7. Cấu trúc đề tài
2.1.2. Các nhân tố tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình:
Là tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Hồng nên địa hình Bắc Ninh khá bằng phẳng. Tuy có độ dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông nhƣng độ dốc không lớn lắm. Vùng đồng bằng chiếm gần hết diện tích tự nhiên của tỉnh, có độ cao phổ biến từ 3 – 7 mét so với mực nƣớc biển, chủ yếu là đất phù sa màu mỡ. Vùng trung du có độ cao phổ biến từ 300 – 400 mét, chiếm diện tích nhỏ, chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp, trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lƣơng Tài, Quế Võ, Bắc Ninh, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trƣng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng. Bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hƣởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều của vùng Đông Bắc. Toàn tỉnh có các loại đất đá có tuổi từ từ Cambri đến Đệ tứ, song nhìn chung các thành tạo Kainozoi phủ trên các thành tạo cổ. Đây là thành tạo chiếm ƣu thế về địa tầng lãnh thổ.
Đặc điểm địa hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh có cơ cấu cây trồng đa dạng, sản xuất nhiều vụ trong năm, từ đó tạo nhiều việc làm quanh năm cho ngƣời lao động.
Đặc điểm địa chất của Bắc Ninh tƣơng đối ổn định thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình kinh tế, giúp đẩy mạnh quá trình phát triển nền kinh tế toàn diện, giải quyết vấn đề việc làm cho ngƣời lao động.
2.1.2.2. Khí hậu:
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,30C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
54
28,90C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,90C. Biên độ nhiệt năm khoảng 130C, tƣơng đối ôn hòa.
Lƣợng mƣa trung bình năm dao động trong khoảng 1400 – 1600 mm nhƣng phân bố không đều trong năm. Mƣa chủ yếu tập trung từ tháng V đến tháng X, chiếm 80% tổng lƣợng mƣa cả năm.
Chế độ bức xạ 80 kcal/cm2/năm. Tổng nhiệt độ hoạt động 7500 – 80000C, tổng số giờ nắng khoảng 1530 – 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều nắng nhất là tháng 7 và ít nhất là vào tháng 1.
Hàng năm có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng X năm trƣớc đến tháng III năm sau, gió này đem đến tính chất khô và lạnh. Gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng IV đến tháng IX mang theo hơi ẩm và gây mƣa rào.
Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận. Khí hậu thuận lợi cho sinh hoạt của ngƣời dân và thích hợp cho phát triển các ngành trồng trọt, chăn nuôi, các ngành nghề truyền thống…Khí hậu cũng tạo ra lợi thế để Bắc Ninh có môi trƣờng lí tƣởng cho sản xuất để tỉnh hoàn thành mục tiêu là tỉnh công nghiệp. Từ đó sẽ ảnh hƣởng tới nhu cầu lao động và yêu cầu chất lƣợng lao động ngày càng cao.
2.1.2.3. Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh theo kết quả điều tra năm 2011 là 82271,1 ha. Trong đó đất nông nghiệp còn khoảng 40%, đất lâm nghiệp chiếm 0,75%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 58,48%, đất chƣa sử dụng còn khoảng 0,77%. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu ngƣời thấp, khoảng hơn 300 m2, trong khi cả nƣớc là 1100 m2. Đất chƣa sử dụng còn ít, đây cũng là đặc trƣng của vùng có số dân đông.
Đất phù sa đƣợc bồi đáp hàng năm phân bố ở khu vực ngoài ven sông Đuống, sông Thái Bình và ở dọc sông Cầu. Loại đất này giàu dinh dƣỡng phù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
55
hợp trồng cây hoa màu nhƣ đay, dâu… Đất phù sa không đƣợc bồi đáp hàng năm phân bố ở các huyện Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Gia Bình, Lƣơng Tài. Đất này phù hợp với trồng cây lƣơng thực, hoa màu… Đất xám bạc màu trên đất phù sa cổ phân bố ở huyện Yên Phong, Quế Võ thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ lạc, đậu tƣơng.
Đất đai là một nguồn lực để phát triển kinh tế, đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp hàng hóa. Cần nâng cao hiệu quả sử dụng, thâm canh, tăng vụ, gối vụ và bố trí cơ cấu câu trồng vật nuôi hợp lí, đƣa diện tích mặt nƣớc vào để tăng hiệu quả sản xuất. Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực công nghiệp – xây dựng đã kéo theo sự xuất hiện của các khu công nghiệp, làng nghề và cụm công nghiệp đa nghề. Trong quá trình công nghiệp hóa cần có kế hoạch quy hoạch, sử dụng đất đai hợp lí do diện tích đất chƣa sử dụng ngày càng thu hẹp.
Những điều kiện về đất đai ở Bắc Ninh là một trong những nhân tố thu hút sự tập trung dân cƣ và lao động.
2.1.2.4. Thủy văn:
Bắc Ninh có mạng lƣới sông ngòi khá dày đặc, mật độ sông tƣơng đối nhiều, trung bình 1.0 – 1,2 km/km2. Có 3 hệ thống sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình.
Sông Đuống có chiều dài 42 km, nằm trên đất Bắc Ninh. Tổng lƣợng nƣớc sông bình quân là 31,6 tỉ m3. Sông Cầu có tổng chiều dài 290 km, với đoạn chảy qua Bắc Ninh dài khoảng 70 km, lƣu lƣợng nƣớc hàng năm khoảng 5 tỉ m3. Sông Thái Bình thuộc loại sông lớn của miền Bắc, có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua Bắc Ninh dài 17 km. Các sông không những là nguồn cung cấp nƣớc tƣới qua trọng, cung cấp phù sa, thủy sản mà còn là đƣờng giao thông nối các khu vực trong tỉnh với các vùng lân cận.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông nội địa nhƣ sông Ngũ Huyện Khê, sông Dân, sông Đông Côi, sông Bùi, sông Tào Khê…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
56
Nhìn chung dòng chảy sông ngòi chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ từ tháng VI đến tháng IX, các tháng lũ lớn nhất là tháng VII, VIII. Lƣợng dòng chảy mùa lũ chiếm 70 – 85% lƣợng dòng chảy cả năm. Mùa cạn từ tháng X đến tháng V năm sau, cực tiểu vào tháng II, III.
Từ lâu con ngƣời Bắc Ninh đã sống tập trung ven các dòng sông với mật độ tƣơng đối cao. Sông ngòi là điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sống, sinh hoạt và phát triển của dân cƣ trong tỉnh. Chính vì vậy, đặc điểm sông ngòi cũng góp phần làm cho Bắc Ninh có nguồn nhân lực dồi dào.