Cỏ lông Para (Brachiaria mutica)

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cấu trúc năng suất cỏ trồng tại xã đồng cốc, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 37 - 106)

1.3.2.1. Nguồn gốc

Cỏ lông Para có nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brasil), châu Phi và có nhiều ở các nước nhiệt đới, được đưa vào Australia năm 1980, vào nước ta ở Nam Bộ năm 1875, Trung bộ năm 1930 rồi sau đó ra Bắc Bộ. Hiện nay được sử dụng ở nhiều nơi và là một trong các loại cỏ hòa thảo tốt ở nước ta.

1.3.2.2. Đặc điểm sinh vật học

Cỏ lông Para là loại cỏ lâu năm, thân có chiều hướng bò, có thể cao tới 1,5m. Thân và lá đều có lông ngắn. Thân cứng, to, rỗng ruột, đốt dài 10 - 15cm, mắt hai đầu đốt có màu trắng xanh, các mắt ở đốt có khả năng đâm chồi và ra rễ dài, lá dài đầu nhọn như hình tim ở gốc. Bẹ lá dài, lưỡi bẹ ngắn. Ivan Beliuchenko (1971 - 1972) khi theo dõi bộ rễ cho biết chúng không phát triển quá độ sâu 75cm và so với các bộ rễ khác phát triển ở độ sâu tương đương thì trọng lượng và thể tích đứng hàng cuối (226g và 436cm3

).

1.3.2.3. Đặc điểm sinh thái học

Cỏ lông Para là cỏ sinh trưởng trong mùa hè, thuộc cỏ lâu năm. Nhiệt độ trung bình thích hợp 210

C (Russell và Webb, 1976). Nó có thể sinh trưởng ở những vùng cao tới 1000m so với mực nước biển. Thích hợp với những nơi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có lượng mưa cao, nhưng có thể tồn tại ở những nơi có lượng mưa thấp 500mm/năm. Phát triển mạnh ở chỗ đất bùn lầy, chịu được ngập nước (tới 60cm). Có thể sinh trưởng ở đất đỏ, đất mặn, đất phèn…nhưng ưa đất phù sa, đồng bằng. Para là cây cỏ nửa nước, nửa cạn và có thể sống được cả ở những nơi nước chảy.

1.3.2.4. Tính năng sản suất

Năng suất cỏ thay đổi nhiều theo thời gian sinh trưởng, mùa vụ và tính chất đất đai. Năng suất xanh của cỏ lông Para đạt 70 - 80 tấn/ha/năm. Có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt (Havard – Duclos, 1969).

Bảng 1.6. Năng suất cỏ lông Para thay đổi theo tuổi thu hoạch

Tuổi, Năng suất 4 tuần 6 tuần 8 tuần

Tấn CK/ha 11,5 14,4 17,1 ± 0,72

(Nguồn: Viện chăn nuôi, 1976)

1.3.2.5. Sử dụng

Cỏ lông Para không chịu được dẫm đạp do vậy chỉ nên trồng để thu cắt làm thức ăn xanh cho ăn tại chuồng hay ủ chua hoặc dùng để chăn thả gia súc luân phiên, cắt lứa đầu 45 - 60 ngày sau khi gieo, các lứa cắt sau cắt cách nhau 30 - 35 ngày , cắt 5 - 10 cm cách mặt đất. Cỏ trồng 1 lần có thể sử dụng đến 4 - 5 năm. Cỏ cạnh tranh rất khỏe với cỏ dại mọc lan trên mặt nước (Lê Đức Ngoan và cs, 2006) [19].

1.4. Cơ sở đánh giá chất lƣợng các giống cỏ

Chất lượng của các giống cỏ được đánh giá bằng thành phần hóa học có trong giống cỏ đó (Nguyến văn Thưởng và L.S.Sumilin, 1992). Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống cây trồng, điều kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác và giai đoạn sinh trưởng. Đây là một chỉ tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hết sức quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu đánh giá một giống cây thức ăn, trên cơ sở đó giúp các nhà chăn nuôi tính toán khẩu phần ăn cho gia súc một cách hợp lý, tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt cho gia súc.

Trong thực tế để đánh giá chất lượng các giống cỏ người ta thường tập trung chủ yếu vào 4 chỉ tiêu đó là: Vật chất khô (VCK), Protein, đường và chất xơ.

Một giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất cao, phần trăm vật chất khô, protein, đường cao, tỷ lệ xơ trong thức ăn thấp, tỷ lệ lá/thân cao, trong đó chỉ tiêu protein được chú ý hơn cả.

Trong thực tế khi chăn thả bình thường giá trị thức ăn cao nhất trong thời gian đầu khi cỏ mọc nhanh ra nhiều lá mới, giá trị thức ăn thường giảm khi cỏ bắt đầu đâm bông và tiếp tục giảm khi cỏ càng già. Khi chăn thả liên tục theo những khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau, giá trị dinh dưỡng của cỏ có thể ở mức tương đối cao nhưng như vậy năng suất bị giảm đi nhiều.

1.5. Những nghiên cứu về năng suất chất xanh

Sản lượng cỏ hòa thảo thay đổi nhiều tùy thuộc vào loài, vùng khí hậu và kỹ thuật canh tác. Đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố này tới năng suất cỏ hòa thảo, cụ thể:

* Giống cỏ khác nhau sẽ cho năng suất, sản lượng khác nhau.

Tại Samford, Queensland, sản lượng hàng năm của giống P. dilatatum

là 15.000 kg VCK (Davies, 1970) [40].

Tại Fiji sản lượng trung bình là 5.313 kg VCK/ha/năm với mức protein thô trong VCK là 9,9 % trong thời gian theo dõi 3 năm (Roberts, 1970) [50], tại Mỹ sản lượng cỏ này đạt từ 1.230 - 12.000 kg vật chất khô/ha/năm (Bennett, 1973) [36].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả nghiên cứu của CIAT, (1978) [39] tại Quilichao, Colombia, thì giống cỏ Brachiaria decumbens có thể đạt sản lượng chất khô trên 42.000 kg/ha/năm với thí nghiệm không có bón đạm, nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và đạm thấp.

Cỏ B. ruziziensis có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng đòi hỏi lượng phân bón cao. Sản lượng vật chất khô có thể đạt từ 10 - 20 tấn/ha/năm, tỷ lệ protein thô trong VCK từ 9 - 15 % (Schultze - Kraft., 1992) [52].

Cỏ B. brizantha cho sản lượng vật chất khô có thể rất khác nhau tùy theo đều kiện thâm canh, từ 8 - 20 tấn/ha/năm (Schultze- Kraft, 1992) [53].

Các kết quả nghiên cứu trong nước của Nguyễn Ngọc Hà và CS, (1985) [12]; (Nguyễn Ngọc Hà, 1995) [13]; (Khai và CS, 1995) [43] cho biết các giống cỏ hòa thảo trồng tại các vùng ở nước ta có sản lượng biến động rất lớn, lệ thuộc vào các yếu tố, như đất đai, chăm sóc, chế độ bón phân và độ dài của mùa khô. Sản lượng của các giống Brachiaria spp có thể biến động từ 5 - 30 tấn vật chất khô/ha/năm.

Theo Trương Tấn Khanh, (2003) [15] thì cỏ Brachiaria humidicola là cỏ chủ yếu sử dụng để chăn thả trên đồng cỏ lâu năm và để chống xói mòn đất, sản lượng vật chất khô đạt từ 7 - 33 tấn/ha/năm tùy theo khí hậu và đất đai.

Như vậy, các giống cỏ khác nhau có sản lượng chất xanh và vật chất khô khác nhau; Cùng một giống cỏ nhưng trồng ở các vị trí địa lý khác nhau cũng cho năng suất khác nhau.

* Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng cỏ

Cỏ sống ở các điều kiện khác nhau thì yếu tố khí hậu là nhân tố thường hạn chế tới sản lượng của cỏ. Đối với các vùng lạnh và những vùng khan hiếm nước, thì yếu tố hạn chế về năng suất chính là nước. Do vậy, đã không ít những nghiên cứu về mùa vụ và nước tưới ảnh hưởng tới sản lượng của cỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cỏ Pangola ở Beerwah, nam Queensland, với tổng lượng mưa hàng năm 1.075 mm, có sản lượng trung bình là 10.565 kg/ha/năm, khi cỏ được bón phân đầy đủ (Evans, 1967) [41] đã đạt năng suất 113 kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa hè, nhưng chỉ đạt 2,25 kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa đông mặc dù cùng một chế độ bón phân. Tại phía bắc Queensland với lượng mưa lớn hơn và được bón 220 kg N, 22 kg P2O5 và 55 kg K2O/ha/năm thì sản lượng của giống cỏ này đã đạt 28.282 kg vất chất khô/ha/năm.

Tại Cuba, Pérez (Infante, 1970) [47]; (Bogdan, 1977) [37] thu được sản lượng trung bình hàng năm của cỏ Amphilophis pertusa (L.) là 15.000 kg VCK/ha, trong đó 40% được sản xuất trong mùa khô dưới điều kiện tưới bằng hệ thống phun mưa.

Sản lượng trung bình của cỏ Nadi blue ở Sigatoka, Fiji là 22.725 kg/ha/năm (Roberts, 1970) [50] [51] Sản lượng vật chất khô trung bình của cỏ Nadi là 11.500 kg/ha/năm trong năm 1971 - 1972 và trong đó 31% sản lượng đạt được ở trong mùa khô năm 1972 (Partridge, 1979) [46].

Cỏ Echinochloa scabra đạt sản lượng 4.000 kg vật chất khô/ha ở cỏ non sinh trưởng, 13.000 kg vật chất khô/ha ở cỏ đã thành thục, 150 kg vật chất khô/ha trong 30 ngày tái sinh ở trong mùa khô, nhưng năng suất tăng nhanh khi được tưới nước đầy đủ, đạt 2.500 kg VCK/ha sau 30 ngày tái sinh (Boudet, 1975) [38].

Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy, cùng một giống cỏ, sản lượng của chúng cũng thay đổi theo mùa vụ và sản lượng trong mùa khô là thấp hơn rõ rệt, đồng thời đòi hỏi phải tưới nước trong thời gian này thì cỏ mới cho sản lượng cao.

Tóm lại chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong cuốc sống của con người, chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt và sữa, người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ta đã đầu tư nhiều công sức vào nghiên cứu nguồn thức ăn. Ngoài các thảm cỏ tự nhiên người ta đã nghiên cứu tạo ra các đồng cỏ trồng với nhiều loài cỏ có năng suất và chất lượng tốt. Tuy nhiên với từng vùng khí hậu và đất đai khác nhau sẽ có tập đoàn cỏ thích hợp khác nhau, nhu cầu chăm sóc, thu hái, bảo quản khác nhau. Vì vậy nghiên cứu về đồng cỏ sẽ ngày càng phát triển với nhu cầu ngày càng tăng thịt sữa cho con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Lục Ngạn là huyện trung du miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Có toạ độ: từ 210 16’ 00” - 210 34’ 40” vĩ độ Bắc và 1060 26’ 30” - 106 26’ 30” kinh độ Đông. Có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng và huyện Chi Lăng của tỉnh Lạng Sơn. - Phía Đông giáp huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang và huyện Lộc Bình của tỉnh Lạng Sơn.

- Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.

Thị trấn Chũ là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của huyện nằm cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông, cách Hà Nội 90 km về phía Đông Bắc và cách cửa khẩu Lạng Sơn 120 km về phía Nam.

Lục Ngạn có tổng diện tích tự nhiên là 101.728,20 ha với 30 đơn vị hành chính được chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng thấp gồm 17 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 12 xã.

Đồng Cốc là xã vùng cao của huyện có tổng diện tích tự nhiên: 1.833,19ha, cách trung tâm huyện Lục Ngạn 15 km về phía Đông, gồm 13 thôn với tổng số dân là 5412 người. Xã có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp xã Phì Điền - Tân Hoa - Phía Đông giáp xã Phú Nhuận - Tân Hoa - Phía Nam giáp xã Tân Lập - Phú Nhuận - Phía Tây giáp xã Tân Quang - Tân Lập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.2. Địa hình, địa mạo

Lục Ngạn là một bồn địa được bao bọc bởi 2 dải núi lớn là Bảo Đài ở phía Bắc và Yên Tử, Huyền Định ở phía Nam và Đông Nam. Địa hình chia thành 2 vùng rõ rệt là vùng cao và vùng thấp.

Vùng thấp bao gồm những dãy đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng có độ cao trung bình từ 100 - 150m so với mực nước biển, độ dốc < 200, rất thuận lợi cho phát triển cây ăn quả và chăn nuôi, đặc biệt là xây dựng những mô hình vườn ao chuồng, đồi rừng, trang trại lâm nghiệp…

Vùng cao bao gồm những dãy núi có độ dốc trung bình từ 25 - 300, độ cao trung bình > 300m so với mực nước biển. Vùng này diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, có thể dùng cho sản xuất chăn nuôi gia súc đặc biệt là gia súc nhai lại hoặc kinh doanh rừng trồng.

Vì vậy, có thể nói Lục Ngạn có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế nông lâm nghiệp.

Đồng Cốc là xã miền núi tuy nhiên địa hình của xã khá bằng phẳng nhiều đồi núi thấp lượn sóng, địa hình không bị chia cắt phức tạp. Đây cũng là địa phương có tiềm năng trong phát triển sản xuất chăn nuôi.

2.1.3. Đặc điểm thổ nhƣỡng

Đất Lục Ngạn phát triển trên 3 loại đá mẹ chủ yếu là: sa thạch, phiến thạch và phấn xa đã hình thành nên các loại đất khác nhau nhưng chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ và nâu xám. Thành phần cơ giới từ trung bình đến sét nặng, có kết cấu viên, độ xốp lớp đất mặt từ 50 - 70%, khả năng thấm và giữ nước trung bình, hàm lượng mùn trong đất khoảng 4%, đạm từ 0,01 - 0,4%, rất thích hợp cho các loài cây ăn quả và nhiều cây trồng khác. Tuy nhiên, do có độ dốc tương đối lớn kiểu bát úp nên cần phải chú ý đến những biện pháp chống xói mòn và rửa trôi đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra, còn có diện tích nhỏ đất phù sa được bồi tụ hàng năm ở ven sông, suối được người dân thai thác sử dụng trồng lúa nước, hoa màu và cây ăn quả.

Với tiềm năng đất đai lớn như vậy, Lục Ngạn phù hợp cho sản xuất cây ăn quả, chăn nuôi và lâm nghiệp.

2.1.4. Khí hậu thủy văn

Theo số liệu của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Lục Ngạn (bảng 2.1), thời tiết khí hậu khu vực huyện Lục Ngạn năm 2012 như sau:

Nhiệt độ trung bình năm là 23,70C, nhiệt độ cao nhất tập trung vào tháng 4, 5, 6, 7, 8 nhiệt độ thấp nhất tập trung vào tháng 12 và tháng 1, 2 của năm sau. Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,58%. Số giờ nắng bình quân trong năm 1.110 giờ, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9. Tổng lượng mưa cả năm: 1.200 mm, chủ yếu vào tháng 7, 8, 9. Tổng lượng bốc hơi: 781,6 mm nhiều nhất vào tháng 4 và 5, ít nhất vào tháng 1và 2.

Lục Ngạn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ khá rõ nét với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài và lạnh về mùa đông. Với khí hậu đa dạng như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên lượng mưa lớn về mùa hè làm cho nhiều nơi bị xói mòn, lở đất. Mùa đông rét đậm rét hại không có lợi cho cây trồng và vật nuôi… điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.1. Đặc điểm khí hậu huyên Lục Ngạn năm 2012

Tháng Nhiệt độ TB 0 C Nhiệt độ cao nhất (0C) Nhiệt độ thấp nhất (0C) Độ ẩm không khí TB (%) Tổng số giờ nắng (giờ) Tổng lƣợng mƣa (mm) Tổng lƣợng bốc hơi (mm) 1 13,9 26,5 7,0 85 9,3 47,7 33,9 2 15,7 28,4 8,5 84 15,3 14,1 38,4 3 20,1 30,9 11,5 84 19,0 25,9 49,5 4 26,1 36,6 17,4 80 109,9 54,6 83,7 5 28,6 39,7 22,5 80 102,1 76,6 92,6 6 29,4 37,3 24,4 83 108,0 115,6 75,0 7 29,9 37,7 23,8 84 160,1 212,5 72,5 8 28,4 37,1 23,2 84 185,5 311,9 69,2 9 26,9 35,0 19,0 82 145,5 132,2 77,3 10 25,6 33,9 19,8 80 122,9 129,3 79,6 11 22,3 32,8 14,3 83 85,6 25,3 56,1 12 17,9 30,4 10,8 82 47,7 54,9 53,8 Tổng 284,8 406 202,2 991 1110,9 1200,6 718,6 TB 23,7 33,8 16,8 82,5 92,6 100 65,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồng cốc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến cấu trúc năng suất cỏ trồng tại xã đồng cốc, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 37 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)