4.2.1. Thí nghiệm trồng cỏ và tƣới nƣớc
Chúng tôi đã tiến hành trồng 2 loài cỏ voi và cỏ lông Para từ ngày 13/07/2012 tới ngày 13/03/2013 tại thôn Phong Đào, xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Mỗi loài cỏ trồng hai ô, diện tích ô: 25m2 (ô TN tưới nước duy trì độ ẩm 70 - 80%, ô ĐC không tưới) và tiến hành theo dõi năng suất cỏ thí nghiệm trong 8 tháng.
Cỏ voi và cỏ lông Para trồng cùng 1 công thức phân bón, lượng nước tưới cho ô TN của 2 loài cỏ này là giống nhau. Lứa 1 từ ngày 13/07/2012 đến 13/09/2012, lứa 2 từ ngày 13/09/2012 đến ngày 13/11/2012, lứa thứ 3 từ ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13/11/2012 đến 23/01/2013, lứa thứ 4 từ ngày 23/01/2013 đến ngày 13/03/2013. Cụ thể lượng nước tưới tại ô TN cho từng lứa của cả 2 loài là giống nhau và được thể hiện trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Lƣợng nƣớc tƣới ô TN qua các lứa của cỏ voi và lông Para Lƣợng nƣớc Lứa cắt Lƣợng nƣớc tƣới (m3/25m2 đất) Lƣợng nƣớc tƣới (m3/1m2 đất) 1 4,2 0,168 2 2,03 0,081 3 5,64 0,23 4 4,01 0,16 Tổng 15,88 0,639 TB 3,97 0,15
Qua bảng 4.3 chúng ta nhận thấy lượng nước tưới cho các lứa có sự khác nhau, tưới nhiều nhất là lứa 3 (5,64 m3
/25m2 đất, tức 0,23 m3/1m2 đất), ít nhất là lứa 2 (2,03 m3/25m2 đất, tức 0,081 m3/1m2 đất).
Nguyên nhân lứa thứ 3 tưới lượng nước nhiều nhất do lứa này rơi vào vụ đông có những đợt rét đậm rét hại, thời tiết khô hanh; lứa 1 thời tiết mưa nhiều hơn thời điểm lứa 2 nhưng cường độ chiếu sáng và tổng số giờ nắng cao hơn; lứa 4 vào vụ đông xuân, thời tiết bớt lạnh và khô và bắt đầu có những đợt mưa xuân nên lượng nước cần tưới giảm xuống.
4.2.2. Năng suất và biến động mùa của cỏ voi
Đối với các loài cỏ trồng, lứa cắt đầu tiên thường cắt sau khi trồng từ 60 - 75 ngày, vì vậy chúng tôi đã tiến hành cắt lứa đầu tiên của cỏ sau khi trồng 60 ngày. Các lứa cắt sau dựa trên tiêu chí chiều cao thảm cỏ và thời gian sinh trưởng của cỏ, đợt cắt cuối cùng vào ngày 13/03/2013.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để xác định năng suất cỏ của mỗi lứa cắt, chúng tôi đã xác định số lượng khóm cỏ trên 1m2
đất của cả ô TN và ĐC và cắt toàn bộ số khóm đó sát đất (cao từ 5 - 7 cm), tiến hành cân tươi và sấy khô rồi cân khô.
Kết quả năng suất thu được của cỏ voi được thể hiện trong bảng 4.4, hình 4.1 và 4.2.
Bảng 4.4. Năng suất tƣơi và khô của cỏ voi qua các lứa cắt (kg/m2/lứa) .
Ngày cắt Thành phần Số ngày TN ĐC NS tƣơi NS khô Tỷ lệ % khô/tƣơi NS tƣơi NS khô Tỷ lệ % khô/tƣơi 13/09/2012 60 6,68 0,89 13,32 4,58 0,59 12,88 13/11/2012 60 19,22 2,22 11,55 5,98 0,81 13,54 23/01/2013 70 6,16 0,46 7,46 2,24 0,21 9,37 13/03/2013 50 9,1 0,87 9,5 3,04 0,5 16,44 TB 10,29 1,11 10,78 3,96 0,52 13,32
Kết quả bảng 4.4 cho ta thấy: Năng suất cỏ voi tại các lứa cắt và giữa ô TN và ĐC có sự khác nhau, đối với cả ô TN và ĐC năng suất tươi (chất xanh) và khô của lứa cắt thứ 2 cao hơn lứa đầu, lứa thứ 3 thấp nhất cụ thể:
Năng suất chất xanh (kg/m2/lứa):
- Tại ô TN lần lượt các lứa 1- 2 - 3 - 4 là: 6,68 - 19,22 - 6,16 - 9,1 kg/m2/lứa, cao nhất là lứa 2 và thấp nhất là lứa 3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tại ô ĐC lần lượt là: 1 - 2 - 3 - 4 : 4,58 - 5,98 - 2,24 - 3,04 kg/m2/lứa, cao nhất cũng là lứa 2 và thấp nhất cũng là lứa 3.
Năng suất chất khô (kg/m2/lứa):
- Tại ô TN lần lượt của các lứa 1 - 2 - 3 - 4 : 0,89 - 2,22 - 0,46 - 0,87 kg/m2/lứa, cao nhất tại lứa 2, thấp nhất tại lứa 3.
- Tại ô ĐC cũng theo quy luật đó và đạt giá trị : 0,59 - 0,81 - 0,21 - 0,5 kg/m2/lứa.
Nhận xét: Năng suất chất xanh, khô đạt cao nhất ở lứa 2 tại cả ô TN và ĐC vì bộ rễ cỏ đã phát triển mạnh, chất dinh dưỡng trong đất còn nhiều, điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa, cường độ chiếu sáng thuận lợi. Lứa thứ 3 năng suất thấp nhất do đúng vào vụ đông, có các đợt rét kéo dài, mưa ít, nhiệt độ và cường độ chiếu sáng giảm đồng thời dinh dưỡng đất đã giảm. Lứa thứ 4 năng suất có tăng hơn mặc dù dinh dưỡng trong đất giảm đi nhưng do thời tiết bắt đầu vào xuân các yếu tố thời tiết thuận lợi hơn lứa 3.
So sánh giữa ô TN và ĐC của cỏ voi về hiệu quả tác động của nước ta thấy: Nước có tác động lớn tới năng suất của cỏ voi, hiệu quả tác động ngay từ lứa đầu tiên cụ thể:
Tỷ số năng suất chất xanh giữa ô TN với ô ĐC lần lượt qua các lứa 1 - 2 - 3 - 4 : 1,46 - 3,21 - 2,75 - 2,99, bình quân 4 lứa cắt năng suất chất xanh ô TN tăng gấp 2,59 lần so với ĐC, tỷ số tăng năng suất chất xanh giữa TN với ĐC cao nhất ở lứa thứ 2: gấp 3,2 lần, thấp nhất ở đợt cắt đầu tiên: gấp 1,46 lần.
Năng suất khô (VCK) của các lứa cũng theo quy luật trên, lần lượt tỷ số năng suất chất khô giữa TN với ĐC các lứa 1 - 2 - 3 - 4 là: 1,5 - 2,74 - 2,19 - 1.74, cao nhất lần cắt thứ 2 TN tăng 2,74 lần so với ĐC và thấp nhất lần cắt đầu là 1,5 lần. Bình quân 4 lứa ô TN tăng gấp 2,1 lần so với ô ĐC.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6.68 4.58 19.22 5.98 6.16 2.24 9.1 3.04 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Kg/m2/lứa 13/9 13/11 23/1 13/3 Ngày Cắt TN ĐC
Hình 4.1. Biểu đồ năng suất tƣơi phần trên mặt đất của cỏ voi tại ô TN và ĐC
0.89 0.59 2.22 0.81 0.46 0.21 0.87 0.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 Kg/m2/lứa 13/9 13/11 23/1 13/3 Ngày cắt TN ĐC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
So sánh giữa các lứa cắt của cỏ voi dựa trên hình 4.1 và 4.2 về hiệu quả tác động của nước:
Hiệu quả cao nhất là lứa cắt thứ 2 khi đó bộ rễ của cỏ cũng đã rất phát triển đồng thời do thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí trung bình (80 - 83%), nhiệt độ từ 22 - 260C thích hợp cho sự sinh trưởng của cỏ, trong khi đó lượng nước tưới cho lứa 2 thấp nhất (0,081 m3
/1m2) trong 4 lứa vì mưa nhiều, song năng suất chất xanh đạt cao nhất ô TN: 19,22kg/m2
/lứa, tăng 3,21 lần so với ĐC, tức tăng 13,24 kg/m2/lứa
Tại lứa cắt đầu tiên năng suất chất xanh đạt 6,68 kg/m2/lứa, tăng 1,49 lần so với ĐC (tức tăng 2.1 kg/m2/lứa), thấp hơn lứa 2 mặc dù số ngày cắt như nhau (60 ngày) và lượng nước tưới lại nhiều hơn lứa 2 (lứa 1: 0,168 m3
/1m2 đất), nhiệt độ cũng cao hơn, điều này có thể lý giải rằng lứa đầu tiên cỏ voi mất 1 khoảng thời gian (20 ngày) để gốc cỏ nảy mầm và phát triển hệ rễ và hệ rễ của lứa cắt đầu tiên là chưa hoàn thiện.
Lần cắt thứ 3 năng suất chất xanh đạt tại ô TN: 6,16 kg/m2/lứa, tăng 2,75 lần so với ĐC tức tăng 3.29 kg/m2/lứa, nhưng thấp hơn 3,12 lần so lứa 2, vì lần 3 cắt này rơi vào mùa đông, thời tiết khô hanh, mưa ít và có những đợt lạnh kéo dài, mặc dù ô TN vẫn được tưới nước nhằm duy trì độ ẩm 70 - 80 % và lượng nước là nhiều nhất (tưới 0,23 m3
/1m2 đất), số ngày cắt là dài nhất trong 4 lứa (70 ngày) nhưng do nhiệt độ thấp chi phối nên năng suất vẫn thấp nhất. Tuy vậy năng suất ô TN có tưới lứa 3 (mùa đông) vẫn cao hơn ô ĐC không tưới mùa hè.
Lần cắt thứ 4 rơi vào vụ đông xuân, thời tiết không mưa nhiều nhưng số đợt rét đâm rét hại đã giảm, nhiệt độ cao hơn, và lứa cắt này chỉ được 50 ngày năng suất chất xanh ô TN tăng 2,99 lần so với ĐC, tức tăng 6,06 kg/m2
/lứa. Lứa này tăng so với lứa 3 song vẫn thấp hơn 2,11 lần so với lứa 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trung bình 4 lứa đã tưới 0,159 m3/1m2 và năng suất tăng 2,59 lần/1m2 tức tăng 6,33kg/1m2/lứa.
Tỷ lệ % khô/tươi có sự thay đổi trong 4 lứa cắt cụ thể:
- Tại ô TN: các lứa 1 - 2 - 3 và 4 lần lượt có tỷ lệ % khô/tươi là: 13,32 - 11,55 - 7,46% - 9,56%. Cao nhất tại lứa 1 và giảm dần ở các lứa cắt sau, trung bình 4 lứa là 10,78%
- Tại ô ĐC: các lứa 1- 2- 3 và 4 có tỷ lệ % khô/tươi lần lượt là: 12,88 - 13,54 - 9,37 - 16,44 %. Cao nhất vào lứa 4, trung bình 4 lứa 13,32%
So sánh tỷ lệ % khô/tươi giữa ô TN và ĐC chúng tôi nhận thấy ô ĐC có tỷ lệ % cao hơn ô TN, chứng tỏ ô TN có hàm lượng nước chứa trong cỏ nhiều hơn ô không tưới. Tưới nước đã làm tăng năng suất tươi, khô và hàm lượng nước trong cỏ.
Thí nghiệm của chúng tôi tiến hành từ ngày 13/07/2012 đến 13/03/2013 còn 120 ngày trong mùa hè không theo dõi, nếu coi 120 ngày là 2 lứa cắt (mỗi lứa 60 ngày) thì cả năm cắt được 6 lứa (trung bình 4 lứa x 6) tổng năng suất chất xanh cả năm là 617,4 tấn/ha/năm tăng 2,59 lần so với ĐC (221,4 tấn/ ha/năm) tức tăng 396 tấn/ha/năm.
4.2.3. Năng suất và biến động mùa của cỏ lông Para
Phương pháp xác định năng suất của cỏ lông Para cũng giống cỏ voi, tại mỗi lứa cắt, chúng tôi tiến hành xác định số khóm cỏ trên 1m2 đất của cả ô TN và ĐC, cắt toàn bộ số khóm đó sát đất, cân khối lượng tươi, đem sấy khô và xác định khối lượng khô. Kết quả năng suất cỏ lông Para được trình bày tại bảng 4.5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.5. Năng suất tƣơi và khô của cỏ lông Para qua các lứa cắt (kg/m2/lứa) Ngày cắt Thành phần Số ngày TN ĐC NS tƣơi NS chất khô Tỷ lệ % khô/tƣơi NS tƣơi NS chất khô Tỷ lệ % khô/tƣơi 13/09/2012 60 5,22 0,88 16,85 2,61 0,55 21,07 13/11/2012 60 6,76 1,56 23,07 3,57 1,13 31,65 23/1/2013 70 3,89 0,70 17,99 1,26 0,28 22,22 13/03/2013 50 4,87 0,70 14,37 1,50 0,28 18,66 TB 5,18 0,96 18,51 2,23 0,56 25,05
Qua bảng 4.5 chúng ta thấy, năng suất tại các lứa cắt khác nhau có sự khác nhau, tại cả ô TN và ĐC năng suất chất xanh và khô đạt cao nhất tại lứa cắt 2, thấp nhất tại lứa cắt thứ 3, cụ thể như sau:
Năng suất chất xanh (kg/m2
/lứa):
- Tại ô TN lần lượt của các lứa 1- 2 - 3 - 4 có các giá trị là: 5,22 - 6,76 - 3,89 - 4,87 kg/m2/lứa, cao nhất là lứa cắt thứ 2, lứa 3 thấp nhất.
- Tại ô ĐC lần lượt các lứa 1 - 2- 3 - 4 có các giá trị: 2,61 - 3,57 - 1,26 - 1,50, kg/m2/lứa, cao nhất cũng là lứa 2 và thấp nhất cũng là lứa 3.
Năng suất chất khô (kg/m2
/lứa):
- Tại ô TN lần lượt của các lứa 1 - 2 - 3 - 4: 0,88 - 1,56 - 0,70 -0,70 kg/m2/lứa, cao nhất tại lứa 2, thấp nhất tại lứa 3 và 4
- Tại ô ĐC cũng lần lượt các lứa 1- 2- 3- 4 và đạt giá trị : 0,55 - 1,13 - 0,28 – 0,28 kg/m2/lứa, cao nhất tại lứa 2, thấp nhất lứa cắt thứ 3 và 4.
Nhận xét: Năng suất cỏ lông Para (cả chất xanh và khô) cũng giống cỏ voi, cao nhất ở lứa 2 tại cả ô TN và ĐC vì bộ rễ cỏ đang thời phát triển mạnh nhất, chất dinh dưỡng trong đất còn nhiều, các điều kiện về nhiệt độ, lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mưa, cường độ chiếu sáng thuận lợi. Lứa thứ 3 năng suất thấp nhất trong 4 lứa cắt vì lứa 3 là thời tiết mùa đông, có các đợt rét đậm rét hại kéo dài, lượng mưa ít, nhiệt độ và cường độ chiếu sáng giảm đồng thời dinh dưỡng đất đã giảm do cỏ đã sử dụng trong các lứa trước đó. Lứa thứ 4 năng suất có tăng hơn mặc dù dinh dưỡng trong đất giảm đi nhưng do thời tiết bắt đầu vào xuân các yếu tố thời tiết thuận lợi: mưa nhiều, nhiệt độ cao hơn lứa 3.
Để làm sáng tỏ hiệu quả tác động của nước tới năng suất (khô và tươi) của cỏ, chúng tôi tiến hành so sánh năng suất giữa 2 ô TN và ĐC của cỏ lông Para qua các lứa và nhận thấy hiệu quả tác động ngay từ lứa đầu tiên và đạt cao nhất tại lứa cắt thứ 4, cụ thể:
Về năng suất chất xanh:
- Tại lứa cắt thứ 4: năng suất chất xanh đạt 4,87 kg/m2/lứa, tăng 3,24 lần so với ô ĐC: 1,50 kg/m2/lứa
- Lứa 1: tăng 2 lần so với ô ĐC
- Lứa 2: tăng hơn lứa 1 và đạt 6,76 kg/m2/lứa tại ô TN , tăng 1,89 lần so với ô ĐC: 1,22 kg/m2/lứa.
- Lứa 3: năng suất tươi giảm xuống còn 3,89 kg/m2/lứa nhưng vẫn tăng 3,08 lần so với ô ĐC: 1,26 kg/m2/lứa và tăng mạnh hơn lứa 1 và 2.
Vậy năng suất tươi đạt cao nhất tại lứa cắt 2, lứa 3 thấp nhất, lứa 4 tăng so với lứa 3, giữa ô TN và ĐC hiệu quả tác động của nước tăng dần qua các lứa từ lứa 1 và 2 tới lứa 3 và 4 lần lượt tăng: 2 - 1,89 - 3,08 - 3,24 lần. Tính trung bình 4 lứa cắt, năng suất chất xanh tại ô tưới tăng 2,3 lần so với ô không tưới, tức tăng 2,95 kg/m2
/lứa.
Năng suất chất khô cũng tăng dần qua các lứa cụ thể:
- Lứa 1: đạt 0,88 kg/m2/lứa tại ô TN và 0,55 kg/m2/lứa tại ô ĐC, năng suất khô TN tăng 1,6 lần so với ĐC.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Lứa 2: năng suất tăng so với lứa 1 là 2 lần và tăng 1,38 lần so với ô ĐC - Lứa 3: năng suất ô ĐC giảm 2,5 lần so với ô TN và giảm 4 lần so với lứa 2. - Lứa 4: năng suất ô TN tăng 2,5 lần so với ĐC
Hình 4.3. Biểu đồ năng suất tƣơi phần trên mặt đất của cỏ lông Para
Hình 4.4. Biểu đồ năng suất khô phần trên mặt đất của cỏ lông Para
5.22 2.61 6.76 3.57 3.89 1.26 4.87 1.5 0 1 2 3 4 5 6 7 Kg/m2/lứa 13/9 13/11 23/1 13/3 Ngày cắt TN