Khi sử dụng thơ trong dạy học lịch sử phải tuân thủ những nguyên tắc của lí luận dạy học nói chung và phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo nói riêng. Cần tránh việc sử dụng thơ chỉ để minh họa cho bài giảng, sử dụng một cách công thức, áp đặt, không phù hợp nội dung bài học làm cho bài giảng trở nên cứng nhắc, thiếu sinh động… vì thế sẽ không phát huy được tính độc lập tư duy của học sinh, không gây hứng thú cho các em đối với bài học.
Vì vậy, khi sử dụng thơ Tố Hữu vào dạy học lịch sử, cần phải tuân thủ một số yêu cầu mang tính nguyên tắc sau:
Thứ nhất, sử dụng tài liệu thơ Tố Hữu phải đảm bảo tính toàn diện: Lựa
chọn thơ Tố Hữu phải tương ứng với nội dung lịch sử trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự… Cần khắc phục tình trạng chỉ sử dụng thơ khi dạy học nội dung văn hóa, quân sự vì sẽ không thể đảm bảo được tính toàn diện của lịch sử.
Thứ hai, thơ đưa vào dạy học lịch sử phải đảm bảo tính chính xác, khoa học: Điều đó có nghĩa là lựa chọn thơ phải chú ý quan điểm của tác giả, hoàn
khoa học sẽ tránh được bệnh “hiện đại hóa” lịch sử hay xuyên tạc sai hiện thực lịch sử.
Thứ ba, phải đảm bảo tính hệ thống: Điều này đòi hỏi giáo viên phải sử
dụng thường xuyên thơ Tố Hữu trong công tác giảng dạy, nghiên cứu. Đồng thời, không chỉ sưu tầm thơ phục vụ cho giờ học nội khóa mà còn cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa về lịch sử.
Thứ tư, sử dụng tài liệu thơ Tố Hữu phải đảm bảo tính vừa sức với trình độ và tâm lí học sinh: Điều đó đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn tài liệu thơ cơ
bản, phù hợp thời gian, không quá khó hoặc quá dễ với trình độ nhận thức của học sinh. Tính vừa sức đối với học sinh còn thể hiện là giáo viên không nên trích đọc quá nhiều thơ vì sẽ làm “loãng” nội dung bài học lịch sử, phân tán sự chú ý của học sinh.
Thứ năm, ngôn ngữ khi trình bày thơ phải sinh động, hấp dẫn: Giáo viên phải sử dụng những bài thơ hay đoạn thơ có ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc. Đặc biệt, đặc trưng của thơ là rất giàu hình ảnh và cảm xúc nên khi sử dụng để trích dẫn trong dạy học lịch sử, giáo viên phải sử dụng ngôn ngữ sinh động, hấp dẫn.
Thứ sáu, phải tuân thủ các nguyên tắc dạy học và kết hợp các phương pháp dạy học khác: phương pháp trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan,
câu hỏi nêu vấn đề, nguyên tắc liên môn… nhưng phải đảm bảo dung lượng phương pháp và thời gian, giúp học sinh lĩnh hội một cách nhanh chóng, đầy đủ nhất, khoa học nhất, phát huy tính tích cực chủ động, phát triển tư duy cho học sinh.
Tóm lại, sử dụng thơ Tố Hữu vào dạy học lịch sử cần phải đảm bảo mục tiêu về kiến thức, thái độ, kỹ năng và phải đảm bảo giá trị thơ. Thông qua các đoạn thơ, bài thơ được trích dẫn, học sinh có thể tái hiện lại bức tranh quá khứ với những sự kiện chân thực, sống động, tăng hứng thú học tập cho học sinh.