Định hƣớng sử dụng nguồn lao động

Một phần của tài liệu sử dụng nguồn lao động tỉnh bắc ninh giai đoạn 2001-2011 (Trang 113 - 130)

7. Cấu trúc đề tài

3.2.3.Định hƣớng sử dụng nguồn lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

103

Trong những năm tới, định hƣớng sử dụng lao động của tỉnh Bắc Ninh có những điểm rất rõ ràng. Cùng với xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chung của Đồng bằng sông Hồng là giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng tỉ trọng của khu vực II và khu vực III, giảm tỉ trọng trong thành phần kinh tế nhà nƣớc, tăng tỉ trọng trong thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc và thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đồng thời với định hƣớng của tỉnh Bắc Ninh quyết tâm đƣa tỉnh trở thành thành phố công nghiệp vào năm 2015 nên Bắc Ninh những định hƣớng trong sử dụng nguồn lao động là:

Sử dụng nguồn lao động ngày càng hợp lí, hiệu quả hơn. Cụ thể là tăng số lƣợng lao động đƣợc giải quyết việc làm hàng năm lên, giảm tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm. Chỉ tiêu trong năm 2013 của tỉnh là đƣa số lao động đƣợc giải quyết việc làm lên tới 26000 ngƣời, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị còn 3,26%, tăng tỉ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 87% [8].

Sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế của tỉnh cũng có những định hƣớng thay đổi mạnh mẽ hơn. Đó là giảm tỉ lệ lao động thuộc khu vực nhà nƣớc, tăng tỉ lệ lao động thuộc khu vực ngoài nhà nƣớc và đặc biệt là khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Muốn cho cơ cấu lao động đƣợc linh hoạt, sáng tạo, đồng thời phát huy đƣợc hết khả năng của ngƣời lao động thì cần đƣa ngƣời lao động vào trong cơ chế thị trƣờng nhiều thành phần, đặc biệt là môi trƣờng làm việc với nƣớc ngoài. Kế hoạch đặt ra là đến năm 2015 lao động của ba khu vực lần lƣợt là: 5%, 85% và 10% [8]. Đồng thời sau đó, tiếp tục đẩy nhanh tỉ lệ lao động của thành phần có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và thành phần cá thể, tƣ nhân.

Trong cơ cấu các ngành kinh tế cũng có những chuyển biến khi sử dụng lao động. Để thực hiện mục tiêu đƣa tỉnh Bắc Ninh thành tỉnh phát triển công nghiệp thì cần có sự chuyển dịch lao động là giảm tỉ trọng lao động của khu vực I, tăng tỉ trọng lao động của khu vực II và khu vực III. Đặc biệt tăng nhanh tỉ trọng ở khu vực II. Dự kiến đến năm 2013 tỉ lệ lao động của ba khu vực I, II, III lần lƣợt là: 42%, 33% và 25%. Đến năm 2015 là 39%, 35% và 26% [8].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

104

Sự chuyển dịch lao động giữa nông thôn và thành thị cũng cần đƣợc đẩy mạnh. Tăng tỉ lệ lao động thuộc khu vực thành thị lên 27% năm 2013 và hơn 30% năm 2015. Giảm tỉ lệ lao động ở nông thôn xuống còn 73% năm 2013 và dƣới 70% năm 2015. Tuy nhiên, gia tăng lao động thành thị nhƣng cần giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị, giảm sức ép về vấn đề việc làm cho ngƣời dân lao động ở đây. Tăng tỉ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên nhiều, giảm tỉ lệ thất nghiệp theo mùa vụ.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG HIỆU QUẢ 3.3.1 Giải pháp phát triển kinh tế

3.3.1.1. Tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất

Đẩy mạnh sản xuất kinh tế, tăng cƣờng đầu tƣ là tiền đề quan trọng để giải quyết việc làm. Tỉnh Bắc Ninh cũng đang trong quá trình thực hiện việc tăng cƣờng đầu tƣ, không chỉ nhờ nguồn vốn của các thành phần trong nƣớc mà cả những nguồn vốn lớn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Do đó, hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp đã đƣợc xây dựng tại đây. Kết hợp với nhà nƣớc có chính sách thành lập các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhƣ: KCN Tiên Sơn, KCN Yên Phong, KCN Quế Võ, KCN Thuận Thành…Đến năm 2011 đã hình thành 15 khu công nghiệp tập trung , 27 khu, cụm công nghiệp, có 317 dự án với tổng số vốn đăng kí 3430 triệu USD, trong đó có các tập đoàn kinh tế đa quốc gia thƣơng hiệu toàn cầu nhƣ: Canon, Samsung, Nokia, ABB… Nó đã trở thành những trung tâm thu hút lớn lực lƣợng lao động, không chỉ tại địa phƣơng mà trên nhiều miền quê của cả nƣớc. Tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 2,9% trong giai đoạn 2006 – 2011. [8]

Để tiếp tục giảm bớt áp lực của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cho lực lƣợng lao động tỉnh, thì Bắc Ninh cần đẩy mạnh việc tăng cƣờng sản xuất, mở rộng đầu tƣ và coi đây là một giải pháp quan trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

105

Đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế, phát triển cơ cấu kinh tế hợp lí là điều kiện tiền đề để phát triển thị trƣờng lao động, tạo thêm nhiều việc làm mới, sử dụng hợp lí và tận dụng tối đa nguồn nhân lực của địa phƣơng.

Phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, tạo cơ hội cho ngƣời lao động có nhiều việc làm. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, có chính sách ƣu đãi để tạo ra nhiều chỗ làm mới, thu hút nhiều lao động.

- Trong nông nghiệp:

Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, phát triển mạnh chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của tỉnh và những vùng lân cận.

Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sạch cho các thành phố, khu công nghiệp tập trung và xuất khẩu. Trƣớc hết, hình thành vùng sản xuất rau, quả sạch để cung cấp cho thành phố Bắc Ninh và các khu công nghiệp của tỉnh, sau đó rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng.

Các vùng trồng lúa còn lại ít diện tích, cần sử dụng nguồn giống tốt, cho năng suất cao, kĩ thuật hiện đại để đƣa năng suất tăng lên, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của tỉnh.

- Trong công nghiệp:

Phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhƣ giày da, may mặc. Đẩy mạnh các hoạt động công nghiệp sản xuất điện tử, công nghệ cao, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc trong các khu công nghiệp tập trung, nâng cao giá trị và hiệu quả của sản công nghiệp.

Khôi phục, phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, các ngành công nghiệp có lợi thế và công nghiệp phục vụ kết cấu hạ tầng nông thôn.

Cần đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống theo chiều sâu, thực hiện đổi mới công nghệ, tăng cƣờng cơ khí hóa, ứng dụng kĩ thuật cao để tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

106

năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. Các ngành nghề nổi tiếng của tỉnh nhƣ đồ gỗ mĩ nghệ, cơ khí, mây tre đan, gốm sứ…Phấn đấu xã nào cũng có một làng nghề đủ tiêu chuẩn.

Ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguồn lao động (dệt may) và nguồn nguyên liệu tại chỗ (chế biến nông sản)…

Ngoài ra Bắc Ninh cần đầu tƣ phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, phụ tùng ô tô, xe máy, thuốc tân dƣợc, sản xuất phân phối điện nƣớc… nhằm đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Trong dịch vụ:

Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống, tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động.

Đẩy mạnh phát triển thƣơng mại trong đó chú trọng phát triển thị trƣờng xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, thực hiện cơ chế hành chính một cửa, thông thoáng để thu hút đầu tƣ, hợp tác.

Phát triển mạnh các loại hình vận tải để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân.

Đầu tƣ phát triển các loại hình du lịch văn hóa gắn với các lễ hội truyền thống nhƣ chùa Keo, Đền Đô, hội Lim, hội Phật Tích, hội chùa Bút Tháp…du lịch văn hóa ở làng các làng quan họ, làng nghề cổ truyển nhƣ: Đông Hồ, Phù Lãng, Phù Khê, Đồng Kỵ…,

3.3.1.3. Phát triển các nghề thủ công, truyền thống ở nông thôn

Bắc Ninh là “mảnh đất trăm nghề”. Ở đây có rất nhiều các làng nghề thủ công truyền thống, tuy nhiên nhiều làng nghề đã có từ xƣa, nay đã bị mai một dần. Để giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn, cần khôi phục và phát triển các làng nghề này. Không những thế cần đẩy mạnh việc tuyên truyền những giá trị của các sản phẩm làng nghề để mọi ngƣời trân trọng và đón nhận nó, từ đó mà phát triển sản xuất, thu hút lao động. Một số làng nghề thủ công truyền thống ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

107

Bắc Ninh là: làng sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ Đồng Kị - Từ Sơn, làng tranh Đông Hồ - Thuận Thành, làng gốm Phù Lãng – Quế Võ, làng sản xuất bánh đa bánh đúc Yên Phong, làng làm bánh Phu Thê – Đình Bảng…Các làng nghề này đƣợc khôi phục, phát triển sẽ góp phần tạo nên những nét văn hóa cổ truyền cho làng quê Kinh Bắc, và quan trọng hơn, nó góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.

3.3.1.4. Phát triển ưu thế của kinh tế doanh nghiệp cá thể, tư nhân

Muốn tạo ra nhiều việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp, cần phát triển ƣu thế của kinh tế doanh nghiệp cá thể, tƣ nhân. Hiện nay các doanh nghiệp cá thể, tƣ nhân đã phát triển tƣơng đối nhanh ở Bắc Ninh. Cần tiếp tục đẩy nhanh và tạo thêm những cơ chế chính sách đầu tƣ thông thoáng nữa để phát triển loại hình kinh tế này.

Khích lệ việc mở rộng sản xuất, hình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các làng nghề: đồ gỗ mĩ nghệ Đồng Kỵ, làm sắt, luyện kim Đa Hội…Tạo điều kiện cho vay vốn ƣu đãi, cho thuê đất làm xƣởng… cho các doanh nghiệp này.

Đẩy mạnh việc hình thành các công ty tƣ nhân trong kinh doanh, thƣơng mại. Phấn đấu mục tiêu các công ty này đi từ buôn bán sang kết hợp cả sản xuất và kinh doanh. Có các chính sách ƣu tiên việc sử dụng nguồn lao động tại chỗ.

3.3.2. Giải pháp về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động

3.3.2.1. Hạn chế sự gia tăng dân số

- Cần kiểm soát tốc độ gia tăng dân số, cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới, để giảm bớt tình trạng gia tăng dân số nhanh.

Đối với vấn đề gia tăng dân số tự nhiên, cần nghiêm chỉnh chấp hành Luật gia tăng dân số và kế hoạch hóa gia đình. Mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con.

Cần nghiêm túc tôn trọng giới tính tự nhiên, giảm bớt sự mất cân bằng giới tính hiện nay đang quá mức ở Bắc Ninh, tỉ lệ nam/ nữ quá cao. Yêu cầu các cơ sở y tế không công khai giới tính khi khám thai. Đồng thời, tuyên truyền giáo dục về sự bình đẳng giới tính cho mọi ngƣời, mọi tầng lớp nhân dân. Điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

108

này sẽ làm giảm tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại từ xƣa, giúp ngƣời làm bố mẹ trân trọng giới tính của thai nhi dù là trai hay gái. Đồng thời nó cũng làm giảm tình trạng gia tăng dân số nhanh khi không đạt đƣợc nguyện vọng sinh con trai.

Chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ - trẻ em bằng cách: Phát huy vai trò của các cơ sở y tế địa phƣơng nhƣ các trạm xá, các bệnh xá… Tổ chức các đợt tiêm phòng cho bà mẹ mang thai và trẻ em, tổ chức các đợt khám sức khỏe định kì (1 tháng/ lần). Mở các buổi tọa đàm, tƣ vấn về chăm sóc sức khỏe cho các phụ nữ có thai và gia đình chăm sóc trẻ nhỏ…

Tuyên truyền, giáo dục sự hiểu biết về chăm sóc bản thân và chăm sóc trẻ cho phụ nữ có thai và các bà mẹ thông qua các ấn phẩm, sách báo, tƣ vấn… Điều này sẽ đảm bảo cho sự phát triển về thể lực và trí lực cho thế hệ trẻ, cho lực lƣợng lao động trong tƣơng lai. Đồng thời, nó đảm bảo về sức khỏe cho các bà mẹ khi mang thai và con nhỏ. Đây cũng chính là lực lƣợng lao động hiện tại cần đƣợc quan tâm, bảo vệ.

- Đối với vấn đề gia tăng cơ giới:

Có những quy định rõ ràng về vấn đề xuất cƣ và nhập cƣ.

Đối với tình trạng xuất cƣ, tỉnh Bắc Ninh có ít hiện tƣợng này. Nếu có thì chủ yếu là diễn ra rất lẻ tẻ do những nguyên nhân chủ quan, riêng biệt. Cần có thông tin chính xác và đầy đủ bằng cách xây dựng ủy ban dân số về từng xã, phƣờng, nắm bắt tình hình của các địa phƣơng theo từng ngày. Có các biện pháp ƣu tiên về vốn, về lƣơng, chính sách cho những nhân tài để giữ chân và thu hút họ. Không để tình trạng chảy máu chất xám diễn ra.

Đối với tình trạng nhập cƣ: Nhập cƣ vào Bắc Ninh tƣơng đối nhiều trong những năm gần đây. Năm 2009, số ngƣời nhập cƣ vào Bắc Ninh chiếm tới 55,9‰ tổng số dân. Trong đó ngƣời nhập cƣ từ tỉnh khác đến đây là chủ yếu, chiếm 31,9‰

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

109

Cần làm thủ tục đăng kí tạm trú ngay đối với những ngƣời nhập cƣ để biết số lƣợng ngƣời, tên, tuổi, mục đích, lí do nhập cƣ.

Chính quyền địa phƣơng cần biết những thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn của địa phƣơng mình, từ đó có sự chủ động đón tiếp đoàn nhập cƣ khi họ đến.

Có hệ thống cơ sở hạ tầng cho họ ổn định cuộc sống và yên tâm làm việc. Các doanh nghiệp, công ti xây dựng nhà ở cho công nhân…

Có các chính sách ƣu đãi, thu hút nhân tài, nhƣ: tạo cơ sở pháp lí thông thoáng cho các nhà đầu tƣ, trả lƣơng cao, đồng thời cấp nhà ở, thƣởng tiền cho những tài năng tình nguyện đến sống, làm việc ở tỉnh.

3.3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động

Chất lƣợng nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay. Để phát triển nhanh nền kinh tế và sử dụng hợp lí nguồn nhân lực thì việc nâng cao chất lƣợng nguồn lao động là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu.

Để nâng cao chất lƣợng cho ngƣời lao động, tỉnh Bắc Ninh cần thực hiện một số giải pháp nhƣ:

Mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn đào tạo nghề với thị trƣờng lao động.

Đẩy mạnh công tác dạy nghề theo chiều sâu nhằm nâng cao kĩ năng cho ngƣời lao động, phổ cập nghề cho lao động nông thôn. Tạo lập cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ cho giáo dục đào tạo nghề, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ba bên: các cơ sở dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm và doanh nghiệp. Từng bƣớc xây dựng và ban hành những quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc dạy nghề, bồi dƣỡng, nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động. Đồng thời xây dựng chính sách phát triển dạy nghề trong các làng nghề,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

110

dạy nghề và tạo cơ hội học nghề và việc làm cho lao động nông thôn và chính sách hỗ trợ cho giáo viên và ngƣời học nghề là ngƣời nghèo, bộ đội xuất ngũ.

Nâng dần chi phí đầu tƣ cho giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực giáo

Một phần của tài liệu sử dụng nguồn lao động tỉnh bắc ninh giai đoạn 2001-2011 (Trang 113 - 130)