Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cấu trúc năng suất cỏ trồng tại xã đồng cốc, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 106)

2.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Lục Ngạn là huyện trung du miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Có toạ độ: từ 210 16’ 00” - 210 34’ 40” vĩ độ Bắc và 1060 26’ 30” - 106 26’ 30” kinh độ Đông. Có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng và huyện Chi Lăng của tỉnh Lạng Sơn. - Phía Đông giáp huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang và huyện Lộc Bình của tỉnh Lạng Sơn.

- Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.

Thị trấn Chũ là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của huyện nằm cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông, cách Hà Nội 90 km về phía Đông Bắc và cách cửa khẩu Lạng Sơn 120 km về phía Nam.

Lục Ngạn có tổng diện tích tự nhiên là 101.728,20 ha với 30 đơn vị hành chính được chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng thấp gồm 17 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 12 xã.

Đồng Cốc là xã vùng cao của huyện có tổng diện tích tự nhiên: 1.833,19ha, cách trung tâm huyện Lục Ngạn 15 km về phía Đông, gồm 13 thôn với tổng số dân là 5412 người. Xã có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp xã Phì Điền - Tân Hoa - Phía Đông giáp xã Phú Nhuận - Tân Hoa - Phía Nam giáp xã Tân Lập - Phú Nhuận - Phía Tây giáp xã Tân Quang - Tân Lập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.2. Địa hình, địa mạo

Lục Ngạn là một bồn địa được bao bọc bởi 2 dải núi lớn là Bảo Đài ở phía Bắc và Yên Tử, Huyền Định ở phía Nam và Đông Nam. Địa hình chia thành 2 vùng rõ rệt là vùng cao và vùng thấp.

Vùng thấp bao gồm những dãy đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng có độ cao trung bình từ 100 - 150m so với mực nước biển, độ dốc < 200, rất thuận lợi cho phát triển cây ăn quả và chăn nuôi, đặc biệt là xây dựng những mô hình vườn ao chuồng, đồi rừng, trang trại lâm nghiệp…

Vùng cao bao gồm những dãy núi có độ dốc trung bình từ 25 - 300, độ cao trung bình > 300m so với mực nước biển. Vùng này diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, có thể dùng cho sản xuất chăn nuôi gia súc đặc biệt là gia súc nhai lại hoặc kinh doanh rừng trồng.

Vì vậy, có thể nói Lục Ngạn có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế nông lâm nghiệp.

Đồng Cốc là xã miền núi tuy nhiên địa hình của xã khá bằng phẳng nhiều đồi núi thấp lượn sóng, địa hình không bị chia cắt phức tạp. Đây cũng là địa phương có tiềm năng trong phát triển sản xuất chăn nuôi.

2.1.3. Đặc điểm thổ nhƣỡng

Đất Lục Ngạn phát triển trên 3 loại đá mẹ chủ yếu là: sa thạch, phiến thạch và phấn xa đã hình thành nên các loại đất khác nhau nhưng chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ và nâu xám. Thành phần cơ giới từ trung bình đến sét nặng, có kết cấu viên, độ xốp lớp đất mặt từ 50 - 70%, khả năng thấm và giữ nước trung bình, hàm lượng mùn trong đất khoảng 4%, đạm từ 0,01 - 0,4%, rất thích hợp cho các loài cây ăn quả và nhiều cây trồng khác. Tuy nhiên, do có độ dốc tương đối lớn kiểu bát úp nên cần phải chú ý đến những biện pháp chống xói mòn và rửa trôi đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra, còn có diện tích nhỏ đất phù sa được bồi tụ hàng năm ở ven sông, suối được người dân thai thác sử dụng trồng lúa nước, hoa màu và cây ăn quả.

Với tiềm năng đất đai lớn như vậy, Lục Ngạn phù hợp cho sản xuất cây ăn quả, chăn nuôi và lâm nghiệp.

2.1.4. Khí hậu thủy văn

Theo số liệu của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Lục Ngạn (bảng 2.1), thời tiết khí hậu khu vực huyện Lục Ngạn năm 2012 như sau:

Nhiệt độ trung bình năm là 23,70C, nhiệt độ cao nhất tập trung vào tháng 4, 5, 6, 7, 8 nhiệt độ thấp nhất tập trung vào tháng 12 và tháng 1, 2 của năm sau. Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,58%. Số giờ nắng bình quân trong năm 1.110 giờ, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9. Tổng lượng mưa cả năm: 1.200 mm, chủ yếu vào tháng 7, 8, 9. Tổng lượng bốc hơi: 781,6 mm nhiều nhất vào tháng 4 và 5, ít nhất vào tháng 1và 2.

Lục Ngạn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ khá rõ nét với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài và lạnh về mùa đông. Với khí hậu đa dạng như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên lượng mưa lớn về mùa hè làm cho nhiều nơi bị xói mòn, lở đất. Mùa đông rét đậm rét hại không có lợi cho cây trồng và vật nuôi… điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.1. Đặc điểm khí hậu huyên Lục Ngạn năm 2012

Tháng Nhiệt độ TB 0 C Nhiệt độ cao nhất (0C) Nhiệt độ thấp nhất (0C) Độ ẩm không khí TB (%) Tổng số giờ nắng (giờ) Tổng lƣợng mƣa (mm) Tổng lƣợng bốc hơi (mm) 1 13,9 26,5 7,0 85 9,3 47,7 33,9 2 15,7 28,4 8,5 84 15,3 14,1 38,4 3 20,1 30,9 11,5 84 19,0 25,9 49,5 4 26,1 36,6 17,4 80 109,9 54,6 83,7 5 28,6 39,7 22,5 80 102,1 76,6 92,6 6 29,4 37,3 24,4 83 108,0 115,6 75,0 7 29,9 37,7 23,8 84 160,1 212,5 72,5 8 28,4 37,1 23,2 84 185,5 311,9 69,2 9 26,9 35,0 19,0 82 145,5 132,2 77,3 10 25,6 33,9 19,8 80 122,9 129,3 79,6 11 22,3 32,8 14,3 83 85,6 25,3 56,1 12 17,9 30,4 10,8 82 47,7 54,9 53,8 Tổng 284,8 406 202,2 991 1110,9 1200,6 718,6 TB 23,7 33,8 16,8 82,5 92,6 100 65,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồng cốc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, đặc điểm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa nắng nóng và mưa nhiều, mùa khô lạnh và khô hanh. Gió có 2 hướng rõ rệt, vào mùa khô thời tiết thường hanh khô và lạnh nên gió mùa này thường là gió Đông Bắc, vào mùa hè thời tiết nóng nên gió mùa này chủ yếu là gió Đông Nam, nhưng đôi khi xuất hiện những đợt gió Tây khô và nóng chủ yếu vào tháng 6, 7 nhưng vì xuất hiện ít nên không ảnh hưởng tới sản xuất cũng như năng suất nông nghiệp.

Nhìn chung khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên vẫn còn một số diện tích đất canh tác bị ngập úng vào mùa mưa và một số bị khô hạn vào mùa khô. Mùa đông lạnh khô hanh kéo dài kèm theo những đợt sương muối gây khó khăn trong việc gieo trồng và chăn nuôi.

2.1.5. Hiện trạng sử dụng đất đai

* Hiện trạng sử dụng đất đai

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 101.728,20 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 28.578,45 ha, chiếm 28,09% diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp là 37.903,8 ha (chiếm 37,25%). Đất phi nông nghiệp là: 26.848,5ha (chiếm 26,39%) trong đó đất đất chưa sử dụng là 8.332,08 ha (chiếm 8,13%). Qua đây chúng ta có thể thấy diện tích đất trống còn lớn, đây là cơ hội và tiềm năng cho phát triển sản suất nông lâm nghiệp cũng như trồng cỏ nhằm giải quyết vấn đề thiếu thức ăn cho gia súc nhai lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.2. Thống kê diện tích đất đai huyện Lục Ngạn năm 2011

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích

(ha)

Tổng số %

Tổng diện tích tự nhiên 101.728,2 100

1 Đất nông nông nghiệp 66.547,62 65,42

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 28.578,45 28,09

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.820,14 5,72

1.1.1.1 Đất trồng lúa 5.206,53 5,12

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 40 0,039

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 573,61 0.56

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 22.758,31 22,37

1.2 Đất lâm nghiệp 37.903,8 37,26 1.2.1 Đất rừng sản xuất 27.995,62 27,52 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 9.908,18 9,74 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 0 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 59,97 0,058 1.4 Đất nông nghiệp khác 5,4 0.005

2 Đất phi nông nghiệp 26.848,5 26,39

2.1 Đất ở 1.807.28 1,78

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1.744,06 1,71

2.2.2 Đất ở tại đô thị 63,22 0,06

2.2 Đất chuyên dùng 18.481,87 18,17

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 48,54 0,05

2.2.2 Đất quốc phòng 15.459,98 15,20

2.2.3 Đất an ninh 0,45 0.0004

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 22,98 0,022

2.2.5 Đất có mục đích công cộng 2.946,93 2,89

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 19,84 0,02

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 328,36 0,32

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 6.203,53 6,09

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 7,61 0,01

3 Đất chƣa sử dụng 8.332,08 8,73

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 41,89 0,04

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 8.277,89 8,68

3.3 Núi đá không có rừng cây 12,3 0,01

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 2.2 ta thấy, trong tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đó diện tích trồng cây lâu năm là chủ yếu, diện tích trồng cỏ chiếm tỷ lệ nhỏ nhất.

2.2. Tình hình kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 2.2.1. Dân sinh 2.2.1. Dân sinh

* Dân số

Theo số liệu thống kê về tình hình dân số tại thời điểm năm 2012 trên địa bàn huyện Lục Ngạn như sau:

Tổng số nhân khẩu trong huyện là 208.523 người, trong đó có 105.872 nam (chiếm 50,77%) và 102.651 nữ (chiếm 49,23%), tỷ lệ tăng dân số hàng năm 1,15%.

Dân số thành thị 7.035 người (chiếm 3,37%), dân số nông thôn 201.448 người (chiếm 96,63%). Mật độ dân số bình quân là 205 người/km2

. Thu nhập bình quân toàn huyện 3,2 triệu đồng/người/năm.

* Nguồn lao động

Huyện Lục Ngạn có nguồn lao động dồi dào với 141.230 lao động, chiếm 68% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 67%, còn 33% là lao động phi nông nghiệp. Do nguồn nhân lực dồi dào, Lục Ngạn là một địa phương khá thuận lợi để phát triển sản xuất, đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp vốn là thế mạnh của một huyện miền núi, song còn nhiều lao động chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật. (Theo số liệu thống kê về tình hình dân số và lao động tại thời điểm 31/12/2010 trên địa bàn huyện Lục Ngạn).

* Dân tộc

Lục Ngạn có 8 dân tộc anh em khác nhau cùng chung sống là Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Cao Lan, Hoa, Dao, sinh sống trên địa bàn 29 xã và 1 thị trấn. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, có nền văn hoá riêng theo tộc người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2. Kinh tế

Nền kinh tế của huyện từ trước đến nay chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong đó trồng cây hàng năm là chính. Các ngành nghề khác như trồng rừng, chăn nuôi... trong huyện cũng dần được phát triển, tuy mới bắt đầu nhưng ở mức độ nhất định.

Đồng Cốc là xã thuần nông, thu nhập chính chủ yếu của nhân dân là trồng trọt và một phần là chăn nuôi.

2.2.3. Sản xuất nông, lâm nghiệp

Theo số liệu thống kê (Nguồn: niên giám thống kê Lục Ngạn - 2011) tình sản xuất nông nghiệp huyện Lục ngạn năm 2011 như sau:

* Nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện Lục Ngạn là 28.976,11 ha, trong đó diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm phần lớn là 22.939,34 ha, diện tích đất trồng lúa là 5.319,19 ha, diện tích đất đồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi 40 ha trong đó toàn bộ là cỏ tự nhiên. Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người là 246kg/người/năm.

Tình hình chăn nuôi của huyện trong những năm qua có nhiều biến động: toàn huyện có tổng đàn Trâu là 18.132 con giảm so với năm 2011 (21.670con) do rét đậm rét hại, diện tích đồng cỏ bị thu hẹp bởi đất rừng và cây ăn quả lấn.

Toàn xã có tổng đàn Trâu là 118 con, đàn Bò là 35 con, đàn Lợn là 2.350 con, gia cầm 26.125 con.

Nhìn chung chăn nuôi gia súc nhai lại chưa được chú trọng đầu tư phát triển do đó đang có chiều hướng đi xuống, số lượng ngày càng giảm vì gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết khâu thức ăn. Vì vậy nghiên cứu, ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng và đầu tư phát triển diện tích trồng cỏ là hướng nhằm phát triển đàn gia súc nhai lại trên địa bàn huyện.

* Lâm nghiệp

Ngành lâm nghiệp của huyện đang chuyển dần từ hướng khai thác sang trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Công tác quản lý và bảo vệ rừng được quan tâm chỉ đạo thực hiện.

2.2.4. Giao thông, thủy lợi

* Giao thông

Hệ thống giao thông của huyện Lục Ngạn bao gồm giao thông đường thủy và đường bộ, cụ thể như sau:

Mạng lưới đường bộ bao gồm hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị, đường xã và đường thôn xóm.

- Các tuyến quốc lộ có chiều dài qua huyện là 65 km bao gồm quốc lộ 31 và quốc lộ 279.

- Đường tỉnh lộ 290 và 289 có chiều qua huyện là 24,7 km.

- Hệ thống đường liên thôn, liên xã đang dần được nhựa hóa và bê tông hoá. Lục Ngạn có hệ thống giao thông đường thủy trên sông Lục Nam, chiều dài khoảng 32 km, bắt nguồn từ Lạng Sơn - Sơn Động - Lục Ngạn - Lục Nam và chảy về sông Thương, Bắc Giang, có thể phục vụ vận chuyển, giao lưu hàng hóa với một số tỉnh vùng xuôi như: Hải Phòng, Hải Dương.

* Hệ thống thủy lợi

Toàn huyện có 235 hồ đập với tổng diện tích 350 ha, trong đó có 4 hồ lớn là Khuôn Thần, Làng Thum, Đá Mài và Trại Muối; còn lại là hồ đập nhỏ và hồ trung. Hệ thống kênh mương dài 450 km. Trong đó, kênh cấp I, cấp II là 20 km, còn lại 430 km kênh mương nội đồng. Trong đó đã cứng hoá được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

là 180 km. Hệ thống trạm bơm đã được xây dựng ở các hồ đập lớn và trung thuỷ nông, với tổng số là 39 trạm bơm.

Đồng Cốc không có đường quốc lộ hay tỉnh lộ chạy qua, đường liên xã được nhựa hóa, các đường liên thôn đã dần được bê tông hóa. Thủy lợi của xã có trên 3,8 km mương chính, trên 8 km mương nội đồng trong đó cứng hóa được 3,2 km, 1 trạm bơm, đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích lúa và hoa màu. Trên địa bàn xã có đập Đồng Cốc với diện tích khoảng 97,0 ha là hồ đập chứa nước lớn đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong xã và ngăn nước khi mưa lũ lớn.

2.2.5. Văn hóa giáo dục

* Văn hóa: Năm 2012 toàn xã Đồng Cốc có 241/1219 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 4/13 thôn đạt làng văn hóa cấp huyện, 3 cơ quan văn hóa cấp huyện, 13/13 thôn đã xây dựng được quy ước làng văn hóa.

* Giáo dục: Xã đã có hệ thống trường học từ mầm non đến trung học cơ sở, hệ thống cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong xã. Toàn xã có 1.269 học sinh từ mầm non đến trung học cơ sở.

2.2.6. Quốc phòng, an ninh

Công tác quốc phòng - quân sự địa phương thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, mệnh lệnh và chế độ trực sẵn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cấu trúc năng suất cỏ trồng tại xã đồng cốc, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 106)