Sau khi kiểm tra, chúng tôi tiến hành chấm bài, kết quả thu được:
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Đáp án E – Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 Câu 2: Đáp án B – 2 đợt tiến công
Câu 3: Đáp án C – Nói về ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Qua kiểm tra nhận thức kiến thức học sinh, chúng tôi có bảng tổng hợp sau:
Qua bảng điều tra về kiến thức lịch sử đạt được của học sinh sau khi học xong tiết học có và không có vận dụng thơ Tố Hữu vào giảng dạy lịch sử, chúng ta thấy: tỉ lệ học sinh khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Cụ thể: lớp thực nghiệm có 23% học sinh đạt điểm giỏi trong khi lớp đối chứng chỉ có 11%; tương tự với học sinh đạt điểm khá, lớp thực nghiệm đạt 44% số học sinh còn lớp đối chứng chỉ 28%. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình và điểm yếu của lớp đối chứng lại cao hơn so với lớp thực nghiệm.
Bên cạnh kiểm tra nhận thức kiến thức, chúng tôi tiến hành điều tra tâm lí học sinh, kết quả thu được như sau:
Lớp Số HS Hứng thú Rất hứng thú Bình thường
Lớp thực nghiệm 42 46% 30% 24%
Lớp đối chứng 47 30% 20% 50%
Qua bảng điều tra trên, chúng ta thấy hứng thú học tập bộ môn của học sinh được nâng cao sau khi được áp dụng giáo án thực nghiệm với nội dung và phương pháp kết hợp sử dụng thơ Tố Hữu. Cụ thể: Ở lớp thực nghiệm so với lớp
43Lớp Số Lớp Số HS HS giỏi (9-10 điểm) HS khá (7 -8 điểm) HS trung bình (5-6 điểm) HS yếu (< 5 điểm) Lớp thực nghiệm 42 23% 44% 30% 3% Lớp đối chứng 47 11% 28% 56% 5%
không thực nghiệm, số lượng học sinh hứng thú và rất hứng thú cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Số lượng học sinh thấy hứng thú ở lớp thực nghiệm đạt 46% và 30% thấy rất hứng thú, còn tỉ lệ hứng thú ở lớp đối chứng chỉ đạt 30% và rất hứng thú là 20%. Trong khi đó, tỉ lệ học sinh cảm thấy bình thường ở lớp đối chứng cao hơn rất nhiều so với lớp thực nghiệm: 50% so với 24% của lớp thực nghiệm.
Như vậy, thông qua dạy học thực nghiệm và phiếu điều tra, chúng ta thấy được hứng thú học tập bộ môn và sự tiến bộ trong nhận thức kiến thức của học sinh được nâng cao một cách rõ rệt. Đây là một kết quả chứng minh tính khả thi của biện pháp này vào giảng dạy lịch sử ở trường THPT hiện nay.
Tiểu kết chương 2
Như vậy, nội dung lịch sử Việt Nam nói chung, bài 20 “Cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)” nói riêng có
nhiều nội dung liên quan mật thiết với nội dung thơ Tố Hữu. Việc kết hợp sử dụng thơ Tố Hữu vào dạy học lịch sử sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập lịch sử ở trường phổ thông hiện nay mà trước nhất là tác động tới hứng thú học tập của học sinh. Với ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh, ngôn từ trong sáng sẽ tác dụng đến tư duy, tình cảm của học sinh.
Bằng việc kết hợp thơ Tố Hữu với những phương pháp dạy học hiệu quả khác, bài giảng của giáo viên phong phú hơn, kiến thức lịch sử được truyền đạt đơn giản và học sinh dễ nắm được, từ đó học sinh sẽ hứng thú trong học tập bộ môn.
KẾT LUẬN
Thơ Tố Hữu là một trong những nguồn tài liệu văn học và cũng là một kênh thông tin vô cùng quan trọng giúp cho quá trình nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử diễn ra được nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Thông qua những sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử được phản ánh, kiến thức lịch sử trở nên sinh động và cụ thể hơn.
Trong dạy học lịch sử, việc sử dụng thơ Tố Hữu có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp học sinh nắm vững được kiến thức lịch sử một cách sâu sắc, toàn diện. Việc sử dụng này giúp tránh được tình trạng rời rạc, tản mạn và hiện đại hóa lịch sử của học sinh. Tính hệ thống của các tri thức lịch sử ấy giúp phân tích các sự
kiện, tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự phát triển của lịch sử. Mặt khác, sử dụng thơ Tố Hữu trong dạy học lịch sử còn góp phần tác động tích cực đến mặt tâm lí, xúc cảm của học sinh, làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động, thu hút được sự tập trung chú ý của các em.
Đối với người giáo viên dạy sử, tài liệu thơ Tố Hữu là một nguồn tài liệu quý giá nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả bài học bộ môn. Tuy vậy, khi vận dụng biện pháp này vào quá trình dạy học, giáo viên không sử dụng một cách tùy tiện, đơn giản trong việc minh họa kiến thức mà cần kết hợp các biện pháp sư phạm khác như kết hợp thơ để tái hiện quá khứ lịch sử, kết hợp biện pháp trình bày miệng để gây hứng thú học tập, sử dụng cùng đồ dùng trực quan, kết hợp câu hỏi có vấn đề, câu hỏi kiểm tra nhận thức học sinh… Thông qua kết hợp các phương pháp dạy học này, hiệu quả của biện pháp sử dụng thơ Tố Hữu trong dạy học lịch sử mới được nâng cao, trước tiên sẽ tạo được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
Từ lí luận và đặc biệt thông qua kết quả thực nghiệm ở trường THPT, chúng tôi thấy được tầm quan trọng và tính khả thi của biện pháp sử dụng thơ Tố Hữu trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, muốn sử dụng biện pháp dạy học này với các phương pháp nêu trên, giáo viên cần phải có kiến thức lịch sử sâu rộng và nắm được các nội dung, chương trình bộ môn được giảng dạy ở trường phổ thông. Đồng thời phải có nguồn tài liệu thơ Tố Hữu phong phú nhằm vận dụng linh hoạt vào mỗi kiến thức lịch sử cụ thể. Mặt khác, giáo viên phải có kỹ năng nghiệp vụ tốt kết hợp với nhiều phương pháp dạy học hiệu quả khác nhau để làm giờ học có sức cuốn hút, hấp dẫn; trong đó, điều quan trọng hơn là sự nhiệt huyết với nghề của giáo viên, với bộ môn mình giảng dạy, vì đây là nghề vinh quang nhưng không kém phần khó khăn, đòi hỏi mỗi người giáo viên phải tự tu dưỡng, rèn luyện.