Tính chất lý, hóa học của đất trồng cỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cấu trúc năng suất cỏ trồng tại xã đồng cốc, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 63 - 66)

Hai loài cỏ voi và cỏ lông Para được chúng tôi tiến hành trồng thử nghiệm trên cùng 1 mảnh đất, mỗi 1 loài cỏ trồng 2 ô (ô TN và ĐC, diện tích mỗi ô là 25 m2), ô TN tưới nước và duy trì độ ẩm từ 70 - 80%, ô ĐC không tưới. Để xác định tính chất lý hóa học của đất trồng cỏ, chúng tôi lấy mẫu đất tại các vị trí khác nhau của các ô (khoảng 0.5 kg) theo 3 tầng : 0 - 10cm (tầng 1), 10 - 20cm (tầng 2), 20 - 30cm (tầng 3). Tại thực địa, mẫu của từng tầng trộn đều trên khay, cán thành hình vuông, lấy theo góc đối đỉnh tới khi khối lượng còn 0,5 kg, sau đó đóng gói, ghi nhãn và mang tới phòng phân tích hóa học tại Viện khoa học sự sống - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, nhằm thực hiện phân tích một số thành phần đất: Nitơ tổng số (N ts), độ pH, độ mùn (OM), Kali tổng số (K2O ts), Lân tổng số (P2O5 ts). Kết quả được trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả phân tích mẫu đất trồng cỏ

Tiêu chí Mẫu Độ ẩm (%) pH kcl OM (%) N ts (%) K2O ts (%) P2O5 ts (%) Đất tầng 1 20,68 6,24 1,86 0,11 0,72 0,21 Đất tầng 2 20,41 6,48 1,42 0,09 0,64 0,18 Đất tầng 3 17,71 5,70 0,69 0,05 0,51 0,11 TB 19,6 6,26 1,32 0,08 0,62 0,17

Kết quả phân tích đất khu vực đất trồng cỏ cho thấy: độ ẩm đất thấp trung bình là 19,6%, đất có pHkcl: 6,26, thành phần dinh dưỡng ở các tầng có sự chênh lệch và giảm dần theo tầng đất, cao hơn tại tầng 1, thấp hơn tại tầng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Giá trị trung bình của 3 tầng đất với các chỉ tiêu dinh dưỡng cụ thể như sau: độ mùn trong đất (OM) 1,32%, Nitơ tổng số (N ts) 0,08%, Kali tổng số (K2O ts) 0,62%, Lân tổng số (P2O5 ts) 0,17%.

Nhận xét: Đất nơi thử nghiệm trồng cỏ có độ ẩm thấp, độ pH phù hợp cỏ sinh trưởng phát triển, thành phần dinh dưỡng nghèo, để canh tác tốt cần tưới nước, bón phân để tăng độ ẩm và dinh dưỡng cho đất.

* Xác định độ ẩm đất ô thí nghiệm (TN)

Sau khi trồng cỏ, tưới nước tại cả ô TN và ĐC của 2 loài cỏ với lượng nước như nhau nhằm nâng cao tỷ lệ sống sót, mầm cỏ mọc cao 10cm tiến hành thí nghiệm tưới nước (ô TN tưới duy trì độ ẩm 70 -80%, ô ĐC không tưới). Xác định độ ẩm hiện tại của đất tại ô TN nhằm tìm ra lượng nước cần tưới đất ô TN có diện tích 25m2 ở độ sâu 30cm được nâng lên độ ẩm 70 - 80%.

Tại thực địa tiến hành lấy mẫu đất tát ngập nước (độ ẩm 100%) và đất ô TN. Mỗi mẫu phân tích nhắc lại 3 lần, khối lượng từng mẫu: 100g, sấy khô tuyệt đối ở nhiệt độ 1050 C. Độ ẩm được xác định tại phòng thí nghiệm - trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên Kết quả được trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Lƣợng nƣớc trong 100g đất tát ngập nƣớc (độ ẩm 100%) và đất ô TN

Mẫu đất

Khối lƣợng đất + đĩa petri (g)

Đất ô TN Đất ô TN sấy khô tuyệt đối

Đất tát ngập nƣớc Đất tát ngập nƣớc sấy khô tuyệt đối 1 145,03 128,76 144,39 120,61 2 144,34 127,96 141,08 116,57 3 144,07 127,65 143,64 120,36 TB 144,48 128,12 143,03 119,18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với cả đất tát ngập nước và ô TN, khối lượng nước bay hơi sấy khô tuyệt đối chính là lượng nước mà đất chứa. Vậy lượng nước đất chứa = (Khối lượng đất ban đầu + đĩa) – (khối lượng đất sau khi sấy + đĩa).

Lượng nước trung bình trong 100g đất tại ô TN là: 144,48 - 128,12 = 16,36g và tại đất tát ngập nước là: 143,03 – 119,18 = 23,85g

Xác định độ ẩm hiện tại của đất ô TN theo sức chứa ẩm tối đa của đất tát ngập nước:

Độ ẩm hiện tại của đất ô TN (%) = 100 85 , 23 36 , 16 = 68,59%

* Cách tính lượng nước cần tưới:

Trong 1 khối lượng đất xác định, lượng nước cần tưới sẽ là: lượng nước sẽ chứa trong đất có độ ẩm cần đạt trừ đi lượng nước chứa trong đất có độ ẩm hiện tại (theo sức chứa ẩm tối đa đất tát ngập nước). Với mẫu đất ô TN của chúng tôi, trong 100g đất nếu độ ẩm đất là 70% (theo sức chứa ẩm tối đa đất tát ngập nước) sẽ chứa 16,69g nước, nếu độ ẩm là 80% (theo sức chứa ẩm tối đa của đất tát ngập nước) sẽ chứa 19,08g nước.

- Lượng nước tưới để 100g đất ô TN có độ ẩm 68,59% nâng lên độ ẩm 70% là :16,69 – 16,36 = 0,33g

- Lượng nước tưới để 100g đất ô TN có độ ẩm 68,59% nâng lên độ ẩm 80% sẽ là: 19,08 – 16,36 = 2,72g.

- Diện tích đất trồng cỏ ô TN của chúng tôi là 25m2 và cần duy trì độ ẩm 70 – 80% của diện tích này ở độ sâu 30cm, khối đất có diện tích 25m2 ở độ sâu 30 cm sẽ có khối lượng là: 0,3 x 25 x 1,1 = 8,25 (tấn) = 8250000(g) (vì 1m3 đất có khối lượng 1,1 tấn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lượng nước cần tưới cho khối đất có diện tích ô TN 25m2 ở độ sâu 30cm đang có độ ẩm 68,59% để nâng lên độ ẩm 70% là: 0,33

100 8250000

= 27225 (g) nước tức 27,225( lít) nước

- Lượng nước cần tưới cho khối đất có diện tích ô TN 25m2 ở độ sâu 30cm đang có độ ẩm 68,59% để nâng lên độ ẩm 80% sẽ là: 2,72

100 8250000

= 224400 (g) tức 224,4 (lít) nước

Vậy để khối đất ô TN có diện tích 25m2 ở độ sâu 30cm đang có độ ẩm tại thời điểm phân tích 68,59% được nâng lên độ ẩm dao động từ 70% đến 80% sẽ cần tưới lượng nước dao động từ 27,225 lít nước đến 224,4 lít nước.

Do hạn chế về thiết bị và điều kiện nên căn cứ từ đất có độ ẩm 70 – 80% mà chúng tôi vừa xác định trên đây, bằng biện pháp nắm đất và đánh giá bằng mắt thường chúng tôi đã tưới nước cho cả 2 ô TN của 2 loài cỏ để duy trì độ ẩm đạt 70 – 80% (độ chính xác là tương đối) trong 8 tháng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cấu trúc năng suất cỏ trồng tại xã đồng cốc, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)