2.2.1. Dân sinh
* Dân số
Theo số liệu thống kê về tình hình dân số tại thời điểm năm 2012 trên địa bàn huyện Lục Ngạn như sau:
Tổng số nhân khẩu trong huyện là 208.523 người, trong đó có 105.872 nam (chiếm 50,77%) và 102.651 nữ (chiếm 49,23%), tỷ lệ tăng dân số hàng năm 1,15%.
Dân số thành thị 7.035 người (chiếm 3,37%), dân số nông thôn 201.448 người (chiếm 96,63%). Mật độ dân số bình quân là 205 người/km2
. Thu nhập bình quân toàn huyện 3,2 triệu đồng/người/năm.
* Nguồn lao động
Huyện Lục Ngạn có nguồn lao động dồi dào với 141.230 lao động, chiếm 68% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 67%, còn 33% là lao động phi nông nghiệp. Do nguồn nhân lực dồi dào, Lục Ngạn là một địa phương khá thuận lợi để phát triển sản xuất, đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp vốn là thế mạnh của một huyện miền núi, song còn nhiều lao động chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật. (Theo số liệu thống kê về tình hình dân số và lao động tại thời điểm 31/12/2010 trên địa bàn huyện Lục Ngạn).
* Dân tộc
Lục Ngạn có 8 dân tộc anh em khác nhau cùng chung sống là Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Cao Lan, Hoa, Dao, sinh sống trên địa bàn 29 xã và 1 thị trấn. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, có nền văn hoá riêng theo tộc người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.2. Kinh tế
Nền kinh tế của huyện từ trước đến nay chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong đó trồng cây hàng năm là chính. Các ngành nghề khác như trồng rừng, chăn nuôi... trong huyện cũng dần được phát triển, tuy mới bắt đầu nhưng ở mức độ nhất định.
Đồng Cốc là xã thuần nông, thu nhập chính chủ yếu của nhân dân là trồng trọt và một phần là chăn nuôi.
2.2.3. Sản xuất nông, lâm nghiệp
Theo số liệu thống kê (Nguồn: niên giám thống kê Lục Ngạn - 2011) tình sản xuất nông nghiệp huyện Lục ngạn năm 2011 như sau:
* Nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện Lục Ngạn là 28.976,11 ha, trong đó diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm phần lớn là 22.939,34 ha, diện tích đất trồng lúa là 5.319,19 ha, diện tích đất đồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi 40 ha trong đó toàn bộ là cỏ tự nhiên. Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người là 246kg/người/năm.
Tình hình chăn nuôi của huyện trong những năm qua có nhiều biến động: toàn huyện có tổng đàn Trâu là 18.132 con giảm so với năm 2011 (21.670con) do rét đậm rét hại, diện tích đồng cỏ bị thu hẹp bởi đất rừng và cây ăn quả lấn.
Toàn xã có tổng đàn Trâu là 118 con, đàn Bò là 35 con, đàn Lợn là 2.350 con, gia cầm 26.125 con.
Nhìn chung chăn nuôi gia súc nhai lại chưa được chú trọng đầu tư phát triển do đó đang có chiều hướng đi xuống, số lượng ngày càng giảm vì gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết khâu thức ăn. Vì vậy nghiên cứu, ứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dụng và đầu tư phát triển diện tích trồng cỏ là hướng nhằm phát triển đàn gia súc nhai lại trên địa bàn huyện.
* Lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp của huyện đang chuyển dần từ hướng khai thác sang trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Công tác quản lý và bảo vệ rừng được quan tâm chỉ đạo thực hiện.
2.2.4. Giao thông, thủy lợi
* Giao thông
Hệ thống giao thông của huyện Lục Ngạn bao gồm giao thông đường thủy và đường bộ, cụ thể như sau:
Mạng lưới đường bộ bao gồm hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị, đường xã và đường thôn xóm.
- Các tuyến quốc lộ có chiều dài qua huyện là 65 km bao gồm quốc lộ 31 và quốc lộ 279.
- Đường tỉnh lộ 290 và 289 có chiều qua huyện là 24,7 km.
- Hệ thống đường liên thôn, liên xã đang dần được nhựa hóa và bê tông hoá. Lục Ngạn có hệ thống giao thông đường thủy trên sông Lục Nam, chiều dài khoảng 32 km, bắt nguồn từ Lạng Sơn - Sơn Động - Lục Ngạn - Lục Nam và chảy về sông Thương, Bắc Giang, có thể phục vụ vận chuyển, giao lưu hàng hóa với một số tỉnh vùng xuôi như: Hải Phòng, Hải Dương.
* Hệ thống thủy lợi
Toàn huyện có 235 hồ đập với tổng diện tích 350 ha, trong đó có 4 hồ lớn là Khuôn Thần, Làng Thum, Đá Mài và Trại Muối; còn lại là hồ đập nhỏ và hồ trung. Hệ thống kênh mương dài 450 km. Trong đó, kênh cấp I, cấp II là 20 km, còn lại 430 km kênh mương nội đồng. Trong đó đã cứng hoá được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
là 180 km. Hệ thống trạm bơm đã được xây dựng ở các hồ đập lớn và trung thuỷ nông, với tổng số là 39 trạm bơm.
Đồng Cốc không có đường quốc lộ hay tỉnh lộ chạy qua, đường liên xã được nhựa hóa, các đường liên thôn đã dần được bê tông hóa. Thủy lợi của xã có trên 3,8 km mương chính, trên 8 km mương nội đồng trong đó cứng hóa được 3,2 km, 1 trạm bơm, đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích lúa và hoa màu. Trên địa bàn xã có đập Đồng Cốc với diện tích khoảng 97,0 ha là hồ đập chứa nước lớn đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong xã và ngăn nước khi mưa lũ lớn.
2.2.5. Văn hóa giáo dục
* Văn hóa: Năm 2012 toàn xã Đồng Cốc có 241/1219 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 4/13 thôn đạt làng văn hóa cấp huyện, 3 cơ quan văn hóa cấp huyện, 13/13 thôn đã xây dựng được quy ước làng văn hóa.
* Giáo dục: Xã đã có hệ thống trường học từ mầm non đến trung học cơ sở, hệ thống cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong xã. Toàn xã có 1.269 học sinh từ mầm non đến trung học cơ sở.
2.2.6. Quốc phòng, an ninh
Công tác quốc phòng - quân sự địa phương thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, mệnh lệnh và chế độ trực sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu, tổ chức huấn luyện lực lượng dân quân…
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu
* Những yếu tố thuận lợi
Lục Ngạn là huyện miền núi đất rộng người thưa có tiềm năng về sản xuất nông lâm nghiệp. Điều kiện khí hậu đất đai và địa hình rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có lực lượng lao động dồi dào và chưa sử dụng hết, người dân cần cù, ham học hỏi, năng động trong lao động sản xuất có truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp lâu đời.
Huyện được hỗ trợ vốn và kinh nghiệm từ nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội cả trong và ngoài nước như: Đề án 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình hỗ trợ 135, PAM, KFW, Dự án phát triển lâm nông tổng hợp Việt - Thái, Dự án trồng rừng 327, Dự án trồng rừng kinh tế vốn vay ưu đãi, dự án di dân TB1, dự án Đức …
* Những yếu tố hạn chế
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp lớn, chăn nuôi vẫn chưa được chú trọng, nhất là khâu giống, kỹ thuật và nguồn thức ăn chủ yếu là tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp.
Diện tích đồng cỏ tự nhiên bị thu hẹp do trồng cây lâm nghiệp và trồng cây ăn quả. Cỏ trồng đã du nhập song chỉ trồng hàng dào, chân đồi hoặc trồng xen cùng cây ăn quả, chưa có các bãi cỏ thâm canh năng suất cao.
Đời sống một bộ phận người dân còn nghèo (toàn huyện có khoảng 17.755 hộ nghèo) nên nhiều hộ chưa có điều kiện đầu tư vào sản xuất chăn nuôi. Tóm lại, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang nói chung cũng như điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Đồng Cốc nói riêng có những nét đặc thù riêng, chi phối và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất chăn nuôi của người dân trong vùng, vì vậy để chăn nuôi trở thành 1 trong những ngành chủ chốt thì cần chú ý tới những đặc điểm này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trồng 2 loài cỏ: cỏ voi (Pennisetum purpureum), cỏ lông Para
(Brachiaria mutica).
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Tại xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 13/07/2012 đến ngày 13/03/2013
3.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu môi trường đất của cỏ trồng (lý, hóa học). - Công thức phân bón (một công thức).
- Tưới nước, theo dõi và duy trì độ ẩm đất đạt 70 - 80% độ ẩm toàn phần của đất và ô đối chứng không tưới.
- Nghiên cứu năng suất và cấu trúc năng suất phần trên mặt đất. - Nghiên cứu năng suất phần dưới đất độ sâu 30cm (3 tầng). - Biến động của năng suất và cấu trúc năng suất trong các mùa.
3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên
* Phương pháp lấy mẫu đất – 3 tầng (30cm) để xác định tính chất lý, hóa học đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Dụng cụ đào đất: xẻng, mai, thước, thuổng… để đào hố tạo ra mặt cắt có độ sâu phù hợp lấy mẫu
+ Dụng cụ bao gói, ghi nhãn: túi nilon sạch, dây nịt, bút, giấy ghi nhãn. - Khối lượng mẫu: ít nhất khoảng 500g
- Vị trí lấy mẫu: thửa đất trồng cỏ có độ đồng đều, chọn và lấy mẫu tại các vị trí khác nhau trong các ô đất trồng cỏ, không lấy mẫu sát gốc cỏ có lẫn phân.
- Phương pháp lấy mẫu: dùng cuốc đào phẫu diện, độ sâu 40cm, rồi dùng thuổng lấy mẫu từ dưới lên, mẫu đất được lấy tại trung điểm của tầng của 3 tầng: tầng 1: 0 - 10cm, tầng 2: 10 - 20cm, tầng 3: 20 – 30cm. Tại thực địa, mẫu của từng tầng trộn đều trên khay, cán thành hình vuông, lấy theo góc đối đỉnh tới khi khối lượng còn 0,5 kg.
- Đóng gói, ghi nhãn mẫu: Mẫu đất được bảo quản trong túi nilon sạch, nhãn mẫu đựng trong túi nilon để đảm bảo không bị nhòe do nước thấm vào, sau đó buộc chặt bằng dây nịt cao su, vận chuyển về phòng thí nghiệm phân tích hóa học tại Viện khoa học sự sống - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Mỗi mẫu đất đều phải có nhãn ghi rõ:
+ Số hiệu hoặc ký hiệu của mẫu + Địa điểm lấy mẫu
+ Vị trí lấy mẫu + Độ sâu lấy mẫu
+ Ngày, tháng, năm lấy mẫu + Tên họ người lấy mẫu
* Phương pháp xác định độ ẩm đất theo sức chứa ẩm tối đa.
Độ ẩm của đất là lượng nước trong mẫu đất bị mất đi khi mẫu đất bị đốt nóng đến nhiệt độ 105°C. Độ ẩm thường được biểu diễn theo % của khối lượng đất khô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mẫu đất được lấy từ một thửa đất vườn đồi và độ ẩm đất thí nghiệm tính theo % sức chưa ẩm tối đa.
Cách xác định sức chứa ẩm tối đa của đất thí nghiệm và độ ẩm hiện tại của đất thí nghiệm tính theo % sức chứa ẩm tối đa như sau:
- Trên ô thí nghiệm cần lấy đất thí nghiệm be bờ một diện tích khoảng 1 – 2 m2
, tát ngập nước, để ngâm cho nước tự rút, khi vừa cạn hết nước thì lấy mẫu để xác định lượng nước chứa tối đa đa trong đất, lấy mẫu đất ở ngoài diện tích ngập nước để xác định độ ẩm hiện tại so với sức chứa ẩm tối đa
+ Xác định sức chứa ẩm tối đa: Cân khối lượng ban đầu (P) của đất đã bão hòa nước, đem sấy khô ở 1050
C cho tới khi khối lượng không đổi (P’).
Lượng chứa ẩm tối đa (100%) = P – P’
+ Xác định độ ẩm hiện tại của đất thí nghiệm so với sức chứa ẩm tối đa: Cân khối lượng ban đầu ( P1) của đất thí nghiệm (đất không ngập nước) đem sấy ở nhiệt độ 1050C cho tới khi khối lượng không đổi (P’1).
- Độ ẩm hiện tại của đất thí nghiệm tính theo % sức chưa ẩm tối đa như sau:
Công thức: Độ ẩm đất hiện tại (%) .100
' 1 ' 1 P P P P
Từ độ ẩm hiện tại và sức chứa ẩm tối đa của đất thí nghiệm tính được lượng nước cần tưới để đất thí nghiệm đạt độ ẩm 70% - 80%.
Căn cứ từ độ ẩm đất thí nghiệm đạt 70% - 80%, bằng phương pháp nắm đất và đánh giá bằng mắt thường ta sẽ tưới nước cho các ô đất thí nghiệm trồng cỏ đạt độ ẩm dao động từ 70% đến 80% (độ chính xác là tương đối).
* Phương pháp trồng cỏ
- Trồng cỏ 2 loài (bón 1 công thức) : cỏ voi (Pennisetum purpureum) và cỏ lông Para (Brachiaria mutica).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Mỗi loài trồng hai ô (diện tích mỗi ô 25 m2)
+ Ô thí nghiệm (TN): Tưới nước nhằm duy trì độ ẩm 70 - 80% (theo sức chứa ẩm tối đa)
+ Ô đối chứng (ĐC): Không tưới - Quy trình trồng cỏ:
Tiến hành trồng thí nghiệm 2 loài cỏ trên nền đất vườn đồi tại xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, với diện tích 50 m2/loài.
+ Thời gian trồng: Ngày 13 tháng 07 năm 2012.
+ Chuẩn bị đất: Cày đất sâu 30 - 35 cm, bừa và cày lại, vơ cỏ dại. Bổ hốc sâu 20cm, khoảng cách giữa các cây là 60cm, hàng: 70 cm.
+ Giống: cỏ voi, cỏ lông Para được trồng bằng gốc, trồng bằng gốc cỏ có lá bánh tẻ, đánh cả gốc xén ngọn để lại 20 - 25cm, chặt bớt rễ, xé nhỏ thành các khóm nhỏ từ 3 - 4 rảnh. Gốc cỏ đặt theo kiểu áp tường, mỗi gốc từ 3 - 4 rảnh, lấp đất khoảng 10 cm, dầm chặt.
+ Bón phân: Phân chuồng: 1,2 kg/m2; Phân đạm urê: 0,02 kg/m2
; Phân tổng hợp NPK: 0,05 kg/m2. Phân chuồng, phân tổng hợp NPK dùng bón lót theo từng hốc khi trồng. Phân đạm dùng để bón sau khi trồng 20 ngày và bón sau mỗi lứa cắt.
+ Tưới nước và chăm sóc: Sau khi trồng tưới nước ngay cho cỏ mọc, nếu cỏ mọc không đều tiến hành trồng dặm. Mầm cỏ mọc cao 10cm, chỉ tiến hành tưới ô thí nghiệm của 2 loài cỏ nhằm giữ độ ẩm 70 - 80%, xác định và ghi lại lượng nước tưới mỗi lần. Trong mùa hè do mưa nhiều nếu đất đạt độ ẩm không cần tưới nước. Tại mỗi lứa cắt cần tiến hành làm cỏ dại, bón phân, vun gốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Thu cắt: Thu cắt lứa đầu khi cỏ có thời gian sinh trưởng là 60 ngày. Thu các lứa sau: Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) cắt 70 ngày/lứa, mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) cắt 50 ngày/lứa
Dùng dao hoặc liềm sắc cắt toàn bộ không để lại mầm để thảm cỏ tái sinh đều. Độ cao cắt gốc cách mặt đất là 5 - 7 cm. Toàn bộ cỏ trong từng ô được cân tươi.
* Phương pháp lấy mẫu cỏ nhằm xác định năng suất và cấu trúc năng suất phần trên mặt đất
Trong trường hợp xác định năng suất cỏ phần trên mặt đất của mỗi lứa cắt, cần xác định số khóm trên đơn vị 1m2 đất của cả ô TN và ĐC và cắt toàn bộ khóm đó sát đất (cách mặt đất 5 - 7cm) tiến hành cân tươi và sấy khô rồi cân khô. Mẫu được sấy tại phòng thí nghiệm - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.