Khái quát nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở Đồng

Một phần của tài liệu sử dụng nguồn lao động tỉnh bắc ninh giai đoạn 2001-2011 (Trang 42 - 48)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.2. Khái quát nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở Đồng

làm. Trong khi các vùng núi giàu tài nguyên nhƣ Trung Du Miền Núi Bắc Bộ và Tây Nguyên thì lại thiếu lao động để làm việc.

+ Phân hóa lao động giữa thành thị và nông thôn:

Ở hai khu vực là thành thị và nông thôn nƣớc ta cũng có sự tập trung không cân xứng về tỉ lệ lực lƣợng lao động. Năm 2011, có đến 35517,1 nghìn lao động đang làm việc ở nông thôn, chiếm 70,3% lao động đang làm việc trên cả nƣớc. Trong khi đó ở thành thị chỉ có khoảng 29,7% lực lƣợng lao động [23]. Điều này thể hiện vấn đề đô thị hóa ở nƣớc ta còn chậm. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động ở thành thị vẫn rất lớn so với sức chứa của các đô thị nên sức ép của vấn đề lao động, việc làm ở thành thị lớn hơn nông thôn rất nhiều. Còn ở nông thông thƣờng gặp vấn đề thiếu việc làm trong thời kì nông nhàn. Do vậy, cả hai vấn đề này cần đƣợc giải quyết thấu đáo để tăng lên chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời lao động.

1.2.2. Khái quát nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở Đồng Bằng Sông Hồng. Sông Hồng.

1.2.2.1. Khái quát nguồn lao động

a) Dân số hoạt động kinh tế:

- Số lƣợng nguồn lao động:

Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung đông dân cƣ và lao động. nơi đây có mật độ dân số cao nhất nƣớc ta, năm 2011 là 939 ngƣời/ km2

. Với số dân đông, lực lƣợng lao động của vùng cũng rất lớn, năm 2011 là 11536,4 nghìn ngƣời [23]. Lực lƣợng lao động chiếm 57,9% tổng số dân. Nguồn lao động đông đảo chính là một nguồn lực quý giá để vùng phát triển đi lên. Chính vì lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

lƣợng lao động đông đảo và một cơ chế kinh tế linh hoạt mà Đồng Bằng Sông Hồng đã trở thành một trong những vùng phát triển kinh tế mạnh nhất nƣớc ta. - Chất lƣợng nguồn lao động:

Ngƣời lao động của Đồng Bằng Sông Hồng vốn có những phẩm chất, truyền thống vô cùng đáng quý. Đó là sự cần cù, chăm chỉ, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là kinh nghiệm thâm canh tăng vụ. Ngoài ra, là vùng có truyền thống thông thƣơng, nên họ có kinh nghiệm học hỏi không ngừng và rất linh hoạt, năng động, sáng tạo. Họ hoàn toàn có khả năng tiếp thu trình độ khoa học kĩ thuật mới, tiên tiến vào quá trình sản xuất.

Trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt và có hiệu quả công tác giáo dục đào tạo nên trình độ của dân cƣ nói chung và của nguồn lao động nói riêng của vùng Đồng bằng sông Hồng không ngừng đƣợc nâng cao. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng cao hơn mức trung bình cả nƣớc và các vùng khác. Năm 2001, tỉ lệ này là 13.1%, trong khi đa số các vùng khác và trung bình cả nƣớc đều từ 10% trở xuống ( trừ Đông Nam Bộ). Mỗi năm, tỉ lệ này lại tăng lên khoảng 0.6% đến 1%. Đến năm 2011, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng đã đạt 23.8%, cao nhất trong tất cả các vùng.

Bảng 1.5: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo vùng

(Đơn vị: %) Năm 2001 2003 2005 2007 2009 2011 CẢ NƯỚC 10,2 11,4 12,5 13,6 14,8 15,6 ĐBSH 13,1 14,7 16,3 17,8 20,9 23,8 TD – MNBB 7,9 8,9 10,1 11,0 13,2 13,9 BTB – DHNTB 8,3 9,0 11,0 12,0 13,5 14,7 Tây Nguyên 7,8 8,6 11,0 12,0 10,9 11,0 Đông Nam Bộ 15,1 17,2 19,6 21,4 19,6 19,2 ĐBSCL 5,2 5,9 7,2 7,9 7,9 8,6 Nguồn: [27]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

Đồng Bằng Sông Hồng là vùng có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo lớn nhất, chiếm 23,8% năm 2011. Trong khi đó, tỉ lệ này ở cả nƣớc là 15,6%. Không những chiếm tỉ lệ cao hơn các vùng mà tỉ lệ lao động đã qua đào tạo còn không ngừng tăng lên qua các năm từ 2001 đến nay.

Năm 2011, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Đồng Bằng Sông Hồng (không kể Hà Nội ) là 16,9%, riêng Hà Nội đạt 30,3%. Trong đó, tỉ lệ lao động đạt trình độ cao đẳng và đại học là 6,3% và 19,2%.[23]

Với lực lƣợng lao động đông đảo, trình độ kĩ thuật ngày càng nâng cao, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo không ngừng tăng khiến cho năng suất lao động xã hội của vùng ngày càng lớn, góp phần nâng cao vị thế kinh tế của vùng.

- Thất nghiệp:

Thất nghiệp luôn là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt của vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong đó, có sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị với vùng nông thôn.

2.61 3.73 2.18 3.5 1.58 4.23 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5

chung Thành thị Nông thôn chung Thành thị Nông thôn

Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm

Hình1.1: Biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động ở Đồng bằng sông Hồng năm 2011

Nguồn: Xử lý từ [23]

Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị lớn hơn so với ở nông thôn rất nhiều:3,73% so với 2,18%, do sức ép về dân số và lao động ở các đô thị quá lớn. Bên cạnh đó là tình trạng đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây ở vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

này. Ở nông thôn, tỉ lệ thiếu việc làm vẫn còn phổ biến, lên tới 4,23%. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do hoạt động nông nghiệp theo mùa vụ, nên ngoài thời gian vào mùa bận rộn thì ngƣời nông dân lại rảnh rỗi nhiều. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm nhƣ vậy cũng giống nhƣ tình trạng chung ở nƣớc ta trong những năm gần đây. Để khắc phục vấn đề này cần có những biện pháp tổng hợp và chi tiết đến từng địa phƣơng cho phù hợp.

b) Dân số không hoạt động kinh tế

Thành phần dân số không hoạt động kinh tế ở Đồng Bằng Sông Hồng tƣơng đối lớn. Năm 2011, trong vùng này chỉ có 75,5% dân số tham gia lực lƣợng lao động, trừ thủ đô Hà Nội. Xét riêng thành phố này, tỉ lệ đó là 68,9%. Tỉ lệ này thấp hơn so với mức trung bình cả nƣớc và các vùng [23]

Tỉ lệ tham gia lực lƣợng lao động ít đồng nghĩa với tỉ lệ dân số không hoạt động kinh tế lớn. Tỉ lệ dân số không hoạt động kinh tế lớn là một khó khăn, trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

1.2.2.2. Vấn đề sử dụng nguồn lao động ở Đồng Bằng Sông Hồng

a) Sử dụng nguồn lao động theo ngành kinh tế:

Lực lƣợng lao động có những thay đổi theo ba nhóm ngành kinh tế. Nhóm ngành nông – lâm – thủy sản có tỉ trọng giảm, trong khi nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và nhóm ngành dịch vụ, tỉ trọng lao động lại tăng lên.

`

Hình 1.2: Biểu đồ Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001 – 2011(%)

Nguồn: Xử lý từ [27] 2001 78 13.2 8.8 2011 43 30,6

24,4 Nông- lâm - ngƣ nghiệp

Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

Tỉ trọng lao động trong các ngành kinh tế của vùng có sự thay đổi nhanh chóng. Năm 2001, ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp chiếm phẩn lớn lực lƣợng lao động:78%, ngành công nghiệp và xây dựng có tỉ lệ lao động hết sức nhỏ bé: 13,2% và 8,8%. Đến 2011, tỉ trọng này đã chuyển dịch rõ rệt. Lao động trong ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp chỉ còn 43,0%, ngành công nghiệp – xây dựng tăng lên 30,6% và dịch vụ là 26,4%, chƣa kể tỉ lệ này ở Hà Nội lần lƣợt là:25,9%; 28,1% và 46%. (So với cả nƣớc năm 2011 là:48,4% , 21,3% và 30,3%, tỉ lệ này cũng có sự chuyển dịch tích cực hơn). Rõ ràng có sự khác biệt tƣơng đối nhiều trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Đồng Bằng Sông Hồng. Sự chuyển dịch này hoàn toàn phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của vùng cũng nhƣ trong toàn quốc. Nó thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của vùng, trong đó có vai trò đặc biệt của thủ đô Hà Nội.

Mặc dù đã có sự chuyển dịch theo xu hƣớng chung và theo hƣớng tích cực, song tỉ trọng lao động vẫn tập trung tƣơng đối nhiều nhiều trong khu vực I, còn khu vực II và khu vực III còn tƣơng đối ít, xu hƣớng chuyển dịch còn chậm. Do vậy, trong định hƣớng phát triển thời gian tới, cần phải có những tác động tích cực hơn nữa để tiếp tục thực hiện chƣơng trình thay đổi này.

b) Sử dụng nguồn lao động theo thành phần kinh tế:

Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của vùng cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng giảm lao động trong khu vực kinh tế Nhà nƣớc, tăng lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc và khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong đó khu vực kinh tế có vồn đầu tƣ nƣớc ngoài là tăng nhanh nhất. Năm 2011, tỉ lệ lao động trong khu vực Nhà nƣớc, ngoài Nhà nƣớc và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lần lƣợt là 10,1%; 82,7%; 7,2%. [23]

c) Sử dụng nguồn lao động theo thành thị - nông thôn:

Ở Đồng Bằng Sông Hồng, sự cách biệt cơ bản về kinh tế - xã hội thuộc về hai khu vực thành thị và nông thôn. Do vậy, lao động cũng tập trung ở hai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

nơi này với những mức độ khác nhau, tạo nên những tiềm lực lao động cũng nhƣ sức ép khác nhau đến vấn đề việc làm, thất nghiệp. Ở thành thị luôn là nơi tập trung đông dân cƣ, lao động nên việc sử dụng nguồn lao động thuận lợi, đồng thời sức ép của vấn đề lao động, việc làm rất lớn. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao, thƣờng lên đến gần 4% [27]. Còn ở nông thôn, lực lƣợng lao động tập trung với tính chất phân tán hơn nên tỉ lệ thất nghiệp cũng ít hơn, chỉ bằng 1/2 tỉ lệ của thành thị. Nhƣng khối lƣợng công việc trong năm ở thành thị lại lớn hơn vùng nông thôn. Do vậy, những ngƣời đang làm việc trong các ngành kinh tế ở thành thị ít có nguy cơ bị thiếu việc làm. Còn ở nông thôn, đặc trƣng mùa vụ đã khiến cho những ngày nông nhàn là thời gian thiếu việc làm. Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn thấp, chỉ hơn 70% [23]. Do vậy, lao động ở nông thôn có tỉ lệ thiếu việc làm cao.

Tiểu kết chương 1

Nƣớc ta nói chung và Đồng Bằng Sông Hồng nói riêng cùng có đặc điếm về dân số đông, lực lƣợng lao động dồi dào, và đang có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong các nhân tố ảnh hƣởng đến sử dụng nguồn lao động, nhóm nhân tố kinh tế - xã hội đóng vai trò quyết định nhất. Nhóm nhân tố tự nhiên chỉ có tác động gián tiếp rất ít, thông qua việc ảnh hƣởng đến sự phân bố dân cƣ.

Vấn đề sử dụng lao động ở Đồng bằng sông Hồng đang có nhiều chuyển dịch theo hƣớng tích cực theo các hƣớng: chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngàh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động theo lãnh thổ. Mọi sự thay đổi này đều ƣu tiên vào hƣớng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thất nghiệp vẫn là một vấn đề nan giải trong sử dụng lao nguồn lao động ở Đồng bằng sông Hồng và nƣớc ta. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Ở thành thị, vấn đề thất nghiệp luôn gay gắt. Ở nông thôn, tình trạng thất nghiệp ít hơn, nhƣng tỉ lệ thiếu việc làm lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

Chƣơng 2: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG TỈNH BẮC NINH

TRONG GIAI ĐOẠN 2001 – 2011

2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG Ở BẮC NINH

Một phần của tài liệu sử dụng nguồn lao động tỉnh bắc ninh giai đoạn 2001-2011 (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)