Những nghiên cứu về năng suất chất xanh

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cấu trúc năng suất cỏ trồng tại xã đồng cốc, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 43)

Sản lượng cỏ hòa thảo thay đổi nhiều tùy thuộc vào loài, vùng khí hậu và kỹ thuật canh tác. Đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố này tới năng suất cỏ hòa thảo, cụ thể:

* Giống cỏ khác nhau sẽ cho năng suất, sản lượng khác nhau.

Tại Samford, Queensland, sản lượng hàng năm của giống P. dilatatum

là 15.000 kg VCK (Davies, 1970) [40].

Tại Fiji sản lượng trung bình là 5.313 kg VCK/ha/năm với mức protein thô trong VCK là 9,9 % trong thời gian theo dõi 3 năm (Roberts, 1970) [50], tại Mỹ sản lượng cỏ này đạt từ 1.230 - 12.000 kg vật chất khô/ha/năm (Bennett, 1973) [36].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả nghiên cứu của CIAT, (1978) [39] tại Quilichao, Colombia, thì giống cỏ Brachiaria decumbens có thể đạt sản lượng chất khô trên 42.000 kg/ha/năm với thí nghiệm không có bón đạm, nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và đạm thấp.

Cỏ B. ruziziensis có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng đòi hỏi lượng phân bón cao. Sản lượng vật chất khô có thể đạt từ 10 - 20 tấn/ha/năm, tỷ lệ protein thô trong VCK từ 9 - 15 % (Schultze - Kraft., 1992) [52].

Cỏ B. brizantha cho sản lượng vật chất khô có thể rất khác nhau tùy theo đều kiện thâm canh, từ 8 - 20 tấn/ha/năm (Schultze- Kraft, 1992) [53].

Các kết quả nghiên cứu trong nước của Nguyễn Ngọc Hà và CS, (1985) [12]; (Nguyễn Ngọc Hà, 1995) [13]; (Khai và CS, 1995) [43] cho biết các giống cỏ hòa thảo trồng tại các vùng ở nước ta có sản lượng biến động rất lớn, lệ thuộc vào các yếu tố, như đất đai, chăm sóc, chế độ bón phân và độ dài của mùa khô. Sản lượng của các giống Brachiaria spp có thể biến động từ 5 - 30 tấn vật chất khô/ha/năm.

Theo Trương Tấn Khanh, (2003) [15] thì cỏ Brachiaria humidicola là cỏ chủ yếu sử dụng để chăn thả trên đồng cỏ lâu năm và để chống xói mòn đất, sản lượng vật chất khô đạt từ 7 - 33 tấn/ha/năm tùy theo khí hậu và đất đai.

Như vậy, các giống cỏ khác nhau có sản lượng chất xanh và vật chất khô khác nhau; Cùng một giống cỏ nhưng trồng ở các vị trí địa lý khác nhau cũng cho năng suất khác nhau.

* Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng cỏ

Cỏ sống ở các điều kiện khác nhau thì yếu tố khí hậu là nhân tố thường hạn chế tới sản lượng của cỏ. Đối với các vùng lạnh và những vùng khan hiếm nước, thì yếu tố hạn chế về năng suất chính là nước. Do vậy, đã không ít những nghiên cứu về mùa vụ và nước tưới ảnh hưởng tới sản lượng của cỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cỏ Pangola ở Beerwah, nam Queensland, với tổng lượng mưa hàng năm 1.075 mm, có sản lượng trung bình là 10.565 kg/ha/năm, khi cỏ được bón phân đầy đủ (Evans, 1967) [41] đã đạt năng suất 113 kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa hè, nhưng chỉ đạt 2,25 kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa đông mặc dù cùng một chế độ bón phân. Tại phía bắc Queensland với lượng mưa lớn hơn và được bón 220 kg N, 22 kg P2O5 và 55 kg K2O/ha/năm thì sản lượng của giống cỏ này đã đạt 28.282 kg vất chất khô/ha/năm.

Tại Cuba, Pérez (Infante, 1970) [47]; (Bogdan, 1977) [37] thu được sản lượng trung bình hàng năm của cỏ Amphilophis pertusa (L.) là 15.000 kg VCK/ha, trong đó 40% được sản xuất trong mùa khô dưới điều kiện tưới bằng hệ thống phun mưa.

Sản lượng trung bình của cỏ Nadi blue ở Sigatoka, Fiji là 22.725 kg/ha/năm (Roberts, 1970) [50] [51] Sản lượng vật chất khô trung bình của cỏ Nadi là 11.500 kg/ha/năm trong năm 1971 - 1972 và trong đó 31% sản lượng đạt được ở trong mùa khô năm 1972 (Partridge, 1979) [46].

Cỏ Echinochloa scabra đạt sản lượng 4.000 kg vật chất khô/ha ở cỏ non sinh trưởng, 13.000 kg vật chất khô/ha ở cỏ đã thành thục, 150 kg vật chất khô/ha trong 30 ngày tái sinh ở trong mùa khô, nhưng năng suất tăng nhanh khi được tưới nước đầy đủ, đạt 2.500 kg VCK/ha sau 30 ngày tái sinh (Boudet, 1975) [38].

Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy, cùng một giống cỏ, sản lượng của chúng cũng thay đổi theo mùa vụ và sản lượng trong mùa khô là thấp hơn rõ rệt, đồng thời đòi hỏi phải tưới nước trong thời gian này thì cỏ mới cho sản lượng cao.

Tóm lại chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong cuốc sống của con người, chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt và sữa, người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ta đã đầu tư nhiều công sức vào nghiên cứu nguồn thức ăn. Ngoài các thảm cỏ tự nhiên người ta đã nghiên cứu tạo ra các đồng cỏ trồng với nhiều loài cỏ có năng suất và chất lượng tốt. Tuy nhiên với từng vùng khí hậu và đất đai khác nhau sẽ có tập đoàn cỏ thích hợp khác nhau, nhu cầu chăm sóc, thu hái, bảo quản khác nhau. Vì vậy nghiên cứu về đồng cỏ sẽ ngày càng phát triển với nhu cầu ngày càng tăng thịt sữa cho con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cấu trúc năng suất cỏ trồng tại xã đồng cốc, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)