Kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh giúp “giáo viên hiểu rõ việc
học tập của học sinh, có cơ sở thực tế để đánh giá kết quả học tập của các em và phát hiện những thiếu sót trong kiến thức, kỹ năng để kịp thời sửa chữa, bổ sung. Nó góp phần củng cố những kiến thức đã học của học sinh. Đồng thời, qua kiểm tra đánh giá, học sinh cũng tự khẳng định được mình. Mặt khác, qua kiểm tra đánh giá, giáo viên tự đánh giá kết quả công tác giảng dạy của bản thân, thấy được những thành công và những vấn đề cần rút kinh nghiệm”[24;tr.161]. Để kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh, giáo viên sử
dụng biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và đây là công tác quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử của giáo viên.
Việc sử dụng thơ Tố Hữu để kiểm tra đánh giá hoạt động nhận thức của học sinh có thể được tiến hành với nhiều hình thức: sử dụng câu hỏi trả lời nhanh, đưa bài tập, sử dụng đề kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm kiến thức…
Ví dụ, sau khi học xong tiết 2 bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)”, để kiểm tra nhận thức của học sinh,
giáo viên nêu câu hỏi:
“Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Những bàn tay xẻ núi, lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện Và những chị, những anh, ngày đêm ra tiền tuyến
Mấy tầng mây, gió lớn mưa to”
(Hoan hô chiến sĩ Điên Biên)[38;tr.86]
Bằng kiến thức đã học và qua đoạn thơ trên, em hãy cho biết nhà thơ Tố Hữu muốn nói lên điều gì?”
Học sinh dựa vào những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Sử dụng đoạn thơ như vậy sẽ làm cho học sinh cảm thấy rất hứng thú với câu hỏi giáo viên đặt ra và kích thích các em tích cực nghiên cứu, phát huy trí nhớ, khả năng phân tích, đánh giá để tìm câu trả lời, nâng cao hiệu quả việc kiểm tra đánh giá ở các em.
Ngoài sử dụng để kiểm tra nhanh, giáo viên có thể kết hợp dạng câu hỏi đó vào câu hỏi tự luận kiểm tra 1 tiết, tuy nhiên mức độ yêu cầu nhận thức sẽ
cao hơn. Ví dụ, cùng đoạn thơ trên, để dùng làm câu hỏi tự luận, giáo viên sẽ đưa ra câu hỏi sau: “Bằng kiến thức lịch sử đã học và qua đoạn thơ, em hãy
phân tích tinh thần chi viện của nhân dân; qua đó đánh giá vai trò của công tác chi viện đối với chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta?”.
Kiểm tra nhận thức học tập của học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm có tác dụng rất lớn trong việc gây hứng thú và phát huy tính tích cực học tập của học sinh, vì vậy, giáo viên có thể kết hợp thơ Tố Hữu với hình thức câu hỏi này để đánh giá học sinh. Ví dụ, cũng để kiểm tra nhận thức của học sinh trong bài này, giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm:
“Những câu thơ sau của Tố Hữu nói về sự kiện lịch sử nào của nước ta? Nghe trưa nay sáng tháng năm mồng bảy
Trên đầu bay, thác lửa hờn căm! Trông: Bốn mặt, lũy hầm sụp đổ Tướng quân bay lố nhố cờ hàng Trông: Chúng ta cờ đỏ sao vàng Rực đất trời Điện Biên toàn thắng!
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)[38;tr.86]
A. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
C. Hà nội được giải phóng
D. Đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1975”
Tóm lại, việc sử dụng thơ Tố Hữu để kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh nên tiến hành thường xuyên tùy theo mục đích kiểm tra và đối tượng học sinh. Hình thức kiểm tra của giáo viên có thể đa dạng và phong phú.