cho học sinh trong bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)”
Với vai trò và ý nghĩa quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường THPT, thơ Tố Hữu có thể được sử dụng rất nhiều trong việc gây hứng thú học tập lịch sử cho các em bằng cách cụ thể hóa, bổ sung, củng cố thêm kiến thức từ đó tạo biểu tượng sự kiện, nhân vật lịch sử. Tuy nhiên, không thể sử dụng tràn lan, máy móc, công thức thơ Tố Hữu vào bài giảng vì sẽ gây ra hiệu ứng ngược đối với học sinh. Vì vậy, để tránh tình trạng trên cũng như đảm bảo thời lượng một tiết học lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên phải chọn lựa nội dung kiến thức lịch sử phù hợp với thơ Tố Hữu.
Trong quá trình giảng dạy bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)”, giáo viên có thể và cần khai thác thơ Tố
Hữu vào các nội dung kiến thức sau:
Mục Thơ Tố Hữu Tập thơ Mục đích sử dụng Mục I “Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava” “Giặc lùng, giặc đốt xóm làng Xác xơ cây cỏ, tan hoang cửa nhà
Một vùng trắng bãi tha ma Lặng im, không một tiếng gà gáy
trưa”
(Bà má Hậu Giang)[38;tr.35]
Minh họa cho học sinh biết được tội ác dã man của giặc đối với nhân dân ta.
Mục II – phần 2_ “Chiến dịch lịch sử Điện Biên
“Giết giết quân xâm lược Mau xung phong! Xung phong! …
Ha ha! Bay phải chết Lũ tàn ác gian tham!”
(Giết giặc)[38;tr.49]
Đoạn thơ được sử dụng khi giáo viên giảng về nội dung thể hiện ý chí, quyết tâm giành độc lập tự do của Đảng và nhân dân ta.
“Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)[38;tr.85]
Nói tới tinh thần quyết chiến đấu, không ngại hy sinh của các anh bộ đội cụ Hồ.
“Dù bom đạn, xương tan thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)[38;tr.86]
Giáo viên xây dựng cho học sinh hình tượng người chiến sĩ cộng sản quyết hy sinh vì Tổ quốc. Từ đây, học sinh có thái độ đúng đắn trước sự hy sinh cao cả đó.
“Những bàn tay xẻ núi, lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện
Và những chị, những anh, ngày đêm ra tiền tuyến
Mấy tầng mây, gió lớn mưa ta”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)[38;tr.86]
Được sử dụng khi minh họa về công tác chi viện cho chiến trường Điện Biên của toàn Đảng, toàn dân ta.
“Nghe trưa nay, tháng năm mồng bảy …
Rực đất trời Điện Biên toàn thắng!”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)[38;tr.87]
Sử dụng đoạn thơ kết hợp tường thuật diễn biến trận Điện Biên Phủ nhằm tái hiện sinh động sự kiện lịch sử này.
“Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)[38;tr.86]
Cụ thể hóa các cứ điểm chính của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Mục III – phần 1_“Hội nghị Giơnevơ “Đồng chí Phạm Văn Đồng …
Anh sẽ nói: “Thực dân, phát xít” Đã tàn rồi!”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)[38;tr.88]
Miêu tả cho học sinh về cuộc đấu tranh gay go quyết liệt của ta tại Hội nghị Giơnevơ. Tin chiến thắng Điện Biên Phủ giúp vị thế của nước ta tại hội nghị được nâng cao.
Qua đây chúng ta thấy không phải nội dung kiến thức lịch sử nào cũng có thể sử dụng thơ Tố Hữu. Lựa chọn nội dung kiến thức lịch sử và thơ Tố Hữu phù hợp đảm bảo thời gian dạy học trên lớp và góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sưu tầm thơ Tố Hữu liên quan đến bài giảng của mình.