Đặc tính sinh lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cấu trúc năng suất cỏ trồng tại xã đồng cốc, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 106)

1.2.3.1. Nhu cầu về nước

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của sinh vật, Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp, đóng góp vào sự phong hoá, giữ vai trò quan trọng trong sinh trưởng và sự phát triển của thực vật cũng như các sinh vật trên trái đất.

Cỏ hoà thảo yêu cầu nước cao do bộ lá lớn, hệ số toả hơi nước lớn hơn họ đậu. Hệ số toả hơi nước của cỏ này vào khoảng 400 - 500 gram, trong khi của cỏ họ đậu 214 - 216 gram.

Theo N.G. Andreef (1974), với đồng cỏ có độ ẩm đất khoảng 70%, một tháng 10m2cỏ bay hơi khoảng 1m3 nước, trong 5 tháng sẽ có 50 tạ cỏ khô/1ha. Trên cơ sở đó ta có thể xác định công thức tưới nước trong mùa đông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, chế độ nước của các sinh địa quần lạc cỏ trong một vùng khí hậu xác định phụ thuộc địa thế của đồng cỏ và thành phần cơ giới của đất như đất bằng, đất trũng, đất dốc, đất thấp hay bãi bồi,...

Độ ẩm của đất cũng yêu cầu theo từng giai đoạn trong đời sống của cây: - Từ nảy mầm đến lúc chia nhánh: 25 - 30%

- Giai đoạn phát triển cành: 75%

- Cuối thời kỳ sinh trưởng nhu cầu nước giảm dần.

1.2.3.2. Nhu cầu về dinh dưỡng

Cỏ hoà thảo yêu cầu đất tốt, giàu mùn, đạm, lân, kali. Nhu cầu về dinh dưỡng cũng chia theo từng giai đoạn.

- Giai đoạn 1 (nẩy mầm - phân nhánh): Cần nhiều đạm, lân, kali. - Giai đoạn 2 (phân nhánh): Cần nhiều đạm, lân.

- Giai đoạn 3 (ra hoa hình thành hạt): Cần nhiều lân và kali.

Cỏ càng cho năng suất cao thì yêu cầu lượng phân bón càng lớn (Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời, 1981) [16].tr 6 - 12. Trong đồng cỏ, người ta thấy có sự quan hệ rõ rệt giữa việc bón đạm và số chồi có hoa. Trong điều kiện có bón đạm vào mùa xuân, số chồi sinh sản tăng lên. Bón phân, tưới nước cũng làm tăng số chồi của cây cỏ loại nhiều chồi. Thí dụ (Festuca pratensis): không tưới nước số chồi là 3,5, tưới ẩm 40 - 60% có 11,5 và 80% có 14,8 chồi.

Quan hệ với phân cũng vậy, cỏ Pleum pratens không có phân bón có 605 chồi trên đơn vị diện tích, có 19% số chồi có hoa, nếu bón phân NPK có 790 chồi trong đó có 35% chồi có hoa (Rabốtnốp. T.A, 1984) [48].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trên đất nghèo không có phân bón thì đời sống thường kéo dài không quá 3 - 5 năm. Trên đất phì nhiêu hay thường xuyên có phân bón có thể kéo dài 10 năm, có khi hơn.

Vậy chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới số chồi, và tuổi thọ của cỏ hòa thảo.

1.2.3.3. Nhu cầu về không khí

Các loại cỏ thân đứng, thân bụi, thân rễ phân chia nhánh dưới mặt đất đòi hỏi phải tơi xốp, thoáng khí.

Các loại thuộc thân bụi chia nhánh trên mặt đất và thân bò thì có thể chịu được đất kém thoáng khí và độ ẩm thấp hơn.

Vậy các loài cỏ khác nhau thì có sự khác nhau về nhu cầu không khí trong đất, do đó trong canh tác cần chú ý tới loại cỏ để có các biện pháp kỹ thuật phù hợp.

1.2.3.4. Tính chịu sương giá và kháng xuân

Loại cỏ chịu sương giá tốt thì trong giai đoạn cuối thu đầu đông nó vẫn phát triển bình thường, còn loại chịu giá yếu kém thì ngừng sinh trưởng hoặc chết vào mùa đông.

Tính kháng xuân hay còn gọi là khả năng chịu đựng của cỏ mùa đông. Nó thể hiện khả năng chịu đựng của cỏ về chênh lệch nhiệt độ không khí và nhiệt độ trong đất, chênh lệch này làm cho sự vận chuyển các chất dinh dưỡng trong thân cỏ và quá trình đồng hóa, dị hóa của cỏ mất điều hòa nên có tính kháng xuân kém sẽ bị chết.

Tuy nhiên tính kháng xuân của cỏ còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Cỏ địa phương kháng xuân tốt hơn cỏ nhập nội, cỏ mọc riêng rẽ thấp bé kháng xuân mạnh, cỏ thân rễ, cỏ sinh trưởng phát triển chậm kháng xuân tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Loại mùa xuân phục hồi nhanh kháng xuân kém hơn loại phục hồi chậm, cỏ có hàm lượng vật chất khô cao thì kháng xuân tốt và ngược lại. Loại có bộ phận trên mặt đất bị chết trong vụ đông thì kháng xuân mạnh và ngược lại.

1.2.4. Đặc tính sinh trƣởng

Cỏ hoà thảo sinh trưởng và tái sinh qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Cỏ mới gieo trồng hoặc sau khi cắt, lúc này tốc độ sinh trưởng chậm.

- Giai đoạn 2: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 15 - 20 ngày, cỏ sinh trưởng và phát triển nhanh.

- Giai đoạn 3: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 40 - 70 ngày, cỏ sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn (Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị , 1976)[2].

Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống để chúng ta định thời gian thu hoạch hợp lý. Tiêu chuẩn thu hoạch căn cứ vào điều kiện sinh trưởng của giống cỏ. Thu hoạch non, năng xuất sẽ thấp, thu hoạch già, giá trị dinh phận trên đất quá mau lứa thì dự trữ đường bột tích luỹ ở gốc để phát triển thành lá sẽ bị suy kiệt, đồng cỏ chóng bị tàn lụi.

Đối với cỏ Ghinê, thu hoạch khi thảm cỏ cao 60 - 90 cm; cỏ lông Para, thu hoạch khi cao khoảng 40 - 50 cm; Cỏ Pangola, thu hoạch khi cao khoảng 35 - 50 cm (L. Rham phrây, 1980).

Theo Điền Hưng, 1974 [11] cho biết :

- Cỏ thân bò thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày, lứa sau khi cắt 30 - 45 ngày. - Cỏ thân bụi thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày, lứa sau khi cắt 35 - 45 ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2.5. Tuổi thọ của cỏ hòa thảo

Tuổi thọ của cây hoà thảo không giống nhau, có loài sống lâu năm, có loài chỉ sống được một năm. Vì vậy, người ta chia cỏ hoà thảo thành 4 loại sau:

- Loại cỏ sống một năm thì tàn lụi và chết gọi là cỏ hàng năm như cỏ Xu đăng, cỏ lồng vực,...

- Loại cỏ có sức sống ngắn (2 - 3 năm) như cỏ giầy, cỏ mật (Melinis minutiflora)

- Loại cỏ sức sống vừa (4 - 6 năm) như cỏ Pangola, cỏ voi, cỏ Ghine,

Paspalum, Brachiara

- Loại cỏ có sức sống lâu (6 - 10 năm) như cỏ mạch tước không râu (Quang Ngọ, Sinh Tặng, 1976)[18].

Từ căn cứ vào tuổi thọ của các loài cỏ, người ta dự tính thời gian trồng lại để đảm bảo năng suất.

1.2.6. Giá trị kinh tế của cỏ hoà thảo

Cỏ hòa thảo có giá trị kinh tế lớn không chỉ vì nó phân bố rộng, chiếm tỷ lệ cao trong thảm cỏ, mà còn cho năng suất và giá trị dinh dưỡng cao. Khi chế biến, dự trữ ít rơi rụng lá, ít bị thối, tỷ lệ cỏ độc ít, chịu đựng chăn dắt cao. Cỏ tự nhiên cho 10 - 20 tấn (chất xanh)/ha/năm, cỏ trồng thân bò cho 30 - 40 tấn/ha/năm, thân bụi cho 50 - 60 tấn/ha/năm, thân đứng cho 80 - 100 tấn/ha/năm, nếu thâm canh có thể cho 160 - 260 tấn/ha/năm. 1 kg cỏ tươi cho từ 0,1 - 0,2 đơn vị thức ăn tương đương với 250 - 500 KcalME.

Cỏ hoà thảo có giá trị dinh dưỡng cao. Ở những nơi đất tốt, nhiều mùn, ẩm, loài cỏ tốt nhất có thể chứa 16g prôtêin tiêu hoá và 32g lipit trong 1kg cỏ tươi, 8kg cỏ có thể tương đương 1 đơn vị thức ăn (Nguyễn Thiện, 2005) [23].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3. Đặc điểm một số giống cỏ làm thí nghiệm

1.3.1. Cỏ voi (Pennisetum purpureum)

1.3.1.1. Nguồn gốc

Cỏ voi có tên khoa học là Pennisetum purpureum, có nguồn gốc từ Châu Phi nhiệt đới. Cỏ voi trồng nhiều ở Indonexia (Đinh Văn Cải, De Boever, Phùng Thị Lâm Dung, 2004) [6].

Có nhiều giống cỏ voi như Merkecon, Seleccion King grass. Trong đó King grass là dòng được phổ biến ở nước ta cho năng suất cao.

Quê hương lâu đời của cỏ voi là vùng Uganda (10 vĩ độ Bắc - 20 vĩ độ Nam) nhập vào Mỹ từ năm 1913, Australia 1914, Cuba 1917, Braxin 1920... Người ta cũng thấy cỏ voi mọc hoang dại trong các thảm cỏ cao, savan bụi, rừng già thuộc Trung Phi hay đầm lầy Tây Phi. Ở Việt Nam cỏ voi là loài cỏ nhập nội và là một loài cỏ cổ điển thường xuyên có mặt trong tất cả các trang trại thí nghiệm như: Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Nông trường bò sữa Đức Trọng, Nông trường bò sữa Phù Đổng…Đến nay trong các hộ nông dân nuôi bò ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đã tiến hành trồng cỏ voi, đây là một giống cỏ cho năng suất chất xanh cao trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam và đang được coi là giống cỏ chủ lực được trồng để nuôi trâu, bò.

1.3.1.2. Đặc điểm sinh vật học

Cỏ voi thuộc họ hòa thảo là cỏ lâu năm, thân đứng có thể cao từ 3 - 4m, nhiều đốt, những đốt gần gốc thường ra rễ chân kiềng, hình thành cả thân ngầm phát triển thành búi to, lá hình dải có cả mũi nhọn ở đầu, bẹ lá dẹt ngắn và mềm, dài 30cm rộng 2cm, chùm hoa hình trùy giống đuôi chó, ra hoa vào tháng 9 hàng năm màu vàng nhạt, rễ phát triển mạnh, ăn sâu có khi tới 2m. Tỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lệ lá/lá + thân chiếm 53%. Tỷ lệ lá + thân/tổng cộng là 58% còn các phần ngầm dưới mặt đất chiếm 42% (Yepes và Alfono 1972). Tỷ lệ lá giảm từ 66; 64; 63; 34; 32 đến 30% qua 2; 4; 8; 10 và 12 tuần tuổi (Viện chăn nuôi 1976), đối với những mầm tái sinh sau 35; 44 và 60 ngày tuổi có chiều cao là 126,5; 136,6 và 227,9cm, cao nhất trong cùng một diện tích thí nghiệm cỏ Ghine

(Panicum miximun), cỏ lông Para (Brachiara mutica), cỏ Pangola (Digitaria decumbens) và Faragua (YsabelReyes, 1972), (Nguyễn Thiện, 2005)[23].

1.3.1.3. Đặc điểm sinh thái học

Cỏ voi chịu được khô hạn, không chịu được ngập úng, giai đoạn sinh trưởng chính là trong mùa hè khi nhiệt độ và độ ẩm cao, sinh trưởng chậm trong mùa đông và mẫn cảm với sương muối. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng từ 25 - 400

C, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp 2 - 3oC vẫn không bị cháy lá, tương tự khi hạn hán kéo dài hoặc khi nhiệt độ môi trường lên trên 45oC, quá trình sinh trưởng và phát triển của cỏ voi bị ngừng. Cỏ voi có thể sinh trưởng ở nơi có độ cao tới 2000m so với mực nước biển. Thích hợp nhất với đất màu, giàu dinh dưỡng và thoáng, có tầng canh tác sâu, pH = 6 - 7, không ưa đất cát đất bùn, úng.

Như vậy cỏ voi thích ứng với nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất vẫn là loại đất màu mỡ và tơi xốp. Cỏ voi là loại cỏ mọc rất khỏe, phát triển nhanh, chu kỳ kinh tế của nó kéo dài từ 4 - 5 năm hay hơn nữa và năng suất tương đối ổn định trong suốt thời gian này.

1.3.1.4. Tính năng sản suất

Cỏ voi có năng suất rất lớn, từ 100 - 300 tấn/ha/năm (Filipe, 1965) và có thể lên tới 500 tấn/ha/năm (Điền Hưng, 1974)[11]. Theo Hacvael - Duclos (1969) năng suất cỏ voi ở Ấn Độ là 105 tấn/ha/năm. Nếu không được tưới nước, mỗi năm cắt được 3 - 4 lứa, nếu có nước tưới cắt 5 - 6 lứa. Áp dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biện pháp kỹ thuật hợp lý, cỏ voi có thể thu được năng suất chất tươi cao trong suốt 10 năm mà không cần trồng lại (Trịnh Văn Thịnh).

Bảng 1.3. Ảnh hƣởng tuổi thu cắt đến năng suất (tấn/ha) và tỷ lệ chất khô (%) của cỏ voi

Tuần 2 4 6 8 10 12

Năng suất 2 20 30 54 55 58

VCK 14,7 18,20 19,57 21,10 21,53 23,78

(Nguồn: Viện chăn nuôi, 1976)

Bảng 1.4. Năng suất cỏ voi thay đổi theo tuổi thu hoạch

Tuổi cắt (ngày) Năng suất (tấn VCK/ha)

36 11,9

45 12,3

60 14,8

(Nguồn: Viện chăn nuôi, 1976)

Bảng 1.5. Năng suất cỏ voi thay đổi theo mùa (Gespo, 1974)

Năng suất Mùa khô Mùa mƣa Tổng cộng % Mùa khô

Tấn chất khô (CK)/ha 6,0 8,3 14,3 4,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.1.5. Sử dụng

Cỏ voi dùng thu cắt làm thức ăn gia súc dưới hình thức tươi hay ủ chua. Cắt lần đầu sát mặt đất cho cây sinh trưởng và đẻ nhánh nhiều không trồi lên trên. Trên thực tế, cỏ voi chỉ sử dụng 3 - 4 năm và phải trồng lại. Tuy nhiên, nếu quản lý tốt có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền. Cỏ voi có thể ủ chua để dự trữ cho gia súc vào mùa thiếu thức ăn (Lê Đức Ngoan và cs, 2006) [19].

1.3.2. Cỏ lông Para (Brachiaria mutica)

1.3.2.1. Nguồn gốc

Cỏ lông Para có nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brasil), châu Phi và có nhiều ở các nước nhiệt đới, được đưa vào Australia năm 1980, vào nước ta ở Nam Bộ năm 1875, Trung bộ năm 1930 rồi sau đó ra Bắc Bộ. Hiện nay được sử dụng ở nhiều nơi và là một trong các loại cỏ hòa thảo tốt ở nước ta.

1.3.2.2. Đặc điểm sinh vật học

Cỏ lông Para là loại cỏ lâu năm, thân có chiều hướng bò, có thể cao tới 1,5m. Thân và lá đều có lông ngắn. Thân cứng, to, rỗng ruột, đốt dài 10 - 15cm, mắt hai đầu đốt có màu trắng xanh, các mắt ở đốt có khả năng đâm chồi và ra rễ dài, lá dài đầu nhọn như hình tim ở gốc. Bẹ lá dài, lưỡi bẹ ngắn. Ivan Beliuchenko (1971 - 1972) khi theo dõi bộ rễ cho biết chúng không phát triển quá độ sâu 75cm và so với các bộ rễ khác phát triển ở độ sâu tương đương thì trọng lượng và thể tích đứng hàng cuối (226g và 436cm3

).

1.3.2.3. Đặc điểm sinh thái học

Cỏ lông Para là cỏ sinh trưởng trong mùa hè, thuộc cỏ lâu năm. Nhiệt độ trung bình thích hợp 210

C (Russell và Webb, 1976). Nó có thể sinh trưởng ở những vùng cao tới 1000m so với mực nước biển. Thích hợp với những nơi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có lượng mưa cao, nhưng có thể tồn tại ở những nơi có lượng mưa thấp 500mm/năm. Phát triển mạnh ở chỗ đất bùn lầy, chịu được ngập nước (tới 60cm). Có thể sinh trưởng ở đất đỏ, đất mặn, đất phèn…nhưng ưa đất phù sa, đồng bằng. Para là cây cỏ nửa nước, nửa cạn và có thể sống được cả ở những nơi nước chảy.

1.3.2.4. Tính năng sản suất

Năng suất cỏ thay đổi nhiều theo thời gian sinh trưởng, mùa vụ và tính chất đất đai. Năng suất xanh của cỏ lông Para đạt 70 - 80 tấn/ha/năm. Có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt (Havard – Duclos, 1969).

Bảng 1.6. Năng suất cỏ lông Para thay đổi theo tuổi thu hoạch

Tuổi, Năng suất 4 tuần 6 tuần 8 tuần

Tấn CK/ha 11,5 14,4 17,1 ± 0,72

(Nguồn: Viện chăn nuôi, 1976)

1.3.2.5. Sử dụng

Cỏ lông Para không chịu được dẫm đạp do vậy chỉ nên trồng để thu cắt làm thức ăn xanh cho ăn tại chuồng hay ủ chua hoặc dùng để chăn thả gia súc luân phiên, cắt lứa đầu 45 - 60 ngày sau khi gieo, các lứa cắt sau cắt cách nhau 30 - 35 ngày , cắt 5 - 10 cm cách mặt đất. Cỏ trồng 1 lần có thể sử dụng đến 4 - 5 năm. Cỏ cạnh tranh rất khỏe với cỏ dại mọc lan trên mặt nước (Lê Đức Ngoan và cs, 2006) [19].

1.4. Cơ sở đánh giá chất lƣợng các giống cỏ

Chất lượng của các giống cỏ được đánh giá bằng thành phần hóa học có trong giống cỏ đó (Nguyến văn Thưởng và L.S.Sumilin, 1992). Thành phần

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cấu trúc năng suất cỏ trồng tại xã đồng cốc, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)