Cỏ voi (Pennisetum purpureum)

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cấu trúc năng suất cỏ trồng tại xã đồng cốc, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 34 - 37)

1.3.1.1. Nguồn gốc

Cỏ voi có tên khoa học là Pennisetum purpureum, có nguồn gốc từ Châu Phi nhiệt đới. Cỏ voi trồng nhiều ở Indonexia (Đinh Văn Cải, De Boever, Phùng Thị Lâm Dung, 2004) [6].

Có nhiều giống cỏ voi như Merkecon, Seleccion King grass. Trong đó King grass là dòng được phổ biến ở nước ta cho năng suất cao.

Quê hương lâu đời của cỏ voi là vùng Uganda (10 vĩ độ Bắc - 20 vĩ độ Nam) nhập vào Mỹ từ năm 1913, Australia 1914, Cuba 1917, Braxin 1920... Người ta cũng thấy cỏ voi mọc hoang dại trong các thảm cỏ cao, savan bụi, rừng già thuộc Trung Phi hay đầm lầy Tây Phi. Ở Việt Nam cỏ voi là loài cỏ nhập nội và là một loài cỏ cổ điển thường xuyên có mặt trong tất cả các trang trại thí nghiệm như: Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Nông trường bò sữa Đức Trọng, Nông trường bò sữa Phù Đổng…Đến nay trong các hộ nông dân nuôi bò ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đã tiến hành trồng cỏ voi, đây là một giống cỏ cho năng suất chất xanh cao trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam và đang được coi là giống cỏ chủ lực được trồng để nuôi trâu, bò.

1.3.1.2. Đặc điểm sinh vật học

Cỏ voi thuộc họ hòa thảo là cỏ lâu năm, thân đứng có thể cao từ 3 - 4m, nhiều đốt, những đốt gần gốc thường ra rễ chân kiềng, hình thành cả thân ngầm phát triển thành búi to, lá hình dải có cả mũi nhọn ở đầu, bẹ lá dẹt ngắn và mềm, dài 30cm rộng 2cm, chùm hoa hình trùy giống đuôi chó, ra hoa vào tháng 9 hàng năm màu vàng nhạt, rễ phát triển mạnh, ăn sâu có khi tới 2m. Tỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lệ lá/lá + thân chiếm 53%. Tỷ lệ lá + thân/tổng cộng là 58% còn các phần ngầm dưới mặt đất chiếm 42% (Yepes và Alfono 1972). Tỷ lệ lá giảm từ 66; 64; 63; 34; 32 đến 30% qua 2; 4; 8; 10 và 12 tuần tuổi (Viện chăn nuôi 1976), đối với những mầm tái sinh sau 35; 44 và 60 ngày tuổi có chiều cao là 126,5; 136,6 và 227,9cm, cao nhất trong cùng một diện tích thí nghiệm cỏ Ghine

(Panicum miximun), cỏ lông Para (Brachiara mutica), cỏ Pangola (Digitaria decumbens) và Faragua (YsabelReyes, 1972), (Nguyễn Thiện, 2005)[23].

1.3.1.3. Đặc điểm sinh thái học

Cỏ voi chịu được khô hạn, không chịu được ngập úng, giai đoạn sinh trưởng chính là trong mùa hè khi nhiệt độ và độ ẩm cao, sinh trưởng chậm trong mùa đông và mẫn cảm với sương muối. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng từ 25 - 400

C, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp 2 - 3oC vẫn không bị cháy lá, tương tự khi hạn hán kéo dài hoặc khi nhiệt độ môi trường lên trên 45oC, quá trình sinh trưởng và phát triển của cỏ voi bị ngừng. Cỏ voi có thể sinh trưởng ở nơi có độ cao tới 2000m so với mực nước biển. Thích hợp nhất với đất màu, giàu dinh dưỡng và thoáng, có tầng canh tác sâu, pH = 6 - 7, không ưa đất cát đất bùn, úng.

Như vậy cỏ voi thích ứng với nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất vẫn là loại đất màu mỡ và tơi xốp. Cỏ voi là loại cỏ mọc rất khỏe, phát triển nhanh, chu kỳ kinh tế của nó kéo dài từ 4 - 5 năm hay hơn nữa và năng suất tương đối ổn định trong suốt thời gian này.

1.3.1.4. Tính năng sản suất

Cỏ voi có năng suất rất lớn, từ 100 - 300 tấn/ha/năm (Filipe, 1965) và có thể lên tới 500 tấn/ha/năm (Điền Hưng, 1974)[11]. Theo Hacvael - Duclos (1969) năng suất cỏ voi ở Ấn Độ là 105 tấn/ha/năm. Nếu không được tưới nước, mỗi năm cắt được 3 - 4 lứa, nếu có nước tưới cắt 5 - 6 lứa. Áp dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biện pháp kỹ thuật hợp lý, cỏ voi có thể thu được năng suất chất tươi cao trong suốt 10 năm mà không cần trồng lại (Trịnh Văn Thịnh).

Bảng 1.3. Ảnh hƣởng tuổi thu cắt đến năng suất (tấn/ha) và tỷ lệ chất khô (%) của cỏ voi

Tuần 2 4 6 8 10 12

Năng suất 2 20 30 54 55 58

VCK 14,7 18,20 19,57 21,10 21,53 23,78

(Nguồn: Viện chăn nuôi, 1976)

Bảng 1.4. Năng suất cỏ voi thay đổi theo tuổi thu hoạch

Tuổi cắt (ngày) Năng suất (tấn VCK/ha)

36 11,9

45 12,3

60 14,8

(Nguồn: Viện chăn nuôi, 1976)

Bảng 1.5. Năng suất cỏ voi thay đổi theo mùa (Gespo, 1974)

Năng suất Mùa khô Mùa mƣa Tổng cộng % Mùa khô

Tấn chất khô (CK)/ha 6,0 8,3 14,3 4,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.1.5. Sử dụng

Cỏ voi dùng thu cắt làm thức ăn gia súc dưới hình thức tươi hay ủ chua. Cắt lần đầu sát mặt đất cho cây sinh trưởng và đẻ nhánh nhiều không trồi lên trên. Trên thực tế, cỏ voi chỉ sử dụng 3 - 4 năm và phải trồng lại. Tuy nhiên, nếu quản lý tốt có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền. Cỏ voi có thể ủ chua để dự trữ cho gia súc vào mùa thiếu thức ăn (Lê Đức Ngoan và cs, 2006) [19].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cấu trúc năng suất cỏ trồng tại xã đồng cốc, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 34 - 37)