Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học Sử dụng thơ Tố Hữu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh qua dạy học bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)” lớp 12 THPT chương trình chuẩn (Trang 41 - 43)

- Nội dung:

+ Chúng tôi chuẩn bị 2 giáo án khác nhau: Giáo án thực nghiệm có sử dụng thơ Tố Hữu và giáo án đối chứng không sử dụng thơ Tố Hữu vào dạy học lịch sử.

+ Lớp tiến hành: Chúng tôi chọn 2 lớp có số lượng học sinh và trình độ nhận thức tương đương nhau: lớp 12A5 (42 học sinh), lớp 12A6 (44 học sinh).

+ Bài thực nghiệm: Tiết 2 bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống

thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)”

+ Sau khi dạy xong, để đánh giá kết quả cuối cùng, chúng tôi tiến hành kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh bằng bài kiểm tra 10 phút cuối tiết. Câu hỏi kiểm tra ở 2 lớp có nội dung giống nhau.

+ Tiêu chuẩn đánh giá: Học sinh lựa chọn câu trả lời đúng trong câu hỏi trắc nghiệm.

Điểm tối đa là 10 điểm, trong đó: điểm giỏi (9 – 10), điểm khá (7 – 8), điểm trung bình (5 – 6), điểm yếu (< 5).

- Phương pháp:

Được sự giúp đỡ của thầy hiệu trưởng và các thầy cô giáo lịch sử ở trường THPT Xuân Mai, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp có trình độ tương đương nhau:

+ Lớp 12A5 (lớp thực nghiệm): Dạy học áp dụng giáo án thực nghiệm với nội dung và phương pháp sử dụng thơ Tố Hữu trong việc gây hứng thú cho học sinh.

+ Lớp 12A6 (lớp đối chứng): Dạy học không áp dụng giáo án thực nghiệm.

Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra 10 phút, cụ thể đề kiểm tra:

Tên học sinh:……….

Trường:……….

Lớp:………

Phần điều tra về tâm lí học sinh sau tiết học:

Câu 1. Em có cảm nhận gì sau tiết học này? A. Hứng thú

B. Rất hứng thú C. Bình thường

Câu 2. Em có suy nghĩ gì về việc sử dụng thơ Tố Hữu vào DHLS ở trường THPT?

A. Rất cần thiết trong việc gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử B. Rất cần được sử dụng rộng rãi để học sinh hứng thú học tập và

chất lượng bộ môn được cải thiện hơn

C. Không cần thiết phải sử dụng, quan trọng vẫn là kiến thức lịch sử D. Ý kiến khác

Phần câu hỏi trắc nghiệm kiến thức:

Câu 1. Những câu thơ sau của Tố Hữu nói về sự kiện lịch sử nào của nước ta?

“Nghe pháo ta lừng lẫy thét gầm

Nghe trưa nay, sáng tháng năm mồng bảy Trên đầu bay, thác lửa hờn căm!

Trông: Bốn mặt, lũy hầm sụp đổ Tướng quân bay lố nhố cờ hàng Trông: Chúng ta cờ đỏ sao vàng Rực trời đất Điện Biên toàn thắng!”

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

A.Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

B.Chính phủ và trung ương Đảng rời Việt Bắc về thủ đô Hà Nội C. Hà Nội được giải phóng

D. Đất nước hoàn toàn thống nhất xuân 1975

Câu 2. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra làm mấy đợt tiến công? A. 2 đợt tiến công

B. 3 đợt tiến công C. 4 đợt tiến công D. 5 đợt tiến công

Câu 3. Những câu thơ sau của nhà thơ Tố Hữu nói về điều gì của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954?

“Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp”

(Ta đi tới) A. Nói tới diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ

B. Nói tới nguyên nhân của chiến thắng Điện Biên Phủ C. Nói về ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ D. Nói tới kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học Sử dụng thơ Tố Hữu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh qua dạy học bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)” lớp 12 THPT chương trình chuẩn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w