Thực trạng sử dụng nguồn lao động tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2011

Một phần của tài liệu sử dụng nguồn lao động tỉnh bắc ninh giai đoạn 2001-2011 (Trang 80 - 95)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.2. Thực trạng sử dụng nguồn lao động tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2011

2.2.2.1. Tình hình sử dụng lao động theo thành phần kinh tế

Lực lƣợng lao động của Bắc Ninh tham gia vào tất cả các thành phần kinh tế. Trong đó, cơ cấu nguồn lao động phân chia theo thành phần kinh tế phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu kinh tế. Lực lƣợng lao động Bắc Ninh chủ yếu hoạt động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc. Năm 2011, lao động hoạt động trong thành phần kinh tế Nhà nƣớc của Bắc Ninh là khoảng 5.77%, lao động hoạt động trong thành phần kinh tế ngoài Nhà nƣớc là khoảng 85.38%, thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thu hút 8.85% lao động.

Cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế ở Bắc Ninh từ 2001 đến 2011 có sự thay đổi mạnh mẽ. Lao động trong cả ba khu vực kinh tế Nhà nƣớc, ngoài Nhà nƣớc và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đều tăng về số lƣợng. Tuy nhiên, tỉ trọng lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc giảm hơn 7%, tỉ trọng của khu vực nhà nƣớc giảm chút ít do sức hút lao động từ khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài quá mạnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

70

Bảng 2.14: Lao động và tỉ lệ lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2011

Năm Tổng số KVNN KVNNN KVCVĐTNN Tổng số (người) Tỉ trọng (%) Số lượng (người) Tỉ trọng (%) Số lượng (người) Tỉ trọng (%) Số lượng (người) Tỉ trọng (%) 2001 537049 100 31496 5.8 496770 92.5 8000 1.7 2003 551717 100 37106 6.7 500321 90.7 14290 2.5 2005 563219 100 34098 6.05 523009 92.86 6112 1.09 2007 582559 100 35011 6.01 514532 88.3 33016 5.69 2009 589412 100 33183 5.63 551028 87.38 51199 6.99 2011 603806 100 34839 5.77 515529 85.38 53436 8.85 Nguồn:[7],[8]

Tỉ trọng lao động trong các thành phần kinh tế năm 2001 là: Khu vực nhà nƣớc chiếm 5,8%; khu vực ngoài nhà nƣớc chiếm 92,5% và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 1,7%. Nhƣng đến những năm sau, tỉ lệ lao động của khu vực nhà nƣớc có xu hƣớng giao động không ổn định: Năm 2005 là 6,05%, năm 2009 là 5,63%, năm 2011 là 5,77%. Khu vực ngoài nhà nƣớc, tỉ lệ lao động giảm liên tục từ 92,5% xuống còn 85,38% năm 2011. Còn khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tỉ lệ lao động lại tăng liên tục và nhanh chóng, năm 2011 là 8,85%. Đây là xu hƣớng chuyển dịch lao động phù hợp với xu thế chung của cả nƣớc và phù hợp với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2011, tỉ lệ lao động của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cao hơn tỉ lệ của khu vực nhà nƣớc. Qua đây càng thể hiện rõ xu thế hội nhập.

Mặc dù có sự chuyển dịch rõ nét, nhƣng xu thế chung của lao động tỉnh Bắc Ninh vẫn tập trung nhất ở thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc. Đây là thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

71

phần kinh tế quan trọng và linh hoạt nhất, thu hút đông đảo lực lƣợng lao động tham gia. Ngoài ra, lao động ngày càng tăng lên ở khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Do những năm gần đây, xu thế mở cửa và hợp tác với các nƣớc ngày càng gia tăng, phát triển. Số lƣợng và tỉ lệ lao động trong khu vực này đã vƣợt lên trên số lƣợng và tỉ lệ lao động của khu vực nhà nƣớc. Lực lƣợng tham gia lao động trong khu vực này ngày càng đƣợc khuyến khích, đầu tƣ vì nó đem lại nhiều quyền lợi cho ngƣời lao động và lợi ích cho phát triển kinh tế, xã hội. Thành phần lao động trong khu vực nhà nƣớc từ chỗ chiếm tỉ lệ lớn thứ hai, sau thành phần lao động của khu vực ngoài nhà nƣớc thì đã trở thành thành phần chiếm tỉ lệ thấp nhất. Tuy nhiên, nó vẫn giữ một tỉ trọng nhất định ở trong những công việc then chốt, có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế, xã hội.

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động của Bắc Ninh có chung xu hƣớng, nhƣng diễn ra nhanh hơn so với vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nƣớc.

10.4 9.1 5.77 86.1 86.2 85.38 3.5 5.7 8.85 0% 20% 40% 60% 80% 100% Cả nước ĐBSH Tỉnh Bắc Ninh KVCVĐTNN KVNNN KVNN

Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Bắc Ninh năm 2011

Nguồn: Xử lý từ [8], [27]

Rõ ràng, lao động trong khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Bắc Ninh cao hơn cả vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nƣớc. Đây là khu vực đƣợc ƣu tiên hàng đầu với các chính sách khuyến khích và phát triển. Tỉ lệ lao động của khu vực nhà nƣớc ở Bắc Ninh ít nhất. Nó thể hiện một cơ chế làm việc linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

72

hoạt và năng động theo xu thế thị trƣờng. Đây là thành tựu đáng khích lệ trong quá trình nỗ lực để phát triển của tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời, nó cũng là xu hƣớng phù hợp với sự chuyển dịch và phát triển chung của thế giới.

2.2.2.2. Tình hình sử dụng nguồn lao động theo khu vực kinh tế

Trong những năm qua, tình hình sử dụng nguồn lao động theo ngành kinh tế ở Bắc Ninh có nhiều biến chuyển theo xu hƣớng giảm nhanh tỉ lệ lao động của ngành nông – lâm – thủy sản, tăng tỉ lệ của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Mặc dù tỉ lệ lao động trong các phân ngành có sự chuyển dịch nhƣng về số lƣợng, trong tất cả mọi hoạt động của ngành này, số lƣợng lao động đều tăng lên đáng kể.

Bảng 2.15: Lao động đang làm việc theo ngành kinh tế ở Bắc Ninh giai đoạn 2001 -2011

(Đơn vị: ngƣời) Năm Tổng N – L – NN CN – XD Dịch vụ 2001 528213 421534 62028 44658 2003 543256 410025 85157 48074 2005 563219 356300 131712 75207 2007 582559 322725 159319 100515 2009 589412 302506 175727 111179 2011 603806 266573 210638 126595 Nguồn: [7],[8]

Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có sự dịch chuyển qua các năm. Lao động trong ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp giảm đi rõ rệt, từ 421534 ngƣời xuống còn 266573 ngƣời. Trong khi đó lao động của ngành công nghiệp và dịch vụ lại tăng lên liên tục. Từ năm 2001 đến năm 2011, lao động trong công nghiệp tăng từ 62028 ngƣời lên 201638 ngƣời, lao động ngành dịch vụ tăng từ 44658 ngƣời lên 126595 ngƣời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73 79.8 75.5 63.26 55.4 51.32 44.15 11.75 15.6 23.39 27.35 29.81 34.88 8.45 8.9 13.35 17.25 18.86 20.97 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2001 2003 2005 2007 2009 2011 năm Dịch vụ CN – XD N – L – NN

Hình2.6: Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2011

Nguồn: Xử lý từ [7], [8]

Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế có sự thay đổi rõ nét. Năm 2001, lao động trong ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp chiếm đa số tỉ lệ lao động của toàn xã hội: 79,8%. Đến năm 2011, tỉ lệ này giảm hẳn, chỉ còn 44,15% (giảm 35,65%). Với số lƣợng lao động giảm khoảng hơn 1/3 , từ hơn 421 nghìn ngƣời xuống còn hơn 266 nghìn ngƣời. Ngƣợc lại, trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, tỉ lệ lao động lại tăng lên đáng kể: Công nghiệp – xây dựng tăng từ 11,75% lên tới 34,88% (tăng 23,13%), dịch vụ tăng từ 8,45% lên tới 20,97% (tăng 12,52%). Tốc độ tăng nhanh chóng nhất thuộc về ngành công nghiệp – xây dựng. Từ chỗ chỉ đóng một vai trò vô cùng khiêm tốn, hơn 10% tỉ lệ lao động, đến nay tỉnh đã thu hút đƣợc hơn 1/3 tổng số lao động trong toàn bộ nền kinh tế tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Xu thế này sẽ còn tiếp tục đƣợc đẩy mạnh trong những năm tới, khi mà định hƣớng của Bắc Ninh là đƣa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động này hoàn toàn phù hợp với tình hinh phát triển của đất nƣớc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với xu thế chuyển biến kinh tế - xã hội chung của thế giới. Những con số này thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ về lao động, đồng thời cũng gián tiếp thể hiện sự phát triển kinh tế và hội nhập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

75

2.2.2.3. Sử dụng nguồn lao động trong từng ngành

a) Sử dụng nguồn lao động trong ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản

Bảng 2.16. Lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản năm 2001 và 2011 tỉnh Bắc Ninh Các phân ngành Năm 2001 Năm 2011 Tổng số (Người) Tỉ lệ % so với LLLĐ Tổng số (Người) Tỉ lệ % so với LLLĐ

Nông - lâm nghiệp 417209 83.3 263953 43.7

Thủy sản 1325 0.3 2620 0.4

Tổng số 421534 85.17% 266573 44.15%

Nguồn: [7],[8]

Lao động trong các ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản tập trung đông và chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cả các ngành kinh tế hiện có trên địa bàn tỉnh với 44.15% năm 2011 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong đó, lao động tập trung chủ yếu vào hoạt động nông nghiệp.

Trong giai đoạn 2001 - 2011, cơ cấu lao động phân theo ngành trong ngành nông - lâm - thủy sản đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong ngành thủy sản. Lao động trong ngành nông lâm nghiệp tuy có xu hƣớng giảm nhƣng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất. Lao động của ngành thủy sản đang có xu hƣớng tăng trong những năm gần đây do tỉnh đã có những biện pháp, chính sách quan tâm tới việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của nhân dân nhằm khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên nƣớc và tài nguyên sinh vật dƣới nƣớc.

Trong ngành nông nghiệp, hoạt động chăn nuôi cũng đang đƣợc chú trọng và đẩy mạnh nhằm tạo ra việc làm, tận dụng thời gian nông nhàn của các mùa vụ đồng thời cũng tận dụng đƣợc các sản phẩm phụ của ngành trồng trọt nhƣ cám, ngô, hoa màu…Cho đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh có tốc độ tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

76

trƣởng tƣơng đối nhanh. Năm 2011, ngành chăn nuôi chiếm 38,37% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp và thu hút khoảng 37% lao động toàn ngành. Đặc biệt trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ngày càng đƣợc chú trọng, mở rộng, phát triển theo hƣớng chăn nuôi trang trại hoặc trên quy mô công nghiệp với các sản phẩm nhƣ gà siêu trứng, lợn siêu nạc, vịt siêu đẻ…đồng thời mở rộng mô hình kinh tế VAC, AC…qua đó, tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động. làm cho vấn đề việc làm ở nông thôn bớt căng thẳng hơn.

Trong ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản, lực lƣợng lao động có xu hƣớng tăng lên rõ rệt nhƣng chƣa nhiều. Trong đó, lao động chủ yếu tập trung trong ngành nuôi trồng thủy sản (khoảng 90% lao động) với các sản phẩm nhƣ cá rô đơn tính, ba ba, ếch, tôm càng xanh…đƣợc nuôi trồng ở các huyện Lƣơng Tài, Gia Bình, Thuận Thành. Đây là kết quả của việc thâm canh trên diện tích nuôi trồng thủy sản kết hợp các mô hình kinh tế. Tuy còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu lao động và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nhƣng ngành thủy sản đã và đang khai thác tốt hơn những thế mạnh của tỉnh, đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân trong việc cung cấp nguồn thực phẩm, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

b) Sử dụng nguồn lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng

Bắc Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển công nghiệp đặc biệt là các ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay, ngành công nghiệp - xây dựng của tỉnh đang ngày càng đƣợc chú ý đầu tƣ, mở rộng và thu hút ngày càng nhiều lao động tham gia. Năm 2011, ngành công nghiệp - xây dựng thu hút 34.88% tổng số lao động toàn tỉnh. Trong đó, lao động tập trung chủ yếu trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng. Các ngành còn lại trong công nghiệp lao động chiếm tỉ lệ thấp hơn. Đáng chú ý là ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

77

một số ngành công nghiệp mới, lao động mặc dù còn chiếm tỉ trọng nhỏ, nhƣng cũng có xu hƣớng tăng lên.

Bảng 2.17. Lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng ở Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2011

Các phân ngành Năm 2001 Năm 2011 Lao động (Người) Tỉ lệ % so với LLLĐ Lao động (Người) Tỉ lệ % so với LLLĐ CN khai khoáng 450 0,14 1054 0,17 CN chế biến 66349 6,49 179042 29.7 CN SX và PP điện, nước 747 0,11 7372 1.2 CN xây dựng 8999 2,17 23170 3.8 Tổng số 76545 8,91 210638 34.88 Nguồn: [7], [8]

Lao động tập trung trong khu vực CN - XD đã tăng lên nhanh chóng, từ 76545 lao động năm 2001 lên tới 210638 lao động năm 2011, tăng gấp 2,8 lần. Điều này chứng tỏ sự phát triển vƣợt bậc của ngành CN - XD ở Bắc Ninh.

Lao động trong các phân ngành của ngành công nghiệp - xây dựng đều có sự chuyển dịch. Công nghiệp chế biến có tỉ lệ lao động cao nhất và có xu hƣớng phát triển mạnh, chiếm tới 29.7% lao động và chiếm tỉ lệ 85% lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng. Tiếp đó, công nghiệp xây dựng có khả năng thu hút, tập trung lao động lớn thứ hai. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nƣớc cũng có xu hƣớng phát triển chậm và còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu lao động toàn ngành. Công nghiệp khai khoáng là ngành có tốc độ chuyển dịch thấp nhất và cũng chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu lao động toàn ngành.

Ngành công nghiệp chế biến thu hút nhiều lao động nhất và đang có xu hƣớng phát triển mạnh là do việc phát triển công nghiệp chế biến đƣợc coi là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

78

tọng tâm trong phát triển công nghiệp của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển rất nhiều công ty sản xuất các mặt hàng thuộc phân ngành này nhƣ dệt may, da giày…Việc phát triển, mở rộng công nghiệp chế biến đã ngày càng tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao chất lƣợng cuộc sống nhân dân.

Công nghiệp xây dựng là ngành thu hút nhiều lao động lớn thứ hai sau ngành công nghiệp chế biến. Có đƣợc điều này là do Bắc Ninh đang trong quá trình công nghiệp hóa, việc xây dựng cơ sở hạ tầng đƣợc chú trọng và mở rộng trong toàn tỉnh, nhu cầu lao động sẽ càng tăng, nhu cầu xây dựng dân dụng ngày càng lớn. Do tính chất nặng nhọc của công việc nên lao động trong ngành xây dựng chủ yếu là nam với khoảng 96% tổng số lao động tham gia.

Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt nƣớc của Bắc Ninh là ngành thu hút lao động lớn thứ ba. Tuy nhiên, lao động trong ngành này còn thấp là do Bắc Ninh dân cƣ ở hầu hết các vùng nông thôn có nhu cầu thấp do chất lƣợng cuộc sống của họ chƣa thật cao. Lao động trong ngành chỉ tập trung chủ yếu ở các đô thị và trung tâm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhƣ thành phố Bắc Ninh, các thị trấn của các huyện…Trong tƣơng lai, với vai trò và thế mạnh của mình, phân ngành này sẽ đƣợc đầu tƣ chú trọng phát triển hơn nữa để đáp ứng đƣợc nhu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH của tỉnh và thu hút

Một phần của tài liệu sử dụng nguồn lao động tỉnh bắc ninh giai đoạn 2001-2011 (Trang 80 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)