Sử dụng thơ Tố Hữu như một nguồn kiến thức để tái hiện quá khứ lịch sử cho học sinh

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học Sử dụng thơ Tố Hữu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh qua dạy học bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)” lớp 12 THPT chương trình chuẩn (Trang 30 - 31)

sử cho học sinh

Lịch sử là quá khứ và người ta không thể trực tiếp quan sát mà chỉ có thể nhận thức nó thông qua các tài liệu được lưu giữ lại. Vì vậy, việc giảng dạy của giáo viên và lĩnh hội của học sinh có nhiều khó khăn. Điều này gây ra tình trạng khó tiếp thu kiến thức, từ đó dẫn tới việc các em chán học, sợ học lịch sử. Chính vì vậy, để kéo quá khứ về gần với nhận thức của các em, giáo viên phải tái hiện lại một cách chân thực hiện thực lịch sử và muốn học sinh hứng thú, giáo viên phải tái hiện lịch sử một cách sinh động.

Thơ Tố Hữu có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử bởi hiện thực lịch sử được phản ánh qua thơ ông rất chân thực, sinh động nhưng cũng rất gần gũi. Ta thấy, kiến thức trong SGK lịch sử Việt Nam nói chung cũng như bài 20

“Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)” nói

riêng đều mang tính cơ bản, không có phân tích nhiều. Do vậy, nhiệm vụ của giáo viên khi giảng dạy bài cần cụ thể hóa kiến thức, tái hiện lại hiện thực lịch sử một cách sinh động để học sinh hiểu rõ hơn vấn đề. Nếu giáo viên không sử dụng tài liệu tham khảo để làm rõ những kiến thức này thì học sinh không hiểu sâu sắc sự kiện, hiện tượng lịch sử, các em khó nhớ kiến thức và khó hiểu bản chất của vấn đề.

Ví dụ, để nói về tinh thần quyết chiến đấu, không ngại hi sinh của các anh bộ đội cụ Hồ, giáo viên lấy hình ảnh của anh hùng Phan Đình Giót với hành động lấy thân mình cứu pháo khi giảng về công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ trong mục II – phần 2_“Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

(1954)”, giáo viên sử dụng câu thơ của Tố Hữu kết hợp câu hỏi “Em có biết câu thơ của Tố Hữu nói về anh hùng liệt sĩ nào? Qua tấm gương này Tố Hữu muốn thể hiện điều gì?”:

“Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm”

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)[38;tr.85] Hai câu thơ trên có tác động rất lớn đối với học sinh khi Tố Hữu khắc họa chân thực hành động xả thân vì Tổ quốc của các anh bộ đội, đồng thời tái hiện

sinh động công tác chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử này của Đảng và nhân dân ta. Qua đó, học sinh sẽ thấy được quyết tâm chiến thắng giặc và một thời kì với khí thế “Tất cả cho chiến trường”.

Sử dụng đoạn thơ kết hợp với câu hỏi phù hợp sẽ giúp các em được kích thích hơn trong việc trả lời câu hỏi, phát huy trí nhớ, khả năng phân tích, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử ở các em.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học Sử dụng thơ Tố Hữu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh qua dạy học bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)” lớp 12 THPT chương trình chuẩn (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w