Nguồn lao động

Một phần của tài liệu sử dụng nguồn lao động tỉnh bắc ninh giai đoạn 2001-2011 (Trang 67 - 80)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.1. Nguồn lao động

2.2.1.1. Dân số hoạt động kinh tế

a) Số lượng nguồn lao động

- Nguồn lao động của Bắc Ninh liên tục tăng lên.

Bảng 2.7: Dân số, nguồn lao động và tỉ lệ lao động tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2011 Năm Dân số (nghìn người) Số lượng nguồn LĐ (nghìn người) Tỉ lệ LĐ so với tổng số dân (%) 2001 960919 578126 60.1 2003 976766 589788 60.4 2005 998512 603996 60.5 2007 1009362 622585 61.7 2009 1026715 644998 62.8 2011 1060328 678880 64.0 Nguồn: [7], [8]

Số lƣợng nguồn lao động tỉnh Bắc Ninh tăng liên tục qua các năm. Đồng thời, tỉ trọng lao động cao, trên 60%, đã tạo ra lực lƣợng lao động dồi dào, đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển kinh tế. Từ năm 2001 đến 2011,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

57

lao động của tỉnh từ 578126 ngƣời chiếm 60,1% tăng lên 678880 ngƣời, chiếm 64% dân số, tăng 100754 ngƣời, trung bình mỗi năm tăng lên hơn 9000 ngƣời.

Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đồng thời, nguồn lao động dồi dào còn tạo ra thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn, tiêu thụ chính những sản phẩm sản xuất của tỉnh và của các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Tuy nhiên, nguồn lao động lớn đã và đang gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Bắc Ninh. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có các định hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế phù hợp với tốc độ gia tăng của nguồn lao động nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề lao động việc làm, hạn chế các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trƣờng…đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh.

Lực lƣợng lao động luôn đƣợc bổ sung không chỉ ở trong tỉnh mà còn cả bên ngoài. Một số lƣợng lớn dân di cƣ từ các tỉnh khác về. Năm 2011 tỉ xuất nhập cƣ của tỉnh là 55,9‰. Trong khi đó năm 1999, tỉ lệ này là 29,4‰. Nhƣ vậy, tỉ lệ nhập cƣ vào tỉnh ngày càng tăng lên. Đa số những ngƣời nhập cƣ ở trong độ tuổi lao động và có trình độ nhất định. Do đó, họ đã bổ sung thêm vào lực lƣợng lao động của tỉnh cả về chất và lƣợng.

- Lao động trong tỉnh phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị.

62.8 64.5 63.8 61.6 63.8 63.1 62 59.7 61.7 57 58 59 60 61 62 63 64 65

Toàn tỉnh Bắc Ninh Từ Sơn Yên

Phong

Quế Võ Tiên Du Thuận

Thành

Gia Bình Lương Tài

%

Hình 2.2: Biểu đồ tỉ lệ lao động trong độ tuổi so với tổng số dân của các huyện, thị của tỉnh Bắc Ninh năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

58

Nguồn lao động ở các huyện tƣơng đối lớn, hơn 50%, nhƣng phân bố không đều. Tỉ lệ nguồn lao động tập trung đông nhất ở thành phố Bắc Ninh: 64,5%, sau đó là đến thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ: 63,8%. Còn các huyện khác đều có tỉ lệ lao động thấp hơn. Tỉ lệ này thấp nhất ở huyện Gia Bình 59,7%. Điều này hoàn toàn hợp lí vì những nơi đã đƣợc đô thị hóa nhƣ thành phố, thị xã bao giờ cũng có sức thu hút nguồn lao động lớn hơn các huyện lị. Nó vừa tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, nhƣng đồng thời cũng gây nên sức ép không nhỏ cho các đơn vị này.

- Nguồn lao động phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn

Bảng 2.8: Dân số Bắc Ninh trong độ tuổi LĐ thành thị, nông thôn năm 2011

Thành thị Nông thôn

Số lao động (người) 151371 527509

Tỉ lệ (%) 22.3 77.7

Nguồn: [5]

Tỉ lệ nguồn lao động ở thành thị của Bắc Ninh thấp, còn ở nông thôn cao. Lao động ở nông thôn nhiều gấp 3,5 lần ở thành thị. Năm 2011, số lƣợng lao động khu vực nông thôn là 527509 ngƣời, chiếm tỉ lệ 77,7%. Nó phản ảnh mức độ đô thị hóa Bắc Ninh còn ít. Mặc dù tỉ lệ và số lƣợng lao động thành thị thấp, 22,3%, nhƣng cơ hội cũng nhƣ sức ép việc làm lại lớn hơn ở nông thôn rất nhiều. Đây cũng là thực trạng chung của Đồng Bằng Sông Hồng và cả nƣớc ta trong quá trình đô thị hóa.

Nguồn lao động của Bắc Ninh dồi dào, đủ đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế của tỉnh cũng nhƣ những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong các giai đoạn sắp tới. Tuy nhiên, nguồn lao động này cũng có sự phân hóa rõ nét giữa các huyện, thị và giữa thành thị và nông thôn.

b) Chất lượng nguồn lao động

- Trình độ học vấn của ngƣời lao động

Học vấn là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh chất lƣợng của dân số cũng nhƣ của lực lƣợng lao động. Nhìn chung, trình độ học vấn của lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59

động Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nƣớc, tuy nhiên, vẫn thấp hơn so với mức trung bình của Đồng Bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tuy chỉ có 0,39% nguồn nhân lực mù chữ, 5,79% chƣa tốt nghiệp tiểu học, 66,61% tốt nghiệp tiểu học và THCS nhƣng số tốt nghiệp THPT chỉ 27,2%. [33] (trong khi cả nƣớc, tốt nghiệp tiểu học và THCS là 58,6%, THPT là 25,4%) [24]. Điều này cho thấy chất lƣợng nguồn lao động ở Bắc Ninh còn chƣa tƣơng xứng với xu thế và tốc độ phát triển của tỉnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đang diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, xét chung toàn vùng Đồng bằng sông Hồng và mặt bằng chung của các vùng khác thì trình độ của ngƣời lao động ở Bắc Ninh là cao.

8.65 11.31 30.5 34.5 35.6 51 0 10 20 30 40 50 60 2001 2003 2005 2007 2009 2011 %

Hình 2.3: Biểu đồ tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Bắc Ninh từ năm 2001 đến năm 2011

Nguồn: Xử lý từ [7], [8]

Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Bắc Ninh trong giai đoạn 2001 – 2011 tăng lên rõ rệt. từ 8,65% lên đến 51%, tăng 42,35%. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong một thời gian ngắn. Nó thể hiện rõ chất lƣợng lao động của Bắc Ninh ngày càng đƣợc quan tâm, chú ý. Trong chỉ tiêu cho giai đoạn 2011 – 2015, thì chỉ số tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở tỉnh Bắc Ninh còn phấn đấu đạt tới 60,00%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

60

Nếu so sánh tỉ lệ lao động đã qua đào tạo này với kết quả chung của Đồng Bằng Sông Hồng: 40,1%, và so với cả nƣớc: 40% thì cho thấy ở Bắc Ninh cao hơn.

Tuy tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề có cao hơn mức bình quân chung của cả nƣớc và đạt đƣợc mức khá của vùng Đồng Bằng Sông Hồng, nhƣng cơ cấu đào tạo còn nhiều bất cập. Trong đó đáng chú ý là tỉ lệ lao động đã qua đào tạo giữa các ngành nghề và tỉ lệ lao động đã qua đào tạo giữa các đơn vị hành chính trong tỉnh không có sự đồng đều.

Bảng 2.9: Cơ cấu lao động đã qua đào tạo nghề ở Bắc Ninh năm 2011

(Đơn vị:%)

Đơn vị Tổng số Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng ĐH trở lên

Toàn tỉnh 15.7 3.3 6.4 2.0 5.53 Bắc ninh 30.5 6.7 11.2 3.1 9.5 Từ sơn 17.5 2.8 6.3 2.3 6.2 Yên phong 9.9 2.4 4.2 1.5 1.7 Quế võ 14.6 2.8 7.4 1.8 2.7 Tiên du 16.7 3.9 6.9 2.3 3.6 Thuận thành 10.2 1.9 4.4 1.4 2.4 Gia bình 8.9 1.4 4.3 1.5 1.7 Lương tài 13.5 4.1 5.4 1.4 2.6 Nguồn: [5]

Cơ cấu lao động đã qua đào tạo ở các huyện, thị của Bắc Ninh có sự chênh lệch lớn. Nhìn chung trong các đơn vị hành chính, chỉ có thành phố Bắc Ninh có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao: 30,5%. Còn các huyện, thị khác, tỉ lệ này đều thấp dƣới 20%. Thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du có tỉ lệ tƣơng đối cao17,5% và 16,7% (cao hơn mức trung bình toàn tỉnh). Còn các huyện Yên Phong, Quế Võ, Thuận Thành, Gia Bình, Lƣơng Tài đều có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo thấp. Đặc biệt là Gia Bình, với tỉ lệ 8,9% (chỉ bằng 1/2 tỉ lệ chung của toàn tỉnh). Điều này thể hiện, ở nơi là thành phố, thị xã của tỉnh có sức thu hút lao động lành nghề và lao động đã qua đào tạo nhiều hơn so với các huyện khác. Nó cũng thể hiện một phần vai trò đầu tàu của thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn trong sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

61

Trong các cấp bậc đào tạo thì trung cấp và đại học chiếm tỉ lệ cao, còn cao đẳng và sơ cấp chiếm tỉ lệ thấp.

Trong cơ cấu lao động qua đào tạo, trình độ trung cấp nghề, trình độ đại học và trên đại học của Bắc Ninh thấp hơn so với mức bình quân của vùng. Cụ thể, trình độ trung cấp nghề của tỉnh năm 2011 là 6,4%, trình độ đại học và trên đại học là 5,53% so với mức trung bình của vùng là 6,5% và 6,8%. Nhƣ vậy, vấn đề phát triển đội ngũ lao động lành nghề và nhân lực chất lƣợng cao của tỉnh đang là bài toán cần sớm tìm ra lời giải.

Hơn nữa, nguồn nhân lực của một số ngành then chốt có ý nghĩa quyết định đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣ công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, dịch vụ, pháp luật, công chức, viên chức, khoa học công nghệ, y tế… theo các chuyên gia đánh giá còn thiếu và còn yếu. Ngoài ra, nhân lực ở một số chuyên ngành đào tạo đòi hỏi kĩ thuật cao nhƣ điện, điện tử, cơ khí, vật liệu mới, công nghệ sinh học… còn thiếu và đang là những vấn đề nổi cộm của địa phƣơng hiện nay. Thêm vào đó là trình độ ngoại ngữ, tác phong công nghiệp còn hạn chế. Do đa số lao động Bắc Ninh đi lên từ nông nghiệp, nông thôn (khoảng 86%) nên vẫn bị ảnh hƣởng lớn bởi tƣ duy sản xuất nông nghiệp lạc hậu.

Đây chính là những khó khăn và thách thức lớn cần khắc phục của nguồn lao động tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

c) Cơ cấu nguồn lao động

- Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi:

Xét về lao động theo nhóm tuổi, giống nhƣ cả nƣớc và khu vực, Bắc Ninh hiện nay có cơ cấu dân số vàng, điều này đồng nghĩa với việc tỉnh có một lực lƣợng lao động dồi dào, trẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

62

Bảng 2.10: Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động phân theo nhóm tuổi củaBắc

Ninh và cả nước năm 2011

Nhóm tuổi 15 – 24 25 – 34 35 – 44 45 – 54 55 – 60 Bắc Ninh (người) 202 455 173 384 143 276 125 626 32 185 Tỉ trọng (%) 31,04 26,58 21,96 19,26 1,16 Cả nước (người) 9 769 851 12 942 080 11 475 256 8 633 165 4 861 981 Tỷ trọng(%) 20.5 27.1 24.1 18.1 10.2 Nguồn: [5], [23]

Ở Bắc Ninh, nhóm tuổi từ 15 – 24 chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Càng lên các nhóm tuổi cao hơn, tỉ lệ này càng giảm. Điều này thể hiện lao động Bắc Ninh trẻ. Lực lƣợng lao động trẻ đem lại nhiều lợi thế trong quá trình sản xuất và phát triển kinh tế nhƣ sự năng động, sáng tạo, xung sức và nhiệt huyết, có khả năng học hỏi để nâng cao trình độ phát triển. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động trẻ cũng cần phải có thời gian mới có thể trau dồi đƣợc kinh nghiệm.

Tỉ lệ lao động tuổi trung niên của cả nƣớc khá cao, cao hơn so với tỉ lệ lao động trẻ (24,1% so với 20,5%). Còn tỉ lệ này ở Bắc Ninh thì vẫn thấp hơn so với lực lƣợng lao động trẻ. Mặt khác, ở Bắc Ninh, lực lƣợng lao động cao tuổi rất ít, chỉ chiếm 1,16% mà thôi. Có thể do ngƣời dân Bắc Ninh thƣờng có xu hƣớng tích lũy lúc trẻ để an hƣởng tuổi nghỉ hƣu. Hơn thế nữa, tỉ lệ lao động trong các ngành phi nông nghiệp ngày càng nhiều, nó không cho phép lao động tham gia quá tuổi.

- Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn:

Có sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ lao động khu vực thành thị và vùng nông thôn ở Bắc Ninh. Trong đó, lao động ở nông thôn chiếm tỉ lệ lớn. Lao động ở thành thị chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

63

Bảng 2.11: Tỉ lệ lao động khu vực nông thôn và thành thị tỉnh Bắc Ninh

năm 2001 và 2011 (Đơn vị:%)

2001 2011

Thành thị 87.9 77.7

Nông thôn 12.1 22.3

(Nguồn: [7], [8])

Tỉ lệ nguồn lao động của khu vực nông thôn năm 2011 là 77,7%, Trong khi đó,tỉ lệ này ở thành thị là 22,3%. Điều này cho thấy sự chênh lệch rõ rệt về tỉ lệ lao động giữa thành thị và nông thôn. Nông thôn vẫn chiếm đa số nguồn lao động và là nơi cung cấp lực lƣợng lao động chủ yếu cho nền kinh tế của cả tỉnh. Nông thôn luôn chiếm 2/3 tổng số lao động. Điều này là do đa số các huyện của Bắc Ninh đều chƣa đƣợc đô thị hóa. Do vậy, tỉ trọng dân cƣ nông thôn nhiều, số dân ở nông thôn đông đúc. Dân cƣ nông thôn có những ƣu điểm về tính chất cần cù, trung thực và có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Nhƣng trong quá trình công nghiệp hóa thì lại gặp một số khó khăn do bản chất nông thôn đem lại. Đó là tính thiếu tác phong công nghiệp, sự hạn chế về một số trình độ chuyên môn và trình độ về tin học, ngoại ngữ… Điều này đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của những ngƣời lao động đang trực tiếp làm việc trong từng vị trí công việc cụ thể, nhất là trong xu thế hội nhập nhanh chóng nhƣ hiện nay.

Tỉ lệ lao động ở khu vực nông thôn rất đông, nhƣng có xu hƣớng giảm dần, năm 2001, tỉ lệ này là 87,9%, nhƣng đến năm 2011, nó đã giảm 10,2%, xuống còn 77,7%. Lao động ở khu vực thành thị tăng lên, năm 2011 chiếm 22,3%. So với tỉ lệ chung của cả nƣớc, đây không phải là một con số nhỏ. Có những nguyên nhân là do hoạt động kinh tế phát triển mạnh trong những năm gần đây theo xu hƣớng công nghiệp hóa. Nó gắn liền với quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa. Vì vậy, tỉ lệ dân thành thị tăng lên và số lao động thành thị vì vậy cũng tăng đáng kể. Hơn thế nữa, một phần lớn lao động ở vùng nông thôn đã di chuyển vào các đô thị để làm việc. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc kể hoạch kinh tế của tỉnh trong thời gian tới là đƣa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại thì cần phải tăng tỉ lệ lao động ở thành thị lên cao hơn nữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

64

Mặc dù tỉ lệ lao động ở nông thôn cao hơn thành thị nhƣng sức ép của vấn đề lao động, việc làm ở thành thị lại lớn hơn khu vực nông thôn rất nhiều. Do vậy nỗi lo thất nghiệp và không có việc làm luôn là nỗi lo thƣờng trực của nhiều lao động ở các trung tâm đô thị. Còn ở nông thôn, vấn đề thiếu việc làm lại trở lên gay gắt trong thời kì nông nhàn. Đây cũng là lí do vì sao lao động nông thôn chuyển vào thành thị ồ ạt vào những khoảng thời gian nhất định trong năm, khiến cho vấn đề việc làm ở thành thị càng khó giải quyết hơn nữa.

d) Phân bố nguồn lao động

Sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bắc Ninh phản ánh rõ nét đặc điểm sự

Một phần của tài liệu sử dụng nguồn lao động tỉnh bắc ninh giai đoạn 2001-2011 (Trang 67 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)