.1. Hạn chế sự gia tăng dân số

- Cần kiểm soát tốc độ gia tăng dân số, cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới, để giảm bớt tình trạng gia tăng dân số nhanh.

Đối với vấn đề gia tăng dân số tự nhiên, cần nghiêm chỉnh chấp hành Luật gia tăng dân số và kế hoạch hóa gia đình. Mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con.

Cần nghiêm túc tôn trọng giới tính tự nhiên, giảm bớt sự mất cân bằng giới tính hiện nay đang quá mức ở Bắc Ninh, tỉ lệ nam/ nữ quá cao. Yêu cầu các cơ sở y tế không công khai giới tính khi khám thai. Đồng thời, tuyên truyền giáo dục về sự bình đẳng giới tính cho mọi ngƣời, mọi tầng lớp nhân dân. Điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

108

này sẽ làm giảm tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại từ xƣa, giúp ngƣời làm bố mẹ trân trọng giới tính của thai nhi dù là trai hay gái. Đồng thời nó cũng làm giảm tình trạng gia tăng dân số nhanh khi không đạt đƣợc nguyện vọng sinh con trai.

Chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ - trẻ em bằng cách: Phát huy vai trò của các cơ sở y tế địa phƣơng nhƣ các trạm xá, các bệnh xá… Tổ chức các đợt tiêm phòng cho bà mẹ mang thai và trẻ em, tổ chức các đợt khám sức khỏe định kì (1 tháng/ lần). Mở các buổi tọa đàm, tƣ vấn về chăm sóc sức khỏe cho các phụ nữ có thai và gia đình chăm sóc trẻ nhỏ…

Tuyên truyền, giáo dục sự hiểu biết về chăm sóc bản thân và chăm sóc trẻ cho phụ nữ có thai và các bà mẹ thông qua các ấn phẩm, sách báo, tƣ vấn… Điều này sẽ đảm bảo cho sự phát triển về thể lực và trí lực cho thế hệ trẻ, cho lực lƣợng lao động trong tƣơng lai. Đồng thời, nó đảm bảo về sức khỏe cho các bà mẹ khi mang thai và con nhỏ. Đây cũng chính là lực lƣợng lao động hiện tại cần đƣợc quan tâm, bảo vệ.

- Đối với vấn đề gia tăng cơ giới:

Có những quy định rõ ràng về vấn đề xuất cƣ và nhập cƣ.

Đối với tình trạng xuất cƣ, tỉnh Bắc Ninh có ít hiện tƣợng này. Nếu có thì chủ yếu là diễn ra rất lẻ tẻ do những nguyên nhân chủ quan, riêng biệt. Cần có thông tin chính xác và đầy đủ bằng cách xây dựng ủy ban dân số về từng xã, phƣờng, nắm bắt tình hình của các địa phƣơng theo từng ngày. Có các biện pháp ƣu tiên về vốn, về lƣơng, chính sách cho những nhân tài để giữ chân và thu hút họ. Không để tình trạng chảy máu chất xám diễn ra.

Đối với tình trạng nhập cƣ: Nhập cƣ vào Bắc Ninh tƣơng đối nhiều trong những năm gần đây. Năm 2009, số ngƣời nhập cƣ vào Bắc Ninh chiếm tới 55,9‰ tổng số dân. Trong đó ngƣời nhập cƣ từ tỉnh khác đến đây là chủ yếu, chiếm 31,9‰

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

109

Cần làm thủ tục đăng kí tạm trú ngay đối với những ngƣời nhập cƣ để biết số lƣợng ngƣời, tên, tuổi, mục đích, lí do nhập cƣ.

Chính quyền địa phƣơng cần biết những thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn của địa phƣơng mình, từ đó có sự chủ động đón tiếp đoàn nhập cƣ khi họ đến.

Có hệ thống cơ sở hạ tầng cho họ ổn định cuộc sống và yên tâm làm việc. Các doanh nghiệp, công ti xây dựng nhà ở cho công nhân…

Có các chính sách ƣu đãi, thu hút nhân tài, nhƣ: tạo cơ sở pháp lí thông thoáng cho các nhà đầu tƣ, trả lƣơng cao, đồng thời cấp nhà ở, thƣởng tiền cho những tài năng tình nguyện đến sống, làm việc ở tỉnh.

3.3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động

Chất lƣợng nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay. Để phát triển nhanh nền kinh tế và sử dụng hợp lí nguồn nhân lực thì việc nâng cao chất lƣợng nguồn lao động là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu.

Để nâng cao chất lƣợng cho ngƣời lao động, tỉnh Bắc Ninh cần thực hiện một số giải pháp nhƣ:

Mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn đào tạo nghề với thị trƣờng lao động.

Đẩy mạnh công tác dạy nghề theo chiều sâu nhằm nâng cao kĩ năng cho ngƣời lao động, phổ cập nghề cho lao động nông thôn. Tạo lập cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ cho giáo dục đào tạo nghề, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ba bên: các cơ sở dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm và doanh nghiệp. Từng bƣớc xây dựng và ban hành những quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc dạy nghề, bồi dƣỡng, nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động. Đồng thời xây dựng chính sách phát triển dạy nghề trong các làng nghề,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

110

dạy nghề và tạo cơ hội học nghề và việc làm cho lao động nông thôn và chính sách hỗ trợ cho giáo viên và ngƣời học nghề là ngƣời nghèo, bộ đội xuất ngũ.

Nâng dần chi phí đầu tƣ cho giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực giáo viên, thực hiện các chính sách đãi ngộ và thu hút giáo viên giỏi, tranh thủ các Chƣơng trình, Dự án đào tạo cán bộ quản lí, giáo viên dạy nghề của tổng cục Dạy nghề để bổi dƣỡng, đào tạo, nâng cao kĩ năng dạy nghề và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng là biện pháp nâng cao chất lƣợng nguồn lao động.

Nâng cao cơ sở vật chất và thiết bị cho thực hành. Xây dựng chính sách thu hút và huy động vốn từ trong nƣớc và ngoài nƣớc để đầu tƣ, đào tạo nghề bao gồm ƣu đãi về cơ sở hạ tầng (cho thuê đất, nhà xƣởng, miễn thuế sử dụng đất và các loại phí liên quan khác), ƣu đãi về tín dụng, miễn thuế nhập khẩu đối với một số trang thiết bị dạy nghề. Xây dựng mới và cải tạo hệ thống trƣờng lớp, nhà xƣởng thực hành, đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị giảng dạy đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Rà soát và tập trung chỉnh sửa, đổi mới các giáo trình đã lạc hậu và xây dựng chƣơng trình giáo trình mới cho các nhóm ngành nghề đào tạo mũi nhọn, hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có tham gia dạy nghề trong các làng nghề, xây dựng Chƣơng trình và tài liệu dạy nghề chuẩn cho từng nghề.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, đẩymạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí các vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Pháp luật dạy nghề. Khen thƣởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong lĩnh vực dạy nghề đồng thời phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công việc quản lí của các cấp, các ngành nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục, đào tạo.

Có những chính sách nhằm giữa chân ngƣời tài vào làm việc trong các ngành, các cơ quan của tỉnh, tạo mọi điều kiện để họ có thể phát huy hết khả năng của mình đồng thời hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám”, tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài. Công tác biểu dƣơng, tôn vinh ngƣời tài cán làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

111

thƣờng xuyên 2 - 3 năm một lần và phải đảm bảo tính khách quan, biểu dƣơng, tôn vinh ngƣời có tài thật sự, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, đƣợc nhiều ngƣời thừa nhận.

Việc phát huy tay nghề của ngƣời lao động làm việc tại nƣớc ngoài cũng là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động.

3.3.2.3. Mở rộng thị trường lao động

Sự phát triển của thị trƣờng lao động không những phụ thuộc vào việc điều tiết cung cầu, giá cả sức lao động, thể chế của Nhà nƣớc tác động vào thị trƣờng này mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức các hoạt động giao dịch tiếp xúc giữa ngƣời bán và ngƣời mua sức lao động. Trong thực tiễn, ngƣời sử dụng lao động không phải lúc nào cũng tìm đƣợc số lƣợng và chất lƣợng lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, ngƣời lao động tìm đƣợc việc làm nhƣ mong muốn mà đều phải thông qua các kênh giao dịch về lao động việc làm nhƣ các trung tâm dịch vụ việc làm, thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, chợ lao động…Tổ chức tốt thị trƣờng lao động là một giải pháp đẩy nhanh giao dịch giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, góp phần điều hòa quan hệ cung cầu trên thị trƣờng lao động.

Để thực hiện tốt việc tổ chức thị trƣờng lao động, Bắc Ninh cần đẩy mạnh tổ chức cho ngƣời lao động, đặc biệt là những lao động thất nghiệp, thiếu việc làm đi đăng kí tìm việc ở các trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần tổ chức tƣ vấn cho ngƣời lao động về việc lựa chọn việc làm, nơi làm việc, chọn nghề học, hình thức, nơi học nghề…kết hợp với việc cung cấp dịch vụ việc làm cho ngƣời sử dụng lao động thông qua sàn giao dịch việc làm hoặc hợp đồng lao động. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn phải thực hiện tốt việc cung cấp thông tin, thực trạng sử dụng lao động , nhu cầu tuyển dụng lao động, tình hình thực hiện chính sách đối với ngƣời lao động để ngƣời lao động có thể dễ dàng nắm bắt thông tin về thị trƣờng lao động từ đó tìm cho mình những công việc phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

112

3.3.2.4. Giải pháp vế sử dụng nguồn lao động.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế, có những chính sách kinh tế đúng đắn nhằm khai thác tối đa nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế xã hội tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu đúng đắn để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Đầu tƣ phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ và nông nghiệp. Tích cực thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nƣớc đầu tƣ, phát triển sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thực hiện các chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, ổn định việc làm cho ngƣời lao động, tránh tình trạng sa thải công nhân hàng loạt.

Tranh thủ vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế đầu tƣ vào công tác dạy nghề, dự án hỗ trợ việc làm, giảm nghèo, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo việc làm cho ngƣời lao động.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, không những tạo việc làm cho ngƣời lao động, đồng thời nâng cao chất lƣợng lao động, nhất là trong các ngành có hàm lƣợng kĩ thuật cao.

Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu lao động theo hƣớng đa dạng về quy mô cũng nhƣ các loại ngành nghề từ đơn giản đến chuyên viên kĩ thuật cao.

Để tạo điều kiện cho ngƣời lao động tiếp cận đến nguồn việc làm dễ dàng cần phải thƣờng xuyên cập nhật các thông tin về thị trƣờng lao động.

Thực hiện các chƣơng trình cho vay vốn để giải quyết việc làm, đặc biệt là khu vực nông thôn, tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp gắn liền với nông nghiệp, các ngành thủ công nghiệp nhƣ: làm tranh Đông Hồ, nấu rƣợu, làm đồ gỗ, đồ mây tre …để tận dụng thời gian nông nhàn của nông dân, tạo thêm thu nhập.

Cần xây dựng và phổ biến các Luật việc làm, Luật tiền lƣơng tối thiểu, Luật quan hệ lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động, hoàn thiện Luật bảo hiểm xã hội, xây dựng Luật bảo hiểm thất nghiệp…Trong đó, mở rộng đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

113

tƣợng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hoàn thiện hệ thống chính sách, bộ máy quản lý đủ mạnh để giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp.

Cần hƣớng đến mục tiêu về việc làm bền vững cho ngƣời lao động bảo đảm tiền lƣơng – thu nhập thực tế của ngƣời lao động, tăng cƣờng cải thiện điều kiện làm việc của ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu sử dụng nguồn lao động tỉnh bắc ninh giai đoạn 2001-2011 (Trang 118 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)